Về sử dụng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên của trường trung cấp kinh tế kỹ thuật cà mau (Trang 56 - 59)

7. Phương pháp luận nghiên cứu

2.4. Thực trạng cơng tác quản lí đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng Trường Trung

2.4.3. Về sử dụng đội ngũ giáo viên

Tất cả giáo viên đều được bố trí giảng dạy đúng với chun mơn được đào tạo. Ở bộ mơn tiếng Anh và tin học, ngồi việc giảng dạy các lớp TCCN chính quy, trung cấp nghề và TCCN hệ vừa làm vừa học, giáo viên còn tham gia giảng dạy các lớp Anh văn, tin học ứng dụng; giáo viên ở một số bộ mơn khác có thể tham gia giảng dạy các lớp cao đẳng (hệ vừa làm vừa học) theo hợp đồng liên kết đào tạo với các trường cao đẳng, đại học. Việc phân công giảng dạy hợp lý, việc tham gia giảng dạy ở nhiều chương trình đào tạo khác nhau, là điều kiện để giáo viên phát huy tốt khả năng chun mơn của mình.

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát thực trạng về quản lí sử dụng giáo viên

TT Nội dung

Mức dộ thương

xuyên TB Mức độ hiệu quả

TB

4 3 2 1 4 3 2 1

58

đối với giáo viên mới 69.6 28.3 2.2 0 56.5 37.0 6.5 0

2 Bố trí, sử dụng đúng chun mơn được đào tạo

16 26 4 0

3.26 14 26 6 0 3.17

34.8 56.5 8.7 0 30.4 56.5 13.0 0

3 Đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ giáo viên

16 23 6 1

3.17 15 24 7 0 3.17

34.8 50.0 13.0 2.2 32.6 52.2 15.2 0

4 Thực hiện định mức giờ chuẩn đối với giáo viên

31 11 4 0

3.59 30 11 5 0 3.54

67.4 23.9 8.7 0 65.2 23.9 10.9 0

5 Chú trọng công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật

20 20 6 0

3.30 16 23 7 0 3.20

43.5 43.5 13.0 0 34.8 50.0 15.2 0

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy đa số các biện pháp thực hiện trong sử dụng giáo viên đều được thực hiện khá thường xuyên và hiệu quả khá cao. Để nhận định đúng về vấn đề này, tác giả đi sâu phân tích từng tiêu chí như sau:

a. Việc thực hiện chế độ thử việc đối với giáo viên mới tuyển dụng

Theo kết quả khảo sát cho thấy, nhà trường thực hiện chế độ thử việc đối với giáo viên rất thường xuyên (ĐTB: 3.67) và mức độ hiệu quả đạt mức cao (ĐTB: 3.50). Từ thực tế cơng tác, tác giả có thể khẳng định rằng nhà trường đã thực hiện chế độ thử việc đối với tất cả giáo viên mới được tuyển dụng (trừ một số trường hợp đặc biệt được miễn theo quy định của Nhà nước). Nhìn chung chế độ thử việc của nhà trường là rất thường xuyên và đạt hiệu quả cao. Khi có quyết định tuyển dụng chính thức, giáo viên tập sự được phân công người hướng dẫn thử việc. Sau thời gian một năm, giáo viên hướng dẫn có trách nhiệm nhận xét để giáo viên tập sự hồn tất thủ tục để được bổ nhiệm chính thức vào ngạch viên chức.

b. Bố trí sử dụng theo chuyên môn được đào tạo

Theo kết quả khảo sát, việc bố trí sử dụng theo chun mơn được đào tạo thực hiện ở mức độ khá thường xuyên và cũng khá hiệu quả (ĐTB: 3.26 và 3.17). Trong thực tế, hầu hết giáo viên được bố trí đúng chun mơn được đào tạo. Vì vậy trong thời gian tới nhà trường cần tiếp tục phát huy vai trị chỉ đạo trong quản lí sử dụng giáo viên, đảm bảo bố trí đúng người, đúng việc, đánh giá đúng năng lực của giáo viên cũng như thống nhất được sự quản lí giữa các đơn vị trong nhà trường.

c. Việc đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ giáo viên

Qua kết quả khảo sát, việc đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ giáo viên được đánh giá ở mức độ khá cả về mức độ thường xuyên (ĐTB: 3.17) và mức độ hiệu quả

59

(ĐTB: 3.17). Cùng với việc tuyển dụng là việc nhà trường mở rộng đào tạo đa dạng các ngành, nghề chính vì vậy, ở một số bộ mơn vẫn cịn nguy cơ hụt hẫng về đội ngũ, cụ thể là ở ngành chăn ni thú y chỉ mới có một giáo viên, ngành kỹ thuật điện, điện lạnh giáo viên phải dạy quá tải trong năm ... Mặc dù nhà trường đã xác định trong thời gian tiếp theo một số giáo viên sẽ về hưu nhưng không thể tuyển dụng nếu khơng có biên chế; Chỉ khi nào giáo viên đó về hưu mới có thể tuyển dụng thêm giáo viên mới. Vì thế, khi đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm về hưu, thì giáo viên trẻ chưa kịp trưởng thành sẽ tạo nên một khoảng trống lớn trong công tác đào tạo.

d. Việc thực hiện định mức giờ chuẩn đối với giáo viên

Kết quả khảo sát tại bảng 2.13. cho thấy việc thực hiện định mức giờ chuẩn đối với giáo viên được đánh giá tốt cả về mức độ thường xuyên và hiệu quả (ĐTB: 3.59 và 3.54). Nhà trường luôn thực hiện đúng và đủ chế độ giờ chuẩn đối với giáo viên. Theo thông tư số 18/TT-BGDĐT ngày 24/5/2007 của Bộ GD & ĐT quy định về chế độ làm việc của giáo viên trường TCCN; Định mức giờ giảng đối với giáo viên trong năm từ 430 đến 510 giờ chuẩn. Do số cán bộ đi học nhiều và tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn nên hầu hết giáo viên các khoa, các tổ bộ môn đều phải đảm nhận số tiết vượt chuẩn so với quy định. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy ở một số bộ môn thiếu giáo viên mặt khác còn ảnh hưởng đến việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ giáo viên.

Bên cạnh đó, vấn đề giải quyết giờ chuẩn cho giáo viên khơng có tiết dạy cũng cịn nhiều khó khăn. Xét về tổng thể thì cơ cấu đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp KT-KT Cà Mau hiện nay rất hợp lý, nhưng xét ở từng ngành học, từng đơn vị thì cịn một vài bất cập. Các bộ mơn thuộc khoa Tài chính – Kế tốn, khoa Công nghệ - Đào tạo nghề giáo viên phải dạy vượt chuẩn rất nhiều, trong khi giáo viên ở các bộ môn như nuôi trồng thủy sản, anh văn … lại không đủ giờ chuẩn. Trước thực trạng này nhà trường đã có nhiều biện pháp như bố trí giáo viên kiêm nhiệm thêm việc trực văn phịng, coi thi, tạo điều kiện đi học sau đại học…. Tuy nhiên những biện pháp này về lâu dài cũng chưa thể giải quyết được bài tốn giữa một bên là vấn đề lãng phí giáo

60

viên và một bên là vấn đề thiếu giáo viên để từ đó đảm bảo chất lượng đào tạo trong nhà trường.

e. Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên

Qua kết quả khảo sát, tiêu chí này được đánh giá ở mức độ khá cả về mức độ thường xuyên và hiệu quả (ĐTB: 3.30 và 3.20). Từ thực tế quan sát và tham khảo ý kiến cán bộ quản lí, tác giả có thể đánh giá chung về công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của nhà trường thực hiện khá tốt. Giáo viên xem việc bình xét thi đua là tiêu chí đánh giá đúng chất lượng lao động thực sự của người giáo viên. Tuy nhiên, do giáo viên của trường ít tham gia NCKH nên danh hiệu thi đua cao chủ yếu thuộc về những người làm nhiệm vụ lãnh đạo. Việc kỷ luật còn nhẹ hoặc cho qua, chưa khách quan vẫn mang nặng tính chủ quan, cả nể hoặc thiên vị. Chính vì vậy cơng tác kỷ luật chưa đủ sức răn đe, giáo dục đối với đội ngũ giáo viên. Trong ba năm gần đây, sau khi có sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo, Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm hiệu trưởng mới, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ giáo viên đã có nhiều cải thiện hơn. Ban thi đua nhà trường đã xây dựng lại quy chế xếp loại thi đua của giáo viên theo các loại A, B, C để làm căn cứ chi các khoản tiền tiết kiệm của nhà trường. Sự thay đổi này cũng có phần nào tác động đến sự cố gắng của giáo viên, tuy nhiên hiệu quả chưa cao do biện pháp tiến hành và công tác kiểm tra đánh giá chưa sâu.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên của trường trung cấp kinh tế kỹ thuật cà mau (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)