2.3.1. Doanh thu phí bảo hiểm
Doanh thu phí bảo hiểm là tổng các giá trị thực hiện được do việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm của tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm.
30 Cơng thức tính: DT = ∑DTi
Trong đó: DT là doanh thu phí bảo hiểm
DTi là doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm i Doanh thu phí bảo hiểm bao gồm hai loại:
-Doanh thu phát sinh (DTps): Là nguồn doanh thu được ghi nhận trong sổ sách kế toán, bao gồm cả doanh thu đã thu được bằng tiền và doanh thu chưa thu được bằng tiền.
-Doanh thu thực thu (DTtt): Là doanh thu đã thu được bằng tiền. DTtt = DTps + CNđk – CNck
Trong đó: CNđk là cơng nợ phí bảo hiểm đầu kỳ CNck là cơng nợ phí bảo hiểm cuối kỳ
Ý nghĩa: chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm là chỉ tiêu phản ánh quy mô của một doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh thu phí bảo hiểm càng lớn thể hiện quy mơ của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.
2.3.2. Chi phí
Chi phí (CP) là tồn bộ số tiền mà công ty bảo hiểm phải bỏ ra trong quá trình kinh doanh bảo hiểm.
Chi phí gồm các khoản chi cụ thể như sau:
-Chi bồi thường, giám định tổn thất: Đó là trách nhiệm về vật chất mà người bảo hiểm phải chịu để bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho khách hàng và chi phí nhằm xác định ra thiệt hại đó. Chỉ tiêu chi phí bồi thường rất quan trọng đối với một công ty bảo hiểm là nó phản ánh tình trạng quản lý rủi ro hiện tại và có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của cơng ty.
-Chi phí quản lý: Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí biểu hiện bằng tiền của các hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện công tác quản lý bao gồm: quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý khác.
Thực chất đây là những chi phí phục vụ gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó đảm bảo rằng q trình sản xuất kinh doanh của cơng ty sẽ được thực hiện một cách bình thường. Đó là chi phí có tỷ lệ tương đối ổn định.
31
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản sau:
+ Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp: bao gồm lương và các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca cho lãnh đạo, cán bộ công nhân viên và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí cơng đồn.
+ Chi phí vật tư phục vụ cho quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định như nhà văn phòng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phịng...
+ Thuế, phí, như thuế mơn bài, thuế nhà đất và các khoản phí khác. + Chi phí dự phịng như dự phịng phải thu khó địi.
+ Chi phí dịch vụ mua ngồi phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp như: chi phí điện, nước, điện thoại, fax, chi phí sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê nhà làm văn phịng…
+ Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp như: chi phí tiếp khách cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí tổ chức hội nghị, hội họp, cơng tác phí, chi phí kiểm tốn…
- Chi phí bán hàng: Đây là những chi phí phát sinh liên quan đến việc bán, phân phối và cung cấp sản phẩm. Chi phí phân phối là chi phí định kỳ. Trong trường hợp của các công ty bảo hiểm, chi phí phân phối chủ yếu là hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới, hỗ trợ đại lý…
- Chi đề phòng, hạn chế tổn thất: Là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình đánh giá nguy cơ và phịng ngừa tổn thất.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu chi phí có tác động rất lớn đến hoạt động của các công ty bảo hiểm. Việc phân tích các yếu tố chỉ tiêu chi phí cho biết yếu tố chi phí nào lớn hơn và các chi phí này có phù hợp với sản phẩm hay không. Bất kể sản phẩm bảo hiểm có được sử dụng hay khơng… Từ đó kịp thời điều chỉnh những chi phí bất hợp lý, duy trì hiệu quả kinh doanh.
2.3.3. Tỷ lệ bồi thường
Tỷ lệ bồi thường là một trong các chỉ tiêu thể hiện trình độ quản lý rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
32 Cơng thức tính:
Số tiền bồi thường
Tỷ lệ bồi thường (%) = x 100
Doanh thu phí bảo hiểm
Tỷ lệ bồi thường có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Tỷ lệ tổn thất cao có khả năng dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm thua lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nó ảnh hưởng đến khả năng tài chính của các cơng ty bảo hiểm phi nhân thọ.
2.3.4. Hiệu quả kinh doanh quy ước
Hiệu quả kinh doanh quy ước của công ty bảo hiểm là chỉ tiêu đo lường sự phát triển của bản thân doanh nghiệp, phản ánh mức độ chi phí liên quan để đạt được kết quả hoạt động nhất định.
Công thức: H = DTt - CP
Trong đó: H là hiệu quả kinh doanh quy ước
DTt là doanh thu thuần, được xác định bằng doanh thu phí bảo hiểm gốc sau khi trừ đi phí nhượng tái bảo hiểm, cộng với hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
CP là chi phí
Ý nghĩa: chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh quy ước càng lớn chứng tỏ trình độ quản lý và hiệu quả sử dụng chi phí càng cao và ngược lại.
33
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV
HẢI DƢƠNG