7. Phương pháp luận nghiên cứu
3.2. Các biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên
3.2.5. Biện pháp về sự quan tâm, đãi ngộ đội ngũ giáo viên
3.2.5.1. Mục tiêu, yêu cầu
Biện pháp này nhằm tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường về mọi mặt.
93
3.2.5.2. Nội dung
* Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện học tập, làm việc cho cán bộ giáo viên.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo, nó là bộ phận quan trọng trong nội dung và phương pháp dạy học. Hiện tại, nhà trường đã được trang bị rất nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học từ nguồn vốn chương trình mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo. Nhà trường cũng đã thành lập được phòng Thiết bị - Thư viện, đây là điều kiện thuận lợi cho việc quản lí cũng như khai thác triệt để cơng dụng của các thiết bị dạy học. Để đạt được mục đích đó cũng như phát huy tác dụng của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhà trường cần:
- Tiến hành rà soát, xây dựng các chuẩn về cơ sở vật chất trường học, thiết bị dạy học và đẩy mạnh phong trào tự sưu tầm, thiết kế đồ dùng dạy học trong đội ngũ giáo viên.
- Bố trí hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để thuận lợi trong cơng việc quản lí, sử dụng nhằm phát huy hiệu quả các thiết bị được trang bị.
- Trang bị các thiết bị cần thiết như máy vi tính, máy in và các điều kiện làm việc khác cho văn phòng các khoa và các phòng chức năng, nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất để cán bộ, giáo viên làm việc tăng năng suất và có điều kiện phát huy hết khả năng của mình, góp phần tích cực trong việc hoàn thành mục tiêu của nhà trường
- Nêu cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp quản lí trong nhà trường đối với việc xây dựng, trang bị cơ sở vật chất cũng như việc bảo quản, duy trì, khai thác cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có.
- Cần có những đợt tập huấn định kỳ để cung cấp cho giáo viên những thông tin về trang thiết bị của nhà trường, giúp họ có những hiểu biết cơ bản về trang thiết bị dạy học; đồng thời giúp họ sử dụng thành thạo, hiệu quả các trang thiết bị hỗ trợ vào bài giảng của mình.
Bên cạnh việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cũng cần tăng cường tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên yên tâm học tập và công tác bằng việc đảm bảo
94
chế độ lương hợp lý, việc chăm lo vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên là giúp họ có được một chỗ dựa vững chắc cả về vật chất và tinh thần. Khi nhu cầu vật chất được đáp ứng và tinh thần được thỏa mãn thì các thành viên của tổ chức sẽ toàn tâm, toàn lực chăm lo cho tổ chức của mình. Vì vậy, để tiến tới một tập thể sư phạm vững mạnh toàn tâm toàn ý cho giáo dục học sinh, một yêu cầu đặt ra là lãnh đạo nhà trường phải quan tâm đáp ứng nhu cầu vật chất cũng như tinh thần cho đội ngũ giáo viên. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên chứa đựng nhiều yếu tố kích thích kinh tế nên tác động nhạy bén, linh hoạt, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ, giúp họ hồn thành cơng việc một cách nhanh chóng. Có thể nói, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên là một biện pháp tốt nhất giảm chi phí và nâng cao hiệu quả các quyết định quản lí.
Cần xây dựng, tham mưu với cấp thẩm quyền có chính sách thu hút cán bộ khoa học có trình độ cao tham gia giảng dạy tại trường; đồng thời với chính sách thu hút cán bộ, giáo viên có trình độ cao, khơi phục chế độ nhà ở cơng vụ giúp cho những giáo viên trẻ và những giáo viên có hồn cảnh khó khăn có chỗ ở để họ n tâm cơng tác. Bên cạnh việc quan tâm chăm lo về đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên, việc quan tâm xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh; thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, những chuyến tham quan cho đội ngũ giáo viên; chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe đội ngũ giáo viên là việc làm hết sức cần thiết và tạo sự đồn kết, nhất trí cao trong tập thể đội ngũ giáo viên.
* Khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh
Cũng như việc kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên, mục đích của cơng tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật là để khơng ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực và hiệu quả cơng tác của đội ngũ giáo viên; ngồi ra còn làm căn cứ để tuyển chọn, bố trí, sử dụng, miễn nhiệm, điều động, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên. Vì vậy, nhà trường cần có chính sách khen thưởng, kỷ luật rõ ràng và thực hiện nghiêm túc, kịp thời có hiệu quả. Tiếp tục hoàn thiện quy chế thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong nhà trường, đưa công tác thi đua đi vào chiều sâu, mang ý nghĩa thiết thực và kích thích được đội ngũ giáo viên tích cực tham gia. Từng bước định lượng hóa các tiêu chí thi đua như: số lượng và
95
chất lượng đề tài khoa học các cấp, số bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, phương pháp giảng dạy, giáo trình, dự án, …. Điều này làm giảm sự thiếu cơng bằng, hạn chế tính chủ quan trong bình bầu khen thưởng. Ngồi ra, nên tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để giúp cho giáo viên tiếp cận và hội đủ những tiêu chuẩn để đạt các danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giáo viên giỏi.
Việc thi hành kỷ luật đối với giáo viên phải công bằng, dân chủ, cơng khai dựa trên kết quả của q trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ và trên các văn bản quy định của Nhà nước, của ngành và của trường. Việc kỷ luật giáo viên phải đi sâu phân tích gốc rễ, giải quyết triệt để vấn đề, tránh để yếu tố tình cảm cá nhân xen vào ảnh hưởng đến tính khách quan đối với cơng tác khen thưởng, kỷ luật của nhà trường.
3.2.6. Biện pháp về kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên
3.2.6.1. Mục tiêu, yêu cầu
Biện pháp kiểm tra, đánh giá nhằm giúp cho Hiệu trưởng theo dõi được kết quả của q trình quản lí đội ngũ giáo viên.
3.2.6.2. Nội dung
* Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy.
Kiểm tra, đánh giá trong quản lí giáo dục là chức năng quan trọng của quản lí nhà trường và là một trong những điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả lãnh đạo quá trình GD & ĐT. Kiểm tra phải có mục đích rõ ràng, có kế hoạch bao quát mọi mặt của quá trình giáo dục và đào tạo, kiểm tra bao giờ cũng dẫn đến việc đánh giá. Các kết luận rút ra từ đó phải có cơ sở khoa học. Qua kiểm tra, đánh giá sẽ phát hiện và biến những kinh nghiệm công tác thành tài sản chung của tập thể, đồng thời giúp tìm ra những biện pháp cụ thể để khắc phục những thiếu sót.
Cơng tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy của giáo viên cần có kế hoạch cụ thể, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận từ Tổ bộ mơn, Khoa, Trung tâm đến phịng Đào tạo. Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá phát hiện và ngăn chặn những sai phạm của đội ngũ giáo viên, đồng thời nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với những giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn,
96
thiếu ý thức tổ chức kỷ luật làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường cũng như làm giảm uy tín trong học sinh. Khi kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cần lưu ý một số mội dung sau:
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và quy chế chuyên môn của từng giáo viên - Kiểm tra giáo trình, đề cương bài giảng, hồ sơ, sổ sách theo quy định của nhà trường
- Thông qua dự giờ, thăm lớp để kiểm tra khả năng giảng dạy cũng như năng lực chuyên môn của từng giáo viên
- Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên thơng qua hình thức thăm dị ý kiến học sinh qua mỗi học phần, mỗi môn học.
* Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện dạy học trên lớp của giáo viên.
Trong thực tế, nếu khơng có sự kiểm tra, đánh giá thường xun thì sẽ dẫn đến các xu hướng làm việc xuê xoa, đại khái, coi nhẹ các u cầu có tính ngun tắc bắt buộc đối với giáo viên trong quá trình cơng tác. Chính vì thế việc tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy của giáo viên nhà trường là rất cần thiết. Việc kiểm tra không chỉ phát hiện ra những biểu hiện vi phạm hay chiều hướng vi phạm các quy định chuyên môn để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở điều chỉnh và tìm biện pháp khắc phục mà còn phát hiện ra những tài năng, những giáo viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, có biểu hiện tích cực để từ đó bồi dưỡng phát triển thành nhân tố điển hình làm nịng cốt cho việc nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường.
Qua kiểm tra giúp giáo viên có ý thức và tăng cường hơn cho việc đầu tư bài soạn, bài giảng từ đó nâng cao hiệu quả giờ dạy, nhà quản lí xác định được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn về mặt nào đó của giáo viên. Việc kiểm tra phải thực hiện trên nhiều mặt từ tư tưởng, đạo đức, tác phong đến việc thực hiện nề nếp chuyên môn, NCKH, tự học, tự bồi dưỡng cá nhân …
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Sự phân chia các nhóm biện pháp như trên chỉ là tương đối; bởi vì các biện pháp ấy liên quan chặt chẽ với nhau, chi phối và tác động lên nhau. Mỗi biện pháp là
97
một thành tố tạo nên một hệ thống hồn chỉnh. Trong đó, mỗi nhóm biện pháp lại bao gồm nhiều biện pháp cụ thể. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp được thể hiện:
- Mỗi biện pháp là một hoạt động cụ thể của hoạt động quản lí, là một cách để thực hiện chức năng quản lí của người Hiệu trưởng;
- Các biện pháp đều tập trung vào mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên của Trường Trung cấp KT-KT Cà Mau; đó là mục tiêu về số lượng, chất lượng và cơ cấu;
- Các biện pháp này luôn chi phối lẫn nhau, tác động lẫn nhau và quy định tính khả thi cho nhau.
Trong các biện pháp để quản lí đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp KT-KT Cà Mau thì biện pháp về đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên là biện pháp bao trùm, thể hiện tính định hướng, tính tổng thể và tính chiến lược lâu dài. Các biện pháp còn lại giải quyết những vấn đề, những mặt nội dung cụ thể của đội ngũ giáo viên. Sử dụng đồng bộ các biện pháp trên, kết hợp với việc huy động các nguồn lực cần thiết cho phép chúng ta giải quyết được những vấn đề đã đặt ra là xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo yêu cầu về mọi mặt, phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục TCCN trong giai đoạn mới, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước.
3.2.8. Điều kiện để thực hiện các biện pháp
Để thực hiện một cách có hiệu quả và đồng bộ các biện pháp đề xuất, nhà trường cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ, hoàn thành tốt cơng tác quản lí của mình: Tạo mơi trường sư phạm cho hoạt động của giáo viên; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học; xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lí đội ngũ giáo viên; thực hiện tốt cơng tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật trong nhà trường.
Tóm lại trong quản lí đội ngũ giáo viên, người hiệu trưởng cần phải thực hiện tốt các nội dung quản lí để có căn cứ đánh giá một cách chính xác những ưu điểm và hạn chế của đối tượng quản lí và của chính chủ thể quản lí; từ đó phát huy những ưu điểm của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém nhằm đạt đến sự hồn thiện trong quản lí.
98
3.3. Trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Để xác định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đội ngũ GV được đề xuất, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến gửi tới 46 giáo viên và cán bộ quản lí trong nhà trường.
Bảng 3.1 Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
TT Các biện pháp đề xuất Tính cần thiết TB Tính khả thi TB
3 2 1 3 2 1
1 Tuyển dụng giáo viên
1.1 Đổi mới nội dung, cách thức
tuyển dụng giáo viên SL % 45.7 21 50.0 23 4.3 2 2.41 50.0 45.7 23 21 4.3 2 2.46 1.2 Xây dựng và thực hiện tốt quy
trình, tiêu chí tuyển dụng SL % 69.6 32 28.3 13 2.2 1 2.67 69.6 28.3 32 13 2.2 1 2.67 1.3 Ưu tiên tuyển dụng giáo viên
cho các ngành kỹ thuật điện SL % 32.6 15 39.1 28.3 18 13 2.04 30.4 43.5 26.1 14 20 12 1.80
2 Đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch
phát triển đội ngũ giáo viên
2.1 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch đội ngũ giáo viên SL 29 17 0 2.63 30 15 1 2.63 % 63.0 37.0 0 65.2 32.6 2.2 2.2 Tăng cường công tác bồi dưỡng
tư tưởng, phẩm chất chính trị và đạo đức Nhà giáo SL 35 11 0 2.76 37 8 1 2.78 % 76.1 23.9 0 80.4 17.4 2.2 2.3 Tổ chức cho giáo viên tham gia
các lớp văn bằng hai, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chuyên đề,
SL 24 19 3 2.46 25 19 2 2.50 % 52.2 41.3 6.5 54.3 41.3 4.3 2.4 Định kỳ đánh giá, tổng kết việc
thực hiện kế hoạch ĐTBD theo từng giai đoạn SL 25 20 1 2.52 27 18 1 2.57 % 54.3 43.5 2.2 58.7 39.1 2.2 2.5 Thường xuyên theo dõi, nắm
chắc tình hình về tư tưởng và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên SL 28 17 1 2.59 27 18 1 2.57 % 60.9 37.0 2.2 58.7 39.1 2.2 2.6 Sắp xếp tổ chức và biên chế đội ngũ giáo viên phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị trong nhà trường SL 31 15 0 2.67 32 14 0 2.70 % 67.4 32.6 0 69.6 30.4 0
2.7 Làm tốt công tác dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tầm nhìn từ 5 đến 10 năm SL 34 10 2 2.70 34 11 1 2.72 % 73.9 21.7 4.3 73.9 23.9 2.2 3 Sử dụng giáo viên 3.1
Bố trí chuyên môn đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực và sở trường SL 38 7 1 2.80 35 9 2 2.72 % 82.6 15.2 2.2 76.1 19.6 4.3 3.2
Đánh giá giáo viên dựa trên các tiêu chuẩn nghiệp vụ và chức danh đã quy định SL 31 13 2 2.63 30 13 3 2.59 % 67.4 28.3 4.3 65.2 28.3 6.5
99 3.3
Thống nhất quản lý chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên giữa các đơn vị SL 30 14 2 2.60 29 15 2 2.59 % 65.2 30.4 4.3 63.0 32.6 4.3
4 Quản lí hoạt động giảng dạy
và nghiên cứu khoa học
4.1
Sắp xếp và phân cơng lao động hợp lí trên cơ sở thống nhất kế hoạch giữa phòng đào tạo và các khoa, trung tâm
SL 30 14 2 2.60 29 15 2 2.59 % 65.2 30.4 4.3 63.0 32.6 4.3