Khái niệm và vai trò của phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 27 - 31)

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức

1.2.1. Khái niệm và vai trò của phát triển nguồn nhân lực

1.2.1.1. Một số Khái niệm

* Khái niệm nguồn nhân lực

Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, các tổ chức đã luôn nỗ lực tạo ra giá trị khác biệt để tồn tại và phát triển dựa trên yếu tố phát triển năng lực con người, họ coi nguồn nhân lực là mấu chốt giải quyết mọi vấn đề của tổ chức. Có nhiều cách hiểu về nguồn nhân lực:

- Theo lý luận quản trị thì nhân lực được hiểu là, “Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp”.

Nguồn nhân lực: “Đây là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí lực, thể lực phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi..., trí lực là nguồn lực tiềm tàng to lớn của con người, đó là tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách v.v..”

Theo giáo trình quản trị nguồn nhân lực của trường đại học kinh tế quốc dân (2015) của tác giả Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Văn Điềm định nghĩa, “Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, cịn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con nguời, gồm cả thể lực và trí lực”.

Nguồn nhân lực là chủ thể tham gia xây dựng và phát triển tổ chức, là nguồn lực quan trọng bên cạnh các nguồn lực của tổ chức như tài chính, cơng nghệ, kỹ thuật…

Các khái niệm trên đều nhìn nhận nguồn nhân lực là toàn bộ nhân sự trong tổ chức, bao gồm đội ngũ lãnh đạo, quản lý, cán bộ nhân viên của tổ chức, doanh nghiệp, đây là khách thể của nhà quản trị, chủ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh và là động lực phát triển của tổ chức.

Ngồi ra, có một số quan điểm coi nguồn nhân lực là những tiềm năng bên trong nhân sự của tổ chức, các tiềm năng này cần được quan tâm, đào tạo, khai mở và phát triển để ngày càng được biểu lộ trong quá trình làm việc và phát huy tối đa trong quá trình làm việc cho tổ chức.

Theo ngân hàng thế giới (2014), “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn nhân lực của con người bao gồm thể lực, trí lực và kỹ năng nghề nghiệp”.

Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (2001), “Nguồn nhân lực là kiến thức, kỹ năng, năng lực của những thuộc tính tiềm tàng trong mỗi cá nhân, góp phần tạo nên sự thịnh vượng kinh tế, xã hội và cho bản thân người ấy”.

Nguồn nhân lực là năng lực nội tại, nguồn lực bên trong của mỗi người, được thể hiện qua kết quả công việc và cách xử lý vấn đề trong quá trình làm việc, nguồn năng lực tiềm tàng chìm sâu bên trong mỗi người sẽ được phát huy tối đa trong điều kiện được khai mở và phát triển.

Với quan điểm này năng lực làm việc cần được quan tâm, khai thác và phát huy đúng mức sẽ tạo ra khối sức mạnh tập thể vững chắc cùng thực hiện mục tiêu lý tưởng của doanh nghiệp. Phát huy vai trò của người Lãnh đạo khuyến khích nguồn nhân lực trong tổ chức, thúc đẩy việc phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của mỗi người.

Nguồn nhân lực được coi là tài sản quý, cần được đầu tư phát triển nhằm mang lại sự thỏa mãn cá nhân và đóng góp nhiều nhất cho tổ chức. Khi nguồn nhân lực được thỏa đáng, họ sẽ có cơ hội phát triển những khả năng tiềm tàng, yên tâm gắn bó với doanh nghiệp và đóng góp nhiều nhất cho tổ chức. Thực tế đã chứng minh đầu tư vào nguồn nhân lực mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc đầu tư vào các yếu tố khác trong hoạt động của tổ chức.

Như vậy từ các cách tiếp cận khác nhau có thể đưa ra nhiều khái niệm về NNL, tuy nhiên trong khuân khổ luận văn này tác giả đưa ra khái niệm về NNL như sau: “NNL là toàn bộ lực lượng lao động của tổ chức có trình độ, kỹ năng, thể lực, đạo đức tham gia cống hiến đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức.

* Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực

Trong thời đại phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, vấn đề cạnh tranh giữa các tổ chức đang đứng trước rất nhiều thách thức, một trong những yếu tố quyết định thành bại của tổ chức đó là con người, nguồn nhân lực dồi dào đủ về chất và lượng sẽ là thế mạnh giúp tổ chức năng cao khả năng cạnh tranh, đặc biệt nền kinh tế tri thức đòi hỏi nguồn nhân lực ở các tổ chức cần vững vàng tay nghề, nâng cao khả năng sáng tạo, đổi mới, tác phong chuyên nghiệp, tinh thần học hỏi suốt đời. Do đó, các lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực đã được nghiên cứu ra đời, đến nay vẫn còn giá trị và đang tiếp tục được nghiên cứu hướng tới phát triển con người toàn diện giúp tổ chức phát triển bền vững thịnh vượng.

Một số lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực như sau:

Theo Dosimone (1998), “Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động có tính hệ thống và được hoạch định do tổ chức thiết kế để cung cấp cho các thành viên của tổ chức những kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại và trong tương lai”.

Swanson, R.A (2001), “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển và tạo điều kiện phát huy năng lực của con người thông qua phát triển tổ chức, đào tạo và phát triển cá nhân mỗi người với mục đích nâng cao khả năng thực hiện công việc”.

Theo giáo trình quản trị nguồn nhân lực của Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), “Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động học tập vượt ra

khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới, dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức”.

Theo Walton, J. (1999), “Phát triển nguồn nhân lực là sự mở rộng đào tạo và phát triển với định hướng học tập có tính tổ chức được hoạch định nhằm nâng cao kỹ năng, kiến thức và hiểu biết”.

Theo Bernadin (2007), “Phát triển nguồn nhân lực là các cơ hội học tập được thiết kế nhằm giúp cho người lao động trưởng thành và phát triển hơn, các cơ hội này không chỉ giới hạn ở phạm vi công việc trước mắt của người lao động”.

Nhà kinh tế người Anh William Petty (Thế kỷ thứ XVI) cho rằng: “Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất”. Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer cũng đề cao vai trò của nguồn lao động “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; Chỉ có trí tuệ của con người khi sử dụng không những không mất đi mà cịn lớn lên”.

Mục đích của phát triển nguồn nhân lực là tạo ra đội ngũ nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Có 5 nhóm yếu tố cơ bản nhất liên quan tới chất lượng nguồn nhân lực như sau: (1)Sức khỏe (thể lực); (2)Trình độ văn hóa; (3)Trình độ kỹ thuật; (4)Chun mơn, kỹ năng lao động; (5)Nhóm các phẩm chất khác của NNL, bao gồm: đạo đức, thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc, khả năng sáng tạo, thích ứng…, trong đó tác phong lao động có vai trị đặc biệt quan trọng trong một tổ chức. Trình độ chun mơn kỹ thuật phản ánh kiến thức của người lao động, kiến thức kết hợp cùng với kĩ năng và phẩm chất lao động tạo nên năng lực làm việc là những yếu tố quyết định chất lượng NNL. Đối với một tổ chức thì năng lực thực hiện cơng việc ở từng vị trí cơng tác phản ánh chất lượng của NNL.

1.2.1.2 Vai trò của phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực sẽ thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, hiệu quả cơng việc, giảm bớt sự giám sát, duy trì và nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực. Để tăng cường kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hiện công việc, nguồn nhân lực phải được giáo dục, đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề.

Phát triển nguồn nhân lực nghĩa là giúp người lao động làm tốt công việc hiện tại và chuẩn bị kiến thức kỹ năng để thích ứng, phát triển cao hơn trong tương lai. Thời đại ngày càng phát triển, địi hỏi mỗi cán bộ cần ln trau dồi kỹ năng, trình độ để đáp ứng công việc ngày càng nhiều và phức tạp hơn.

Mỗi doanh nghiệp đều kỳ vọng phát triển thành cơng và thịnh vượng, do đó mục tiêu của phát triển nguồn nhân lực là đảm bảo phát triển nhân lực có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ của tổ chức. Trong mục tiêu dài hạn doanh nghiệp cần có tầm nhìn chiến lược phát triển nguồn nhân lực giúp tổ chức nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tóm lại phát triển nguồn nhân lực là quá trình đào tạo con người nhằm nâng cao trình độ hiểu biết, phẩm chất đạo đức, phát triển năng lực, giá trị sống. Phát triển, nâng cấp, cải tiến liên tục để tạo ra nguồn nhân lực có năng lực mới đáp ứng mục tiêu mới của tổ chức trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)