Lập kế hoạch phịng ngừa và kiểm sốt rủi ro

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm BIDV hải dương (Trang 53 - 54)

3.3. Thực trạng quản lý rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty

3.3.1. Lập kế hoạch phịng ngừa và kiểm sốt rủi ro

Xác định rủi ro và phân tích rủi ro

Cơng tác xác định và phân tích rủi ro tại BIC Hải Dương chưa thực sự được bài bản, khoa học bởi chưa có bộ phận chuyên trách. Các rủi ro được dự báo bằng hai hình thức:

- Từ bộ phận chuyên môn của Tổng công ty báo về dưới hình thức văn bản cảnh báo các rủi ro trong từng sản phẩm để nhân viên biết và tìm biện pháp xử lý với các tình huống khi phát sinh các yêu cầu bồi thường của khách hàng.

45

- Từng nhân viên ở các bộ phận khai thác xác định các rủi ro có thể xảy ra sau đó trao đổi với các nhân viên khác thông qua các cuộc họp để truyền đạt cho các nhân viên khác biết để áp dụng trong quá trình xử lý cơng việc bồi thường.

Đo lƣờng rủi ro

Việc đo lường rủi ro tại BIC Hải Dương cũng chưa thực hiện theo phương pháp đo lường một cách khoa học. Đo mức độ rủi ro chủ yếu thông qua các báo cáo thống kê định kỳ hàng năm, hàng quý, hàng tháng về tần suất bồi thường (số vụ bồi thường).

Từ các số liệu thống kê đó từng nhân viên bộ phận khai thác sẽ biết được mức độ rủi ro với từng loại sản phẩm bảo hiểm, từ đó biết được loại sản phẩm này thường hay rủi ro nhất. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp chính sách với từng loại sản phẩm nhằm hạn chế rủi ro, cho các hợp đồng phát sinh sau.

Chính sách hạn chế rủi ro

Việc thực hiện các chính sách hạn chế được triển khai từ tổng công ty, trên cơ sở việc thiết kế các sản phẩm, khi có biểu hiện rủi ro, các bộ phận chun mơn của Tổng cơng ty sẽ đề xuất chính sách hạn chế thơng qua các biện pháp như:

- Yêu cầu các thủ tục, giám sát cần thiết khi giải quyết bồi thường cho khách hàng như tăng thêm nhân viên kiểm sốt với các khoản bồi thường lớn…

- Tăng phí bảo hiểm cho những sản phẩm bảo hiểm thường hay xảy ra rủi ro. Tuy nhiên đây là biện pháp có tác dụng hai mặt, một mặt tăng nguồn bù đắp cho các rủi ro các loại sản phẩm, mặt khác lại có tác dụng ngược bởi mơi trường cạnh tranh với các công ty bảo hiểm khác trên cùng địa bàn. Nếu tăng phí bảo hiểm cao lại có nguy cơ mất khách hàng, khi khách hàng thấy phí của BIC cao sẽ sang cơng ty khác để mua sản phẩm cùng loại.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm BIDV hải dương (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)