7. Phương pháp luận nghiên cứu
3.2. Các biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên
3.2.3. Biện pháp về sử dụng đội ngũ giáo viên
3.2.3.1. Mục tiêu, yêu cầu
Trọng dụng nhân tài, phát huy hết khả năng, năng lực, điểm mạnh của từng giáo viên; đồng thời phát huy tối đa sức mạnh nội lực của đội ngũ giáo viên.
3.2.3.2. Nội dung
87
Việc bố trí chun mơn phải đúng với chun ngành được đào tạo; đảm bảo việc thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với giáo viên vì vậy mọi giáo viên phải được bố trí phù hợp với trình độ, với năng lực và sở trường của mình. Muốn bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên đúng, phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của nhà trường trước hết phải dựa vào những chuẩn mực nhất định, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến q trình chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên. Thực hiện tốt việc sử dụng đội ngũ giáo viên sẽ động viên, kích thích được khả năng sáng tạo của họ cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học, giúp họ không ngừng vươn lên tự học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, từ đó hình thành nên đội ngũ giáo viên giỏi. Trên cơ sở rà soát, đánh giá đúng thực chất đội ngũ giáo viên, từ đó bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên theo đúng quy định của Chính phủ và phù hợp với thực tế của nhà trường.
Cơng tác đánh giá, bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên cần thực hiện khoa học, tránh thực hiện một cách cảm tính, chủ quan. Một phẩm giá, danh hiệu và cống hiến của đội ngũ giáo viên đều phải kiểm nghiệm qua thực tiễn vì thực tiễn là nơi để đánh giá, sàng lọc chất lượng giáo viên một cách chính xác nhất. Bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên phải dựa vào sự hỗ trợ của q trình quản lí viên chức thông qua hồ sơ, các văn bản, giấy tờ và cần dựa vào hệ thống thơng tin trên máy tính để nắm bắt nhanh, kịp thời, chính xác các thơng tin về cá nhân giáo viên. Bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên phải đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường và phải phù hợp với năng lực, sở trường của từng giáo viên; đồng thời cũng cần tính đến nguyện vọng, hồn cảnh riêng của từng cá nhân giáo viên.
Bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên phải gắn liền với xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy. Phải theo phương châm căn cứ vào cơng việc để tìm người chứ khơng phải tìm người rồi mới tìm việc. Bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên phải kết hợp giữa cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo bài bản với cán bộ, giáo viên giàu kinh nghiệm trong thực tiễn công tác, giảng dạy nhằm bổ sung cho nhau để tạo dựng một tập thể vững mạnh, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, một tập thể vừa phát huy được khả năng sáng tạo của từng cá nhân, vừa phát huy được sức mạnh của cả đội ngũ. Bố trí, sử sụng đội ngũ giáo viên phải thực sự đem lại chất lượng mới cho nhà trường.
88
Điều kiện để thực hiện được việc bố trí, phân cơng lao động hợp lí là phải có sự thống nhất quan điểm trong việc phân cơng, bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên trong tồn thể hội đồng nhà trường. Nhà trường phải có nhận định, đánh giá chính xác về năng lực, khả năng, ý thức trách nhiệm của từng giáo viên. Có chế độ, chính sách cụ thể, rõ ràng và hợp lý đối với những trường hợp tham gia công tác kiêm nhiệm. Phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện làm việc cho đội ngũ giáo viên, đồng thời phải có sự thống nhất từ Ban giám hiệu tới các Khoa, Trung tâm và Tổ bộ môn trong việc điều động, bố trí giáo viên và cán bộ quản lí.
* Đánh giá giáo viên dựa trên các tiêu chuẩn nghiệp vụ và chức danh đã quy định
Tiêu chuẩn chức danh giáo viên là cơ sở quan trọng nhất để quản lí chất lượng giáo viên. Đây là q trình lựa chọn, đào tạo và sử dụng giáo viên một cách khoa học và có hiệu quả. Đánh giá, nhận xét giáo viên là yêu cầu tất yếu để làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng và cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ. Trên cơ sở xác định tiêu chuẩn của từng chức danh, phải tiến hành khảo sát, phân tích, phân loại và đánh giá giáo viên thật chính xác. Hiểu rõ và đánh giá đúng giáo viên là một khâu hết sức hệ trọng trong công tác cán bộ. Đánh giá đúng sẽ có biện pháp và phương pháp giải quyết đúng, làm cho giáo viên phấn khởi và tin tưởng. Đánh giá khơng đúng hoặc đánh giá sai giáo viên, có tác hại khơn lường. Có hiểu rõ và đánh giá đúng giáo viên mới bố trí và sử dụng có hiệu quả đội ngũ này. Có hiểu rõ và đánh giá đúng giáo viên thì việc cất nhắc, đề bạt mới tránh được thiếu sót, sai lầm. Có hiểu rõ và đánh giá đúng giáo viên mới kích thích được mặt tích cực và hạn chế được mặt tiêu cực trong từng giáo viên cũng như trong đội ngũ giáo viên. Vì thế phải có quan điểm mới về đánh giá giáo viên: đánh giá phải thực chất, tránh hình thức, phải căn cứ vào tiêu chuẩn, nhiệm vụ được giao, khơng đơn thuần theo q trình, bằng cấp, học vị, tuổi tác, khơng hẹp hịi, định kiến. Đánh giá giáo viên phải thực chất, phải thấy rõ thái độ của họ đối với công việc, hiệu quả công việc mà họ thực hiện.
* Thống nhất quản lí chun mơn, nghiệp vụ của giáo viên giữa các đơn vị trong nhà trường
89
Từ thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp KT-KT Cà Mau nêu ở chương II cho thấy việc quản lí chun mơn nghiệp vụ giữa các đơn vị trong nhà trường còn chưa thống nhất. Về nguyên tắc Khoa và Trung tâm là đơn vị trực tiếp quản lí chun mơn của giáo viên; tất cả giáo viên tham gia giảng dạy phải sinh hoạt chun mơn tại Tổ bộ mơn; tránh tình trạng giáo viên sinh hoạt chun mơn ở hai nơi, rất khó cho việc quản lí, đánh giá. Các bộ mơn chung phải thống nhất từ phòng Đào tạo. Phịng Đào tạo có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch, phương thức đào tạo, bồi dưỡng của các Khoa, Trung tâm trong nhà trường.