Biện pháp về quản lí hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên của trường trung cấp kinh tế kỹ thuật cà mau (Trang 88 - 91)

7. Phương pháp luận nghiên cứu

3.2. Các biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên

3.2.4. Biện pháp về quản lí hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học

3.2.4.1. Mục tiêu, yêu cầu

Biện pháp này nhằm tạo mọi điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy và thúc đẩy NCKH của đội ngũ giáo viên.

3.2.4.2. Nội dung

* Sắp xếp và phân công lao động hợp lý trên cơ sở thống nhất kế hoạch giữa phòng Đào tạo với các Khoa, Trung tâm

Như đã đề cập, phịng Đào tạo là đầu mối quản lí chun mơn, các Khoa, Trung tâm là hệ thống chân rết trong quản lí. Đầu mỗi kỳ học, trên cơ sở kế hoạch năm học do phòng Đào tạo xây dựng, các Khoa, Trung tâm tiến hành rà sốt lại và phân cơng giảng dạy, cân đối số tiết tránh trường hợp người dạy q nhiều, người dạy q ít. Có kế hoạch phân công giáo viên phụ trách những mơn học mới có thời gian tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu trước khi giảng dạy. Giữa đội ngũ cán bộ Khoa, Trung tâm và phịng Đào tạo ln có sự trao đổi, nắm bắt và cập nhật tình hình thực hiện cơng tác chun mơn của giáo viên để có sự điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng phòng Đào tạo chỉ đạo một hướng, Khoa, Trung tâm làm một hướng.

Đối với giáo viên mới được tuyển dụng, Tổ bộ môn và giáo viên hướng dẫn phải sắp xếp, phân công công tác, giao nhiệm vụ phù hợp, vừa sức cho giáo viên, thống nhất lịch dự giờ, thăm giảng hàng tuần, hàng tháng. Việc phân công, bố trí cơng tác

90

phải đảm bảo phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với nhu cầu khi đề xuất tuyển dụng giáo viên.

* Khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy và tích cực nghiên cứu khoa học

- Về phương pháp giảng dạy

Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp KT-KT Cà Mau đề cập ở chương II cho thấy, chưa có sự thay đổi nhiều trong phương pháp giảng dạy của giáo viên nhà trường, chủ yếu mới là việc kết hợp một số thiết bị hỗ trợ giảng dạy. Nhà trường cần khuyến khích, phát động phong trào thi đua về tăng cường đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả trong đội ngũ giáo viên, làm cho họ nhận thức được ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp các phương pháp dạy học trong giảng dạy để tạo ra một thế hệ học trò năng động, linh hoạt, khơng cịn thụ động trước tri thức như phương pháp đọc chép, chiếu chép. Đổi mới phương pháp dạy học để có những giờ dạy hiệu quả, thú vị góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Ngoài ra, nhà trường cần mở nhiều hội thảo, hội giảng về đổi mới phương pháp giảng dạy, đây là cơ hội để giáo viên trao đổi, lắng nghe và học hỏi những phương pháp giảng dạy hiệu quả cho bản thân.

- Về nghiên cứu khoa học

Nâng cao năng lực NCKH chính là biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đây cũng chính là biện pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Một nhà trường có một đội ngũ giáo viên năng động, say mê khoa học và làm việc độc lập là một lợi thế nhằm đảm bảo khả năng tiếp thu tốt những tiến bộ khoa học kỹ thuật và thích ứng nhanh chóng trong điều kiện hội nhập và mở cửa. Song song với công tác giảng dạy thì hoạt động NCKH là một trong những nhiệm vụ chính của giáo viên. Xác định được tầm quan trọng của hoạt động NCKH, những năm qua Trường Trung cấp KT-KT Cà Mau đã quan tâm và thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, cơng tác NCKH vẫn cịn những hạn chế nhất định địi hỏi phải có biện pháp và hướng đi cụ thể để hoạt động này đi vào nề nếp, đạt kết quả cao, khuyến khích đội ngũ giáo viên tích cực tham gia NCKH. Muốn vậy, cần tập trung thực hiện tốt các nội dung và yêu cầu sau:

91

Hội đồng khoa học trường phải hoạt động thật nghiêm túc và thật sự hiệu quả, cần có kế hoạch cụ thể trong việc tổ chức hoạt động NCKH, các hội thảo khoa học cấp trường. Trong hoạt động NCKH phải cụ thể từ khâu đầu tiên (duyệt đề tài, duyệt đề cương chi tiết) cho đến khâu cuối cùng (nghiệm thu, triển khai ứng dụng đề tài). Các đề tài khoa học có thể giao cho nhóm hoặc cá nhân phụ trách. Nhà trường, hội đồng khoa học, các đơn vị cần tạo điều kiện về thời gian, đặc biệt tạo điều kiện về kinh phí để các đề tài được duyệt thực hiện đúng tiến độ. Khuyến khích các giáo viên lâu năm có chun mơn cao và giàu kinh nghiệm trong hoạt động NCKH giúp đỡ giáo viên trẻ và hướng dẫn học sinh trong NCKH. Tiếp tục coi NCKH là nhiệm vụ bắt buộc trong định mức lao động của giáo viên. Coi NCKH là nghĩa vụ, trách nhiệm của từng cá nhân đồng thời coi NCKH là tiêu chí đánh giá giáo viên sau mỗi năm học.

Xây dựng cơ chế, giao nhiệm vụ và giành thời gian cho giáo viên NCKH. Bên cạnh việc thực hiện tốt các nội dung và yêu cầu trên, để tạo điều kiện và phát triển NCKH, cần đầu tư trang thiết bị và phương tiện tối thiểu cho NCKH, tăng nguồn kinh phí NCKH cho các Phịng, Khoa, Trung tâm. Ưu tiên đầu tư kinh phí cho các cơng trình khoa học phục vụ đào tạo. Tích cực tham mưu với các sở ban ngành và cơ quan hữu quan của tỉnh nhất là Sở Khoa học Công nghệ và Sở GD & ĐT để tranh thủ sự hỗ trợ về kinh phí cho việc xúc tiến và thực hiện các đề tài khoa học. Đưa kế hoạch hội thảo, hội giảng, NCKH trở thành hoạt động theo chu kỳ hàng năm của giáo viên để tham gia và có cơ chế để tất cả giáo viên đều phải tham gia.

* Tăng cường các hoạt động: dự giờ thăm lớp, thao giảng, hội giảng

Qua khảo sát thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên cho thấy, giáo viên nhà trường có tư tưởng ngại bị đánh giá, ý thức tự phê bình và phê bình chưa cao, khơng tích cực tham gia hội giảng. Chính vì vậy, trong thời gian tới, nhà trường cần chú ý nhiều hơn tới các hoạt động dự giờ thăm lớp, thao giảng, hội giảng, đưa các hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên, định kỳ, là một nhiệm vụ đối với tất cả giáo viên, tạo thói quen nhận xét, đánh giá khách quan trong NCKH. Lãnh đạo Khoa, Trung tâm, Tổ bộ mơn phối hợp với phịng Đào tạo tăng cường các hoạt động dự giờ đối với giáo viên để có cơ sở đánh giá đúng năng lực của giáo viên, qua đó để rút kinh nghiệm về

92

chun mơn và có căn cứ để bình xét, xếp loại giáo viên theo đúng với tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, phát động các phong trào thi đua giảng dạy từ cấp khoa, trung tâm đến cấp trường gắn với nhiều ưu tiên về vật chất và tinh thần. Tăng cường việc sử dụng những phương pháp dạy học tích cực và các phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy thông qua các giờ thao giảng, hội giảng, tiến tới hình thành nhu cầu sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy nâng cao hiệu quả đào tạo

* Nghiệm thu, đánh giá các đề tài NCKH dựa trên cơ sở khách quan, khoa học

Đối với Trường Trung cấp KT-KT Cà Mau, để đẩy mạnh phong trào cũng như chất lượng nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giáo viên thì cần phải làm tốt cơng tác nghiệm thu, đánh giá các đề tài NCKH và dựa trên cơ sở khách quan, khoa học. Quy mô giáo viên nhà trường nhỏ, với 56 giáo viên, mỗi khoa, trung tâm chỉ khoảng 10 đến 12 giáo viên nên môi trường sinh hoạt của đội ngũ giáo viên rất gần gũi. Chính vì vậy khi đánh giá đề tài NCKH, người đánh giá cần tránh việc bỏ qua yếu tố khách quan khoa học đưa yếu tố tình cảm cá nhân, cục bộ, tư tưởng cào bằng vào đánh giá, dẫn đến sự bất bình trong đội ngũ giáo viên, yếu tố chất lượng của đề tài chưa được chú trọng. Chính vì vậy trong thời gian tới, Hội đồng khoa học nhà trường cần có những đổi mới trong việc đánh giá, nghiệm thu các đề tài, các cơng trình NCKH một cách khách quan. Nhà trường có thể mời các nhà khoa học trong tỉnh, các nhà nghiên cứu, giảng viên từ các trường Đại học, Cao đẳng khác trong tỉnh và các vùng lân cận như Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, ... làm người phản biện, đánh giá, nhận xét, như vậy tính khách quan sẽ cao hơn. Bên cạnh đó bản thân đội ngũ giáo viên cũng cần phải rèn luyện tinh thần làm việc khoa học, chính xác, khách quan, vơ tư trong nghiên cứu, nhận xét, đánh giá các cơng trình NCKH.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên của trường trung cấp kinh tế kỹ thuật cà mau (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)