Nguồn tài liệu và số liệu

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm BIDV hải dương (Trang 36)

Sử dụng nguồn tài liệu và số liệu thứ cấp là việc thu thập thông tin, dữ liệu và tài liệu đã công bố liên quan đến quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh phi nhân thọ từ báo cáo tổng kết, báo cáo thường niên của Công ty, nghiên cứu các chuyên đề có liên quan... tiến hành thu thập các báo cáo kết quả kinh doanh, các báo cáo tổng hợp từ năm 2016 đến hết năm 2020; và phương hướng hoạt động qua các năm từ 2016 đến hết năm 2020.

Đồng thời thu thập và kế thừa các thông tin, dữ liệu, bài báo về lĩnh vực bảo hiểm, quan điểm và kinh nghiệm quản lý rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của các công ty bảo hiểm. Trên các phương tiện truyền thông như tạp chí, Internet...

Thu thập các tài liệu, thơng tin liên quan đến chính sách, định hướng của Nhà nước đối với ngành bảo hiểm phi nhân thọ.

Tất cả các tài liệu, số liệu thu thập được theo phương pháp này đều được chọn lọc, chỉ rõ nguồn trích dẫn giúp cho việc phân tích và xử lý số liệu liên quan đến đề tài.

Ưu điểm của nguồn tài liệu và số liệu thứ cấp là tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Nhược điểm của dữ liệu thứ cấp là nó được thu thập cho các mục đích ban đầu khác với mục đích của người nghiên cứu. Đồng thời, những dữ liệu thứ cấp thường đã qua xử lý, khó đánh giá được độ chính xác mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu.

Dữ liệu thứ cấp không phải là dữ liệu được thu thập trực tiếp từ người nghiên cứu, mà là dữ liệu được thu thập từ những người khác cho các mục đích khác với người nghiên cứu. Do đó, cần kiểm tra xem vấn đề nghiên cứu có phù hợp với nguồn dữ liệu thứ cấp hay không. Để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả, bạn cần xác minh tính chính xác của dữ liệu gốc.

28 trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.

2.2. Phƣơng pháp xử lý nguồn tài liệu và số liệu

2.2.1. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập được sẽ được xử lý, sắp xếp, trình bày trong các bảng biểu theo các chỉ tiêu phục vụ cho mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đặt ra.

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel để tổng hợp và tính tốn các chỉ tiêu cần thiết để phản ánh tình hình doanh thu bảo hiểm, tình hình bồi thường chung và bồi thường theo nghiệp vụ bảo hiểm, kết quả kinh doanh. Các thông tin được thể hiện chủ yếu bảng biểu.

Tác giả đã tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ các số liệu có sẵn trên internet và của Cơng ty như:

- Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ thị trường Việt Nam từ năm 2016-2020. - Tỷ lệ thị phần các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2020.

- Kết quả kinh doanh của BIC Hải Dương từ năm 2016 - 2020.

- Doanh thu phí bảo hiểm các nghiệp vụ của BIC Hải Dương từ năm 2016 - 2020. - Tình hình bồi thường chung tại BIC Hải Dương từ 2016 - 2020.

- Tình hình bồi từng nghiệp vụ tại BIC Hải Dương từ năm 2016 - 2020. - Trích lập dự phịng và chi đề phòng hạn chế tổn thất tại BIC Hải Dương từ năm 2016 – 2020.

- Tỷ lệ chi nhượng tái bảo hiểm tại BIC Hải Dương từ năm 2016 – 2020. Phân tích là phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để phân tích, phát hiện ra bản chất, thuộc tính, quy luật của từng bộ phận của đối tượng nghiên cứu để từ đó hiểu rõ hơn đối tượng nghiên cứu, từng bước bóc tách từng mảng số liệu để nhìn rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng nghiên cứu.

Sau khi tổng hợp được số liệu từ các nguồn đáng tin cậy, tác giả đi sâu vào phân tích từng thuộc tính riêng và thuộc tính chung, qua đó tìm ra các nguyên nhân những thuộc tính.

29

Ưu điểm của phương pháp này là sắp xếp, hệ thống các chỉ tiêu theo mục tiêu và nội dung nghiên cứu.

Nhược điểm của phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu là thời lượng nghiên cứu không đủ hoặc hiện tượng kiểm tra có biểu hiện biến động bất thường, giảm tính đại diện của giá trị trung bình.

Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin được sử dụng phổ biến cho hầu hết các nghiên cứu khoa học.

2.2.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến cho các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu kinh tế, khi cần so sánh các hiện tượng có liên quan hoặc có ảnh hưởng lẫn nhau. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng đã được lượng hóa, có nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. So sánh số liệu kì này với số liệu kì trước (năm trước, q trước, tháng trước) giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.

Phương pháp so sánh đồng thời dùng khi xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh khoa học và chính xác về hiện tượng nghiên cứu.

Tác giả sử dụng chủ yếu là đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu tương ứng trong cùng một thời gian và so sánh giữa năm trước với năm sau. Từ đó nhận thấy được ưu điểm, nhược điểm của từng nội dung quản lý, làm cơ sở đề xuất các giải pháp thực hiện.

Ưu điểm của phương pháp so sánh là thấy được mối quan hệ giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng khác có liên quan.

Nhược điểm của phương pháp này là nếu kết quả so sánh không thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính tốn, quy mơ, thời gian thì kết quả so sánh khơng thể chính xác được.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Doanh thu phí bảo hiểm

Doanh thu phí bảo hiểm là tổng các giá trị thực hiện được do việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm của tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm.

30 Cơng thức tính: DT = ∑DTi

Trong đó: DT là doanh thu phí bảo hiểm

DTi là doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm i Doanh thu phí bảo hiểm bao gồm hai loại:

-Doanh thu phát sinh (DTps): Là nguồn doanh thu được ghi nhận trong sổ sách kế toán, bao gồm cả doanh thu đã thu được bằng tiền và doanh thu chưa thu được bằng tiền.

-Doanh thu thực thu (DTtt): Là doanh thu đã thu được bằng tiền. DTtt = DTps + CNđk – CNck

Trong đó: CNđk là cơng nợ phí bảo hiểm đầu kỳ CNck là cơng nợ phí bảo hiểm cuối kỳ

Ý nghĩa: chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm là chỉ tiêu phản ánh quy mô của một doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh thu phí bảo hiểm càng lớn thể hiện quy mô của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.

2.3.2. Chi phí

Chi phí (CP) là tồn bộ số tiền mà công ty bảo hiểm phải bỏ ra trong quá trình kinh doanh bảo hiểm.

Chi phí gồm các khoản chi cụ thể như sau:

-Chi bồi thường, giám định tổn thất: Đó là trách nhiệm về vật chất mà người bảo hiểm phải chịu để bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho khách hàng và chi phí nhằm xác định ra thiệt hại đó. Chỉ tiêu chi phí bồi thường rất quan trọng đối với một công ty bảo hiểm là nó phản ánh tình trạng quản lý rủi ro hiện tại và có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của cơng ty.

-Chi phí quản lý: Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí biểu hiện bằng tiền của các hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện công tác quản lý bao gồm: quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý khác.

Thực chất đây là những chi phí phục vụ gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó đảm bảo rằng q trình sản xuất kinh doanh của công ty sẽ được thực hiện một cách bình thường. Đó là chi phí có tỷ lệ tương đối ổn định.

31

Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản sau:

+ Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp: bao gồm lương và các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca cho lãnh đạo, cán bộ công nhân viên và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí cơng đồn.

+ Chi phí vật tư phục vụ cho quản lý doanh nghiệp.

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định như nhà văn phòng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phịng...

+ Thuế, phí, như thuế mơn bài, thuế nhà đất và các khoản phí khác. + Chi phí dự phịng như dự phịng phải thu khó địi.

+ Chi phí dịch vụ mua ngồi phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp như: chi phí điện, nước, điện thoại, fax, chi phí sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê nhà làm văn phịng…

+ Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp như: chi phí tiếp khách cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí tổ chức hội nghị, hội họp, cơng tác phí, chi phí kiểm tốn…

- Chi phí bán hàng: Đây là những chi phí phát sinh liên quan đến việc bán, phân phối và cung cấp sản phẩm. Chi phí phân phối là chi phí định kỳ. Trong trường hợp của các cơng ty bảo hiểm, chi phí phân phối chủ yếu là hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới, hỗ trợ đại lý…

- Chi đề phòng, hạn chế tổn thất: Là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình đánh giá nguy cơ và phòng ngừa tổn thất.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu chi phí có tác động rất lớn đến hoạt động của các công ty bảo hiểm. Việc phân tích các yếu tố chỉ tiêu chi phí cho biết yếu tố chi phí nào lớn hơn và các chi phí này có phù hợp với sản phẩm hay khơng. Bất kể sản phẩm bảo hiểm có được sử dụng hay không… Từ đó kịp thời điều chỉnh những chi phí bất hợp lý, duy trì hiệu quả kinh doanh.

2.3.3. Tỷ lệ bồi thường

Tỷ lệ bồi thường là một trong các chỉ tiêu thể hiện trình độ quản lý rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.

32 Cơng thức tính:

Số tiền bồi thường

Tỷ lệ bồi thường (%) = x 100

Doanh thu phí bảo hiểm

Tỷ lệ bồi thường có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Tỷ lệ tổn thất cao có khả năng dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm thua lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nó ảnh hưởng đến khả năng tài chính của các cơng ty bảo hiểm phi nhân thọ.

2.3.4. Hiệu quả kinh doanh quy ước

Hiệu quả kinh doanh quy ước của công ty bảo hiểm là chỉ tiêu đo lường sự phát triển của bản thân doanh nghiệp, phản ánh mức độ chi phí liên quan để đạt được kết quả hoạt động nhất định.

Cơng thức: H = DTt - CP

Trong đó: H là hiệu quả kinh doanh quy ước

DTt là doanh thu thuần, được xác định bằng doanh thu phí bảo hiểm gốc sau khi trừ đi phí nhượng tái bảo hiểm, cộng với hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.

CP là chi phí

Ý nghĩa: chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh quy ước càng lớn chứng tỏ trình độ quản lý và hiệu quả sử dụng chi phí càng cao và ngược lại.

33

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV

HẢI DƢƠNG

3.1. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ, có vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa các tỉnh trong khu vực và các vùng lân cận. Hải Dương có nền kinh tế đang phát triển, điều kiện về giao thông và cơ sở hạ tầng đã được sửa sang và nâng cấp. Trình độ phát triển kinh tế đã có sự đồng đều giữa các khu vực như thành phố, thị xã, thị trấn và các khu vực nơng thơn đang có sự cải thiện đáng kể.

Nhìn chung điều kiện về kinh tế xã hội của Hải Dương đang có chiều hướng phát triển mạnh mẽ. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang diễn ra tình trạng cạnh tranh vơ cùng gay gắt giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đặc biệt là một số doanh nghiệp bảo hiểm lớn như Bảo Việt; Bảo Minh; MIC; PJICO và PTI … Ngồi ra cịn phải kể đến các doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường như Bảo hiểm Xuân Thành; Bảo hiểm Cathay; Bảo hiểm Toàn cầu; và một số đơn vị bảo hiểm khác …

Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đang trên đà phát triển nhanh chóng, doanh thu phí bảo hiểm gốc của toàn thị trường liên tục tăng trưởng mạnh và đều qua các năm. Nhất là năm 2019 và năm 2020, năm của đại dịch covid-19 nhưng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ vẫn tăng trưởng

Bảng 3.1: Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ thị trường Việt Nam từ năm 2016-2020 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Tăng trƣởng (%) 2017/2016 2018/2017 2019/2018 2020/2019 Phí BH gốc 36.372 40.561 45.694 52.387 57.102 10,61% 9,9% 12,3% 8%

Nguồn: Cục Quản lý giám sát bảo hiểm – IAV (Bộ Tài Chính)

Nhìn vào bảng trên nhận thấy doanh thu phí bảo hiểm gốc vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng đều trung bình 10,2%/năm.

34

Riêng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, do số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nhiều, tiềm năng của thị trường mặc dù lớn, tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Ngoài một số doanh nghiệp như Bảo Việt; PJICO; PTI; PVI; Bảo Minh; … chủ trương cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ bảo hiểm thì một số doanh nghiệp cịn lại chủ trương cạnh tranh bằng hạ phí, tăng chi phí khai thác, mở rộng điều khoản phi kỹ thuật.

Một số nhóm nghiệp vụ có sự cạnh tranh vô cùng gay gắt giữa các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hiểm giáo viên học sinh, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm cháy, nổ …

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ thị phần các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2020 (Nguồn: baohaiduong.vn)

Về thị phần, BIC Hải Dương đang đứng ở vị trí thứ 4 tại địa bàn tỉnh Hải Dương.

3.2. Tổng quan về công ty bảo hiểm BIDV Hải Dƣơng

3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIC Hải Dương

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) được ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập Tập đồn tài chính mang thương hiệu BIDV thông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đồn Bảo hiểm

35

Quốc tế QBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc (cơng ty có vốn nước ngồi, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999) và chính thức ra mắt với tên gọi mới (BIC) kể từ ngày 01/01/2006.

Sau khi BIC kế thừa 6 năm kinh nghiệm kinh doanh bảo hiểm tại liên doanh và 60 năm kinh nghiệm hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên thị trường tài chính, BIC tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ phù hợp với các dịch vụ tài chính tổng thể do BIDV cung cấp tới khách hàng.

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, BIC hiện nằm trong top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu về thị phần bảo hiểm gốc và là một trong những công ty bảo hiểm phát triển nhanh nhất trên thị trường. BIC là công ty dẫn đầu về phát triển kênh Bancassurance và các kênh bảo hiểm trực tuyến (E-business). BIC cũng là cơng ty bảo hiểm đầu tiên có mạng lưới kinh doanh rộng khắp thị trường Đông Dương.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm BIDV hải dương (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)