Xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào? Tóm tắt nội dung của từng bước?

Một phần của tài liệu Bài tập môn học lý luận định tội (Trang 30 - 33)

- Việc thu thập các tình tiết thực tế của vụ án phải chính xác, đầy đủ, tồn diện.

1. xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào? Tóm tắt nội dung của từng bước?

Tóm tắt nội dung của từng bước?

Trả lời:

• Định tội danh là một q trình nhận thức logic, một dạng hoạt động của thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự được tiến hành bằng cách, trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu thu thập được, xác định sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện với các dấu hiệu của CTTP tương ứng do luật Hình sự quy định.

• Các bước định tội danh:

Việc thu thập các tình tiết của vụ án phải đầy đủ, tồn diện, chính xác, trung thực, khách quan, khoa học.

Bước 2: Dự kiến các CTTP tương ứng

Trên cơ sở sự thật khách quan của vụ án đã thu thập được, người định tội danh cần xác định hành vi đó hướng tới xâm phạm nhóm quan hệ xã hội nào trong luật hình sự, từ đó tìm kiếm các tội phạm có dấu hiệu tương ứng với hành vi phạm tội trên thực tế.

Bước 3: Xác định sự phù hợp chính xác giữa hành vi phạm tội trên thực tế với CTTP được quy định trong BLHS (định tội danh)

• Kiểm tra, đối chiếu với từng hành vi mà chủ thể đã thực hiện. • Nếu vụ án có đồng phạm thì kiểm tra vai trị của từng người

• Kiểm tra với từng CTTP cụ thể, kiểm tra các quy định của phần chung, phần các tội phạm liên quan đến 1 CTTP

=> Lựa chọn điều luật tương ứng với các tình tiết cụ thể của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện.

Bước 4: Xác định khung hình phạt

2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trongviệc định tội? việc định tội?

Trả lời:

Chủ thể: bà Trương Thị Kim T Hành vi:

 Khoảng 12h ngày 8/11/2005, T thấy cháu Vy đeo nhiều nữ trang trên người mà lại đứng ở cổng trường một mình nên T đã lừa đưa cháu Vy đến nơi vắng người nhằm chiếm đoạt tài sản.

 T lừa kêu cháu Vy đưa trang sức (nhẫn, vòng tay) đang đeo cho T giữ

 T lừa cháu Vy đi nơi khác mua dụng cụ (kìm và kéo) để cắt chiếc vịng đeo tay cịn lại nhưng chưa cắt được thì bị phát hiện

3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp dụng khi định tội danh trong vụ án này? áp dụng khi định tội danh trong vụ án này?

Trả lời:

Tội cưỡng đoạt tài sản Điều 170 BLHS 2015 vì bà T có hành vi đe dọa tinh thần ép cháu Vy đi theo mình và chiếm đoạt tài sản của cháu Vy

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 174 BLHS 2015 vì bà T đã lừa cháu Vy đến nơi vắng người để lừa lấy tài sản của cháu.

4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T. trong vụ án trên.Trả lời: Trả lời:

Vì tin vào thơng tin sai lệch mà bà T đưa ra nên cháu Vy đã tự nguyện đưa nữ trang mình đang đeo cho bà T dù có dấu hiệu bị uy hiếp về tinh thần nhưng uy hiếp đó khơng đáng kể và khơng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Do đó bà T đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 BLHS 2015

* Dấu hiệu định tội:

- Chủ thể: T là chủ thể thường - Khách thể: quan hệ sở hữu tài sản

+ Đối tượng tác động: nữ trang đang đeo trên người cháu Vy - Mặt khách quan:

+ Hành vi: Lợi dụng cháu Vy còn nhỏ tuổi nên bà T đã lừa cháu đến nơi vắng người để dễ dàng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Bà T đã lừa cháu Vy đưa nữ trang đang đeo cho mình cất giữ, nhưng do vịng tay q chật khơng thể tháo ra được, bà T đã 2 lần đưa Vy đến nơi khác nhằm mua kềm và kéo cắt chiếc vòng tay này.

+ Hậu quả: gây thiệt hại về tài sản cho cháu Vy cụ thể là số trang sức mà Vy đang đeo.

- Mặt chủ quan:

+Lỗi: cố ý trực tiếp, T nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra)

+Mục đích: chiếm đoạt tài sản của cháu Vy là nữ trang Vy đang đeo trên người

5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành vi của T trong vụ án trên?

Một phần của tài liệu Bài tập môn học lý luận định tội (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)