1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực
1.1.3. Đánh giá tổng quan tài liệu
Nhìn chung các tác giả đã nghiên cứu, xem xét, phân tích đánh giá về thực trạng của nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước, từ đó đề ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm các nội dung sau:
- Nguồn nhân lực Việt Nam nhìn chung cịn thiếu cả kỹ năng và trình độ chun mơn, chưa tương xứng với tình hình phát triển hiện nay, thiếu cán bộ kỹ thuật cơng nghệ, cán bộ quản lý, trình độ ngoại ngữ và tin học kém, chưa có kiến thức chuyên sâu về lý thuyết và thực hành, sinh viên tốt nghiệp chưa làm việc được ngay mà phải qua đào tạo lại thì mới đáp ứng được yêu cầu cơng việc. Do đó, rất cần các cơ quan chức năng sớm đề ra các quyết sách hữu hiệu, xứng tầm để nguồn nhân lực Việt Nam ngày một phát triển hơn.
- Các kỹ năng, thái độ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nguồn nhân lực đã được đào tạo nhưng chưa đáp ứng yêu cầu trong thời đại công nghệ số hiện nay như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng nghiên cứu độc lập, kỹ năng cập nhật kiến thức, kỹ năng chăm sóc khách hàng…
- Việc chảy máu chất xám đang là nguy cơ đối mặt đối với các tổ chức, các quy định, quy trình và cơng nghệ của các tổ chức ngày càng đổi mới, chặt chẽ và yêu cầu tính tuân thủ ngày càng cao, do đó việc quản lý nguồn nhân lực làm sao để nhân viên làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong vai trị mới giảm thiểu rủi ro là một trong thách thức lớn đối với các tổ chức trong thời kỳ công nghệ số.
- Nguồn nhân lực của các nước phát triển trên thế giới làm việc rất chuyên nghiệp, họ được đào tạo bài bản ngay từ nhỏ, từ kỹ năng, trình độ tới phong cách làm việc, họ có năng lực ngoại ngữ, tin học tốt đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, cập nhật tri thức chuẩn thế giới, là nền tảng vững chắc để họ bứt phá lên tầm cao trong môi trường công việc sau này. Họ được trải nghiệm với
thực tiễn công việc ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, lý thuyết gắn với thực hành, chẳng hạn: đối với các công ty mới thành lập ở Ấn Độ, họ cử nhân viên đi làm thuê tại các doanh nghiệp lớn của nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm thực tiễn, sau đó về đào tạo lại cho các nhân viên trong tổ chức của họ, cách làm này vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại hiệu quả cao.
- Các nước tiên tiến trên thế giới ưu tiên chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt đối với đội ngũ Lãnh đạo các cấp trong các cơ quan nhà nước, nhất là đối với Singapore, coi trọng bổ nhiệm các vị trí chức danh Lãnh đạo của các cơ quan nhà nước có trình độ chun mơn giỏi, được đào tạo, tuyển chọn kỹ lưỡng, nghiêm túc vì đây là nhân tố quan trọng để đề ra các chính sách quan trọng có tầm vĩ mơ giúp phát triển đất nước, phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu, nghiên cứu các chương trình phần mềm, phương pháp khoa học để quản lý nhân viên làm việc hiệu quả hơn.