Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên?

Một phần của tài liệu Bài tập môn học lý luận định tội (Trang 56 - 58)

- Việc thu thập các tình tiết thực tế của vụ án phải chính xác, đầy đủ, tồn diện.

5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên?

hành vi của A trong vụ án trên?

Trả lời:

Đầu tiên là cơ sở định tội danh theo các yếu tố cấu thành, gồm 4 yếu tố: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể như đã chứng minh ở trên.

Tiếp theo là cơ sở định tội danh trong trường hợp tội phạm chưa hoàn thành. Dùng cơ sở lý thuyết phạm tội chưa đạt để chứng minh hành vi của A phạm tội cố ý gây thương tích Điều 134 BLHS 2015.

BÀI TẬP 16:

Ngày 5/4/2008 sau khi đi uống cà phê, A (là cảnh sát bảo vệ công an thành phố H) và B, C, D (là dân phòng phường X) bàn bạc rủ nhau đi kiếm tiền bằng cách tìm bắt sịng bạc hoặc chặn bắt các xe máy đang vi phạm trên đường.

A mặc trang phục công an cùng B, C, D mỗi người đi một chiếc xe mô tô đến đường Hiền Vương thì thấy M (mới 16 tuổi) chở N đang chạy cùng chiều. A chặn đầu xe M còn B dùng xe tông thẳng vào xe của M, làm M và N té xuống đường. B dùng tay đánh M đồng thời móc cịng số 8 mang trong người ra cịng tay M về phía sau, tự xưng là cơng an Quận. C và D chạy tới lại tiếp tục đánh vào người M và N. Đánh xong B đưa M lên xe của B bảo là chở về công an quận giải quyết, rồi trên đường đi nói là đưa 500 nghìn đồng thì sẽ tha. Do đơng người nên B đã mở còng cho M .

M đồng ý và đưa B về nhà lấy tiền, nhưng mẹ của B nói chỉ cịn 150 nghìn nên đã đưa trước. Số tiền đó cả bọn chia đều cho nhau. Vụ việc sau đó bị phát giác.

Câu hỏi:

1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào?Tóm tắt nội dung của từng bước. Tóm tắt nội dung của từng bước.

Trả lời:

Định tội danh là một quá trình nhận thức logic, một dạng hoạt động của thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự được tiến hành bằng cách, trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu thu thập được, xác định sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện với các dấu hiệu của CTTP tương ứng do luật Hình sự quy định.

Các bước định tội danh:

Bước 1: Xác định các tình tiết thực tế của vụ án (xác định sự thật khách quan của vụ án)

Việc thu thập các tình tiết của vụ án phải đầy đủ, tồn diện, chính xác, trung thực, khách quan, khoa học.

Bước 2: Dự kiến các CTTP tương ứng

Trên cơ sở sự thật khách quan của vụ án đã thu thập được, người định tội danh cần xác định hành vi đó hướng tới xâm phạm nhóm quan hệ xã hội nào trong luật hình sự, từ đó tìm kiếm các tội phạm có dấu hiệu tương ứng với hành vi phạm tội trên thực tế.

Bước 3: Xác định sự phù hợp chính xác giữa hành vi phạm tội trên thực tế với CTTP được quy định trong BLHS (định tội danh)

 Kiểm tra, đối chiếu với từng hành vi mà chủ thể đã thực hiện.  Nếu vụ án có đồng phạm thì kiểm tra vai trị của từng người

 Kiểm tra với từng CTTP cụ thể, kiểm tra các quy định của phần chung, phần các tội phạm liên quan đến 1 CTTP

=> Lựa chọn điều luật tương ứng với các tình tiết cụ thể của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện.

Bước 4: Xác định khung hình phạt

Xác định định khung hình phạt chính xác cũng có thể là cơ sở để xác định đúng tội danh. Xác định khung hình phạt trên cơ sở nhận thức các tình tiết định khung

2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội?Trả lời: Trả lời:

Những tình tiết thực tế trong vụ án có giá trị định tội:

Vào ngày 5/4/2008 A (là cảnh sát bảo vệ công an thành phố H) và B, C, D (là dân phòng phường X) đã bàn bạc và thống nhất với nhau đi tìm bắt sịng bạc hoặc chặn bắt các xe máy đang vi phạm trên đường để kiếm tiền.

A (mặc trang phục công an) cùng với B, C, D mỗi người đi một chiếc xe mô tơ. Khi đi đến đường Hiền Vương thì thấy M (mới 16 tuổi) chở N đang chạy cùng chiều. A đã chặn đầu xe của M cịn B dùng xe tơng thẳng vào xe của M khiến M và N té xuống đường. Sau đó, B tự xưng là cơng an Quận và dùng tay đánh M, móc cịng số 8 ra cịng tay M về phía sau.

C và D đánh vào người M và N rồi B đưa M lên xe của B, trên đường đi thì nói với M là đưa 500 nghìn đồng thì sẽ được tha.

M đồng ý và đưa B về nhà lấy tiền, nhưng mẹ của B nói chỉ cịn 150 nghìn nên đã đưa trước. Số tiền đó cả bọn chia đều cho nhau. Vụ việc sau đó bị phát giác.

3. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiếnhành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi của A, B,C, D trong vụ án này.

Trả lời:

Những cấu thành tội phạm dự kiến về tội danh đối với hành vi của A, B,C, D trong vụ án này:

- Thứ nhất, tội cướp tài sản Điều 168 BLHS 2015. Cụ thể A, B, C, D là đồng phạm trong tội cướp tài sản. Dự kiến tội danh này bởi A, B, C, D đã có hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc đối với M và N (chặn đầu xe, tông thẳng vào xe của M khiến M và N té xuống đường, còng tay M về phía sau, C và D đánh vào người M và N) làm cho M và N lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

- Thứ hai, tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 BLHS 2015. Cụ thể A, B, C, D là đồng phạm trong tội cưỡng đoạtđoạt tài sản. Dự kiến tội danh này bởi A, B, C, D có hành vi dùng vũ lực với M, N và B đã có hành vi uy hiếp tinh thần M để M tin B là công an và giao tài sản cho B.

- Thứ ba, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS 2015. Cụ thể A, B, C, D là đồng phạm trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Dự kiến tội danh này bởi có hành vi giả danh là cơng an để M tin theo và đưa tài sản.

- Thứ tư, tội lạm dụng, chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 355 BLHS 2015. Dự kiến tội danh này bởi A, B, C, D là người có chức vụ quyền hạn.

Một phần của tài liệu Bài tập môn học lý luận định tội (Trang 56 - 58)