Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của A, B trong vụ án trên?

Một phần của tài liệu Bài tập môn học lý luận định tội (Trang 37 - 40)

- Việc thu thập các tình tiết thực tế của vụ án phải chính xác, đầy đủ, tồn diện.

5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của A, B trong vụ án trên?

hành vi của A, B trong vụ án trên?

Trả lời:

Lý thuyết về mặt khách quan:

Hành vi không cứu giúp người bị nạn ( cháu Y) của A đã trở thành tình tiết định khung tại điểm c khoản 2 Điều 260 BLHS nên khơng áp dụng tình tiết này là tình tiết định tội tại Điều 132 BLHS.

Hậu quả: Cái chết của cháu Y do nguyên nhân trực tiếp là hành vi gây tai nạn của A. Hành vi bỏ cháu Y vào bụi mía khơng phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của cháu Y. Do đó ở đây A và B sẽ không phạm tội giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS.

Biết được N có quan hệ ngoại tình với vợ mình, Q đã nhiều lần khuyên nhủ, cảnh cáo N khơng duy trì quan hệ bất chính này nữa, nhưng N khơng nghe. Vì vậy, Q nung nấu ý định trả thù, bằng mọi cách phải giết N.

Sau nhiều ngày theo dõi, Q biết N hay ngủ ở giường kê cạnh cửa sổ. Tối ngày 25.11.2001, Q mang khẩu súng K44 (Q là trung đội trưởng dân quân, được xã đội trưởng giao khẩu súng này để làm nhiệm vụ) đến cạnh cửa sổ nơi N thường ngủ, nhằm vào giường có người đang ngủ bắn liền hai phát rồi bỏ chạy.

Hành vi trên của Q đã gây ra cái chết cho M (là em trai của N, bộ đội về nghỉ phép, ngủ ở giường của N tối hơm đó).

Câu hỏi:

1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm tắt nội dung của từng bước? Tóm tắt nội dung của từng bước?

Trả lời:

• Định tội danh là một quá trình nhận thức logic, một dạng hoạt động của thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự được tiến hành bằng cách, trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu thu thập được, xác định sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện với các dấu hiệu của CTTP tương ứng do luật Hình sự quy định.

• Các bước định tội danh:

Bước 1: Xác định các tình tiết thực tế của vụ án (sự thật khách quan của vụ án) Việc thu thập các tình tiết của vụ án phải đầy đủ, tồn diện, chính xác, trung thực, khách quan, khoa học.

Bước 2: Dự kiến các CTTP tương ứng

Trên cơ sở sự thật khách quan của vụ án đã thu thập được, người định tội danh cần xác định hành vi đó hướng tới xâm phạm nhóm quan hệ xã hội nào trong luật hình sự, từ đó tìm kiếm các tội phạm có dấu hiệu tương ứng với hành vi phạm tội trên thực tế.

Bước 3: Xác định sự phù hợp chính xác giữa hành vi phạm tội trên thực tế với CTTP được quy định trong BLHS (định tội danh)

• Kiểm tra, đối chiếu với từng hành vi mà chủ thể đã thực hiện. • Nếu vụ án có đồng phạm thì kiểm tra vai trị của từng người

• Kiểm tra với từng CTTP cụ thể, kiểm tra các quy định của phần chung, phần các tội phạm liên quan đến 1 CTTP

=> Lựa chọn điều luật tương ứng với các tình tiết cụ thể của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện.

Bước 4: Xác định khung hình phạt

2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh tội? định tội?

Trả lời:

Những tình tiết thực tế trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việc định tội bao gồm:

_ Q nung nấu ý định giết N, theo dõi N nhiều ngày N Q biết N hay ngủ ở giường kê cạnh cửa sổ.

_ Tối ngày 25.11.2001, Q mang khẩu súng K44 đến cạnh cửa sổ nơi N thường ngủ, nhằm vào giường có người đang ngủ bắn liền hai phát rồi bỏ chạy.

_ Hành vi trên của Q đã gây ra cái chết cho M (là em trai của N, bộ đội về nghỉ phép, ngủ ở giường của N tối hơm đó).

3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dựkiến áp dụng khi định tội danh trong vụ án này? kiến áp dụng khi định tội danh trong vụ án này?

Trả lời:

Những cấu thành dự kiến áp dụng để định tội cho Q trong tình huống trên bao gồm:

- Tội giết người điều 123 BLHS.

Một phần của tài liệu Bài tập môn học lý luận định tội (Trang 37 - 40)