Các tiêu chí đánh giá quản lý đấu thầu mua sắm tập trung các thiết bị

Một phần của tài liệu Quản lý đấu thầu mua sắm tập trung các thiết bị văn phòng tại cục trang bị và kho vận bộ công an (Trang 34 - 36)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý đấu thầu mua sắm tập trung thiết bị văn phòng

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá quản lý đấu thầu mua sắm tập trung các thiết bị

văn phòng

1.2.3.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế của công tác quản lý mua sắm tập trung hàng hóa được thể hiện qua trình độ sử dụng các nguồn lực như tài chính, nhân lực để đạt được những mục tiêu đã đề ra như lựa chọn được đơn vị cung cấp uy tín, mua sắm các TBVP có chất lượng cao, giá cả hợp lý, đáp ứng u cầu cơng tác của cơ quan, góp phần tiết kiệm chi phí so với các hình thức mua sắm trước đây, đồng thời tránh tình trạng mua sắm tràn lan, vượt tiêu chuẩn quy định, gây lãng phí ngân sách Nhà nước. Hiện nay, hiệu quả kinh tế được phản ánh bằng số tiền chênh lệch giữa giá trúng thầu và giá dự toán, giúp tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước thông qua việc áp dụng phương thức mua sắm tập trung.

1.2.3. . uân th các quy định c a Nh n c về đấu thầu mua sắm tập trun , tiêu chuẩn định mức, chế độ quản lý t i sản c n v n ân sách Nh n c

Công tác lập kế hoạch đấu thầu mua sắm tập trung phải đảm bảo sát với thực tế, thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, tuân thủ đúng tiêu chuẩn định mức tại Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định khác của Nhà nước. Công tác tổ chức thực hiện mua sắm tập trung được thực hiện bằng các hình thức đấu thầu được quy định tại Luật Đấu thầu số 43/2013/QĐ. Theo đó, cơng tác sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực mua sắm công theo phương thức tập trung phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công tác thanh tra, giám sát đảm bảo sự minh bạch, công khai, phản ánh đúng thực chất theo quy định của Pháp luật.

Công tác đấu thầu MSTT các TBVP đồng thời phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như sau:

1.2.2.3 Đáp ứn các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp

Tiêu chí về chất lượng hàng hóa: Chất lượng các TBVP thể hiện ở cơng nghệ sản xuất, tính đồng bộ, hiện đại, hiệu quả, độ bền, mẫu mã, kiểu dáng, tính năng sử dụng... đáp ứng yêu cầu về cấu hình kỹ thuật của CĐT, do đó cần làm tốt ngay từ bước xây dựng HSMT và thẩm định;

Tiêu chí về giá cả: Đối với cùng 1 m t hàng TBVP nhưng có mức giá khác nhau tùy thuộc vào đơn vị cung cấp, khu vực, quốc gia, thời Điểm... gây khó khăn cho đơn vị quản lý. Do đó, CĐT cần làm tốt công tác khảo sát giá cả thị trường, đánh giá khách quan, đúng đủ giá thành sản phẩm dựa trên những yếu tố quyết định như chất lượng, độ bền, tính năng, thương hiệu của sản phẩm TBVP;

Tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu: Đó là khả năng cung ứng đủ lượng hàng hóa, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định giữa hai bên. Để làm tốt điều này, nhà thầu phải chứng minh bằng các yếu tố như: kinh nghiệm thực hiện các gói thầu có tính chất tương tự, quy mơ kinh doanh, nhân sự, diện tích nhà xưởng, sự chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, khả năng vận tải... nhằm hạn chế tối đa việc vi phạm hợp đồng, gây chậm trễ, ảnh hưởng đến công tác của bên CĐT;

Tiêu chí về an tồn lao động, bảo vệ mơi trường: Tuy khơng phải là tiêu chí chính nhưng đây là tiêu chí được khuyến khích và ưu tiên lựa chọn trong đấu thầu mua sắm tập trung hàng hóa cơng nói chung và các TBVP nói riêng vì những tác động trực tiếp, lâu dài đến sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình vận hành, sử dụng.

Tiêu chí riêng của từng cơ quan, tổ chức: Ngồi các tiêu chí chung, tùy đ c thù riêng của từng cơ quan, tổ chức mà hoạt động đấu thầu MSTT các TBVP phải đáp ứng như tính bảo mật, sự phức tạp về vị trí địa lý, tính khẩn cấp, đột xuất...

1.2.2.4 Bảo đảm c n bằn , minh bạch, hiệu quả cạnh tranh tron đấu thầu

Trong triển khai đấu thầu MSTT các TBVP phải đảm bảo tiêu chí minh bạch về thông tin đấu thầu mua sắm trên các phương tiện thông tin đại chúng, đ c biệt là trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định, nhằm tăng cường sự giám sát tồn dân đối với việc MSTT tài sản cơng phục vụ công tác; đồng thời tạo sự tiếp cận công bằng, công khai đối với các nhà thầu có đủ năng lực cạnh tranh trong đấu thầu MSTT các TBVP; vừa góp phần đảm bảo sự công bằng cạnh tranh giữa các nhà thầu, vừa tăng tỉ lệ lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm cung cấp các TBVP đáp ứng yêu cầu công tác.

1.2.3.5. Kiểm tra, iám sát

Hoạt động kiểm tra, giám sát là một trong những bước cần thiết của công tác quản lý đấu thầu MSTT các TBVP nói riêng và mua sắm cơng nói chung nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm ho c chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật; tránh tình trạng tiêu cực, lãng phí NSNN, tham nhũng, lợi ích nhóm. Đơn vị thực hiện hoạt động kiểm tra giám sát cần xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát, nêu cụ thể, đầy đủ nội dung, thành phần, thời gian thực hiện... theo đúng quy định, chủ động, minh bạch.

Một phần của tài liệu Quản lý đấu thầu mua sắm tập trung các thiết bị văn phòng tại cục trang bị và kho vận bộ công an (Trang 34 - 36)