Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 51 - 57)

* Tổng cục Hải Quan

Hiện nay các đơn vị khối nhà nước như các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính, đều có những quan tâm đặc biệt đến việc phát triển nguồn nhân lực, với bề dày hoạt động trong lĩnh vực tài chính nên các đơn vị này có rất nhiều kinh nghiệm, sau đây luận văn giới thiệu hai đơn vị tiêu biểu trong khối ngành tài chính nhà nước như sau:

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Hải Quan

Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển từ năm 1945, Tổng cục Hải Quan có điều kiện và quy mơ tương đồng với KBNN. Mặc dù trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2020, Tổng cục Hải quan đã đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đến nay Tổng cục Hải Quan đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tạo ra bước đột phá, giúp Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó, trở thành một trong những cơ quan đi đầu về cải cách, thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức quản lý, tạo thuận lợi cho các đơn vị giao dịch, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hiệu quả quản lý nhà nước, giúp Hải Quan theo kịp đà phát triển của Thế giới ngày

càng sâu rộng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Từ kết quả đạt được trên của Tổng cục Hải quan, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, Xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ

chun mơn nghiệp vụ, công nghệ thông tin, phát triển kỹ năng, … để bắt nhịp với những biến động liên tục của thời đại cơng nghệ số được coi là chìa khóa thành cơng của Tổng cục Hải Quan.

Thứ hai, Nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng nguồn nhân lực

chất lượng cao, Hải quan đã nâng cấp Trường nghiệp vụ Hải quan Việt Nam thành trường Hải quan Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực dựa trên nhu cầu thực tiễn của công tác hải quan, đáp ứng năng lực của từng vị trí cơng tác của mỗi cơng chức. Cung cấp kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chun sâu, chuẩn hóa các chương trình đào tạo gắn với chất lượng đào tạo đảm bảo yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ hiện đại hóa hải quan.

Thứ ba, xây dựng Trường Hải quan Việt Nam hiện đại có đầy đủ các

Khoa, Phòng, Trung tâm chức năng và được trang bị đầy đủ mơ hình, học cụ trực quan, giáo trình điện tử, thư viện điện tử, hệ thống cơng nghệ thơng tin đào tạo trực tuyến, có đội ngũ giảng viên tâm huyết và trình độ, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế. Củng cố và nâng cao chất lượng các phòng ban chức năng, phát triển các bộ môn với đội ngũ giảng viên cơ hữu am hiểu kiến thức vĩ mơ, chun sâu lĩnh vực chun mơn đảm nhiệm, có phương pháp giảng dạy phù hợp, cùng với các giảng viên kiêm chức nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

* Ủy ban Chứng khoán nhà nước

cho các tổ chức, nhưng Ủy ban Chứng khốn nhà nước (UBCKNN) vẫn có những bước phát triển vượt bậc, đã giúp giữ thị trường chứng khoán (TTCK) hoạt động liên tục trong đại dịch, tăng cường công tác kiểm tra giám sát phát hiện sai phạm và xử phạt theo quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm cho TTCK hoạt động cơng khai, minh bạch, tăng lịng tin cho nhà đầu tư, TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong mười thị trường chứng khốn có sức chống chịu với đại dịch và phục hồi tốt nhất thế giới, Chỉ số VN Index vượt 1.100 điểm, đạt 1103,87 điểm, tăng mạnh tới 67% so với thời điểm thấp nhất của năm 2020, tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm 2019; chỉ số HNX Index tăng gần 119% so với thời điểm cuối Quý I/2020 và tăng 98,1% so với cuối năm 2019, thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục, số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới tăng kỷ lục trong năm 2020 cho thấy sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid.

Bài học của Ủy ban chứng khoán nhà nước được rút ra là:

Thứ nhất, cùng với chiến lược số hóa, UBCKNN chú trọng đến cơng tác

kiểm tra giám sát, phòng vệ rủi ro hoạt động, thị trường và đảm bảo thanh khoản, có tác dụng ổn định tâm lý nhà đầu tư, đồng thời đáp ứng các chuẩn mực quốc tế nhằm bảo đảm môi trường hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững và minh bạch. Khơng chỉ có vậy, UBCKNN cũng đặc biệt coi trọng cơng tác kiểm sốt, đưa ra các bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy định, tuyên truyền pháp luật, khen thưởng để xây dựng văn hóa trách nhiệm đối với mỗi cán bộ nhân viên.

Thứ hai, UBCKNN luôn đẩy mạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp đề

cao tinh thần tập thể như những người thân trong một Gia đình, đồng chí hướng và phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể; tơn trọng lẫn nhau, đồn kết, hợp tác trên mọi phương diện, đồng thời xây dựng văn hóa làm việc cởi mở và cầu tiến, minh bạch thông tin với khách hàng.

Thứ ba, xác định nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để phát triển nội lực

vững mạnh, UBCKNN đã tập trung phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo, bồi dưỡng và từng bước nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào. Chính vì vậy, mặt bằng chất lượng đội ngũ công chức của UBCKNN luôn ở mức cao nhất ngành Tài chính. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để có thể đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ mới phát sinh do tính chất năng động, khơng ngừng vận động, phát triển của ngành chứng khoán và TTCK, UBCKNN vẫn cần tiếp tục chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực mà trọng tâm chính là đổi mới phương thức tuyển dụng và chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

* Bài học kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực rút ra cho KBNN

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức và hội nhập quốc tế, hạn chế các tác động của CMCN 4.0 đến lĩnh vực tài chính Kho bạc; các đơn vị trực thuộc ngành Tài chính đã xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển mà nội dung của nó đề cập đến phát triển NNL. Tuy nhiên, mức độ, phạm vi, quá trình triển khai và tổ chức thực hiện đến đâu? Như thế nào? còn tùy thuộc vào quan điểm, chính sách phát triển cụ thể của từng đơn vị. Bước đầu tác giả tiếp cận tìm hiểu kinh nghiệm PTNNL và đúc rút lại một số kinh nghiệm như sau:

Một là, Cần tập trung phát triển nguồn nhân lực toàn diện để xây dựng

và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho sự đổi mới các nghiệp vụ, sản phẩm, dịch vụ tài chính kế tốn dựa trên cơng nghệ số hướng tới đem lại giá trị và lợi ích cho khách hàng, tiến tới thực hiện thành công chiến lược phát triển KBNN trở thành Kho bạc số vào năm 2030.

Hai là, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của đội ngũ cán bộ

KBNN trong những năm qua, cùng đoàn kết, chia sẻ, hợp tác phát triển xây dựng tập thể ngày càng vững mạnh.

Ba là, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng

làm chủ các ứng dụng công nghệ thông tin. Việc đào tạo, quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực công nghệ cao được thực hiện trên toàn hệ thống. Các cán bộ nghiệp vụ của Kho bạc cần được đào tạo đảm bảo đủ khả năng ứng dụng công nghệ thơng tin, có kỹ năng sử dụng phần mềm cơng nghệ thơng tin, nắm bắt nhanh các thay đổi về nghiệp vụ, phương thức làm việc tiên tiến, có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiến lược, định hướng, chính sách, chế độ, thực hiện quản lý tài chính, kế tốn kho bạc.

Bốn là, Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin tại

Kho bạc cần được chú trọng để có đội ngũ cán bộ trình độ nghiệp vụ giỏi, tính chun nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, cần có liên kết đào tạo nâng cao trình độ, khảo sát công nghệ hiện đại trong nước và quốc tế một cách hiệu quả, thực hiện các chế độ đãi ngộ chuyên gia và lao động giỏi.

Năm là, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện Chiến lược phát triển

ngành Tài chính tồn diện trong đó nhấn mạnh vai trị ứng dụng cơng nghệ thơng tin, khuyến khích sự phát triển hợp tác giữa kho bạc và các đơn vị liên quan như các ngân hàng thương mại, cơ quan tài chính,…; Thúc đẩy hệ sinh thái phát triển, trở thành một phần của hệ sinh thái trong chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính, kho bạc hiện đại.

Kết luận chƣơng 1

Để làm rõ những lý luận về PTNNL nói chung và PTNNL trong thời kỳ chuyển đổi số hướng tới chính phủ số nói riêng, trong chương 1 tác giả đã đi sâu phân tích, luận giải về NNL, PTNNL trong một tổ chức cụ thể là:

Thứ nhất, tác giả đã đưa ra một số khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực và nhấn mạnh các vai trị và lợi ích của NNL và phát triển nguồn nhân lực gồm: vai trò của nguồn nhân lực trong thúc đẩy tăng trưởng của các tổ chức; các tác động tích cực và vai trị của việc phát triển nguồn nhân lực đối với các tổ chức hiện nay.

Thứ hai, trong chương này tác giả tập hợp được những kinh nghiệm quốc tế và bài học PTNNL trong giai đoạn chuyển đổi số của các tổ chức, thông qua nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực, từ đó rút ra bài học cho KBNN trong thời gian tới.

Thứ ba, phân tích nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến PTNNL của tổ chức, gồm phát triển nguồn nhân lực về số lượng, chất lượng và hợp lý hóa cơ cấu nguồn nhân lực, đồng thời đánh giá các nhân tố bên ngoài, bên trong ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực và đưa ra các tiêu chí đánh giá tình hình phát triển nguồn nhân lực ngân hàng thương mại thời kỳ CMCN 4.0.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)