Triển khai thực hiện kế hoạch phịng ngừa và kiểm sốt rủi ro

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm BIDV hải dương (Trang 54 - 60)

3.3. Thực trạng quản lý rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty

3.3.2. Triển khai thực hiện kế hoạch phịng ngừa và kiểm sốt rủi ro

Tình hình bồi thƣờng chung

Nhìn chung trong giai đoạn 2016 đến năm 2020, tỷ lệ bồi thường của BIC Hải Dương vẫn ở mức cao so với thị trường (Mức bồi thường chung của thị trường 30%). Riêng có năm 2020, do mức độ tăng trưởng doanh thu cao nên tỷ lệ bồi thường đã được điều tiết giảm xuống ở mức 22%.

46

Bảng 3.4: Tình hình bồi thường chung tại BIC Hải Dương từ 2016 - 2020

Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Doanh thu 29.035.182.971 34.473.461.592 37.584.747.808 45.573.725.684 66.929.428.839 Bồi thường 9.912.299.812 11.805.111.719 14.126.867.510 18.683.202.667 14.477.390.778 Tỷ lệ bồi thường 34% 34% 38% 41% 22% (Nguồn: Phòng kế tốn hành chính)

Tỷ lệ bồi thường hàng năm của BIC Hải Dương cao hơn so với mức bình quân của thị trường là do phải đối mặt với hàng loạt rủi ro trong quá trình kinh doanh:

- Đối với nghiệp vụ xe cơ giới tỷ lệ bồi thường hàng năm cao do các rủi ro sau: Rủi ro tai nạn đâm va; Rủi ro về định phí bảo hiểm thấp đối với các xe có tần suất xảy ra tổn thất thường xuyên cao như xe taxi, xe container, xe tải, xe khách vận chuyển đường dài; Rủi ro do cán bộ khai thác định giá trị tham gia bảo hiểm không đúng dẫn đến tranh chấp khi tổn thất xảy ra; Rủi ro do cấu kết giữa nhân viên và khách hàng nhằm mục đích trục lợi; Rủi ro do công tác giám định và bồi thường xe cơ giới.

Nguyên nhân các rủi ro đối với xe cơ giới cao là do: Ý thức của chủ xe, lái xe trong việc điều khiển phương tiện giao thơng; Trình độ thấp của cán bộ khai thác cũng như công tác thống kê rủi ro của bộ phận khai thác cho nên chưa đáp ứng được yêu cầu nên dẫn tới tình trạng định phí bảo hiểm sai, xác định số tiền bảo hiểm sai dẫn tới rủi ro cao nếu đối tượng phát sinh tổn thất;

Một nguyên nhân khác là do cơng ty chưa có khung qui định giá tham chiếu, khơng có qui định về đấu thầu khắc phục tổn thất, sửa chữa, thay thế các tài sản của khách hàng làm ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ bồi thường xe cơ giới của công ty.

- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ, các rủi ro BIC Hải Dương đang phải đối mặt là: Rủi ro do nguyên nhân cháy nổ thường xuyên xảy ra; Rủi ro do nhóm ngành có tỷ lệ tổn thất cao như ngành gỗ, hóa chất, dệt may…; Rủi ro thiên tai, hỏa hoạn không lường trước được xảy ra đối với khách hàng; Rủi ro công tác điều tra đánh giá không kỹ trước khi kí hợp đồng bảo hiểm; Rủi ro do mục đích trục lợi của khách hàng mà không lường trước được .

47

Nguyên nhân rủi ro cao đối với nhóm sản phẩm bảo hiểm cháy nổ là: Do ý thức của khách hàng về cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất, cơng tác phịng cháy chưa được coi trọng. Do trình độ của cán bộ làm cơng tác điều tra và đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn bảo hiểm còn yếu chưa đánh giá được hết nguy cơ rủi ro có thể xảy ra; Do thiên tai hỏa hoạn khơng lường trước được; Do mục đích xấu của khách hàng trong hoàn cảnh kinh doanh khó khăn có thể tìm cách đốt nhà xưởng nhằm mục đích trục lợi...

- Đối với nhóm nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu: Rủi ro BIC Hải Dương phải đối mặt thường là rủi ro chìm tàu do ảnh hưởng của thời tiết; rủi ro dâm va với đá ngầm; rủi ro do bảo hiểm cho các tàu có tuổi đời khá già; rủi ro do đâm va với tàu khác…

Nguyên nhân dẫn tới rủi ro cho nhóm nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu là do chính sách lựa chọn rủi ro của các cá nhân vì áp lực tăng trưởng doanh thu mà chấp nhận bảo hiểm cho các con tàu có tuổi đời đã quá già, khả năng đảm bảo an tồn khơng cao khi có sự cố xảy ra; Do thời tiết thay đổi bất thường mưa bão; Do kinh nghiệm, trình độ của thuyền trưởng, lái tàu...

Tình hình bồi thƣờng theo từng nghiệp vụ

Nhìn chung tổn thất thường xảy ra ở một số nghiệp vụ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện xe ô tô, bảo hiểm bắt buộc xe ơ tơ, bảo hiểm hàng hóa và bảo hiểm cháy nổ. Số tiền và tỷ lệ bồi thường của các nghiệp vụ không đồng đều, phản ánh mức độ rủi ro khác nhau của từng nghiệp vụ.

48

Biểu 3.5: Tình hình bồi từng nghiệp vụ tại BIC Hải Dương từ năm 2016 – 2020

Đơn vị: đồng STT Nghiệp vụ 2016 2017 2018 2019 2020 Số tiền BT (đ) Tỷ lệ BT (%) Số tiền BT (đ) Tỷ lệ BT (%) Số tiền BT (đ) Tỷ lệ BT (%) Số tiền BT (đ) Tỷ lệ BT (%) Số tiền BT (đ) Tỷ lệ BT (%)

1 Bảo hiểm tai nạn con người 10.240.000 0,69% 136.045.268 5,46% 643.190.591 14,82% 384.171.918 4,64% 474.832.820 4,02% 2 Bảo hiểm y tế 409.495.130 56,57% 358.048.782 41,47% 595.510.184 56,22% 678.870.036 58,82% 663.643.843 55,43% 3 Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe 0 0,00% 0 0,00% 0 0 0,00% 0 0,00% 4 Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm

thiệt hại 0 0,00% 5.164.314.104 103,60% 0 0,00% 115.530.175 2,64% 563.572.491 13,70% 5 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển 3.211.610 0,82% 224.694.711 44,74% 5.374.211.281 706,91% 384.497.960 77,60% 47.771.024 3,37% 6 Bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới 629.942.768 17,61% 866.697.743 30,38% 722.363.313 26,26% 660.761.428 11,45% 1.317.442.434 7,37% 7 Bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới 8.816.911.486 67,56% 4.987.633.869 36,06% 6.733.874.946 46,52% 11.767.630.544 78,70% 8.172.298.163 44,80% 8 Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 80.056.323 1,48% 372.967.596 7,21% 9 Bảo hiểm cháy nổ tự nguyện 10.717.000 0,22% 40.677.242 0,61% 57.717.195 0,89% 4.548.251.667 114,56% 2.624.706.360 58,77% 10 Bảo hiểm thân tàu và trách

nhiệm dân sự chủ tàu 31.781.818 4,24% 27.000.000 3,03% 0 0,00% 0 0,00% 240.156.047 13,87% 11 Bảo hiểm trách nhiệm nghề

nghiệp 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 63.432.616 3415,87% 0 0,00% 12 Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%

Tổng cộng 9.912.299.812 34% 11.805.111.719 34% 14.126.867.510 38% 18.683.202.667 41% 14.477.390.778 22%

49

Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới mang lại doanh thu cao, nhưng lại có tỷ lệ bồi thường cao nhất. Cụ thể, tỷ lệ bồi thường bảo hiểm tự nguyện xe ô tô năm 2016 là 67,56%; năm 2017 là 36,06%; năm 2018 là 46,52%; năm 2019 là 78,77% và năm 2020 là 44,80%. Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc xe ô tô năm 2016 là 17,61%; năm 2017 là 30,38%; năm 2018 là 26,26%; năm 2019 là 11,45% và năm 2020 là 7,37%. Qua đây thấy rằng trong giai đoạn 2016 đến 2020, công tác quản lý rủi ro đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe ô tô thực hiện không tốt. Việc đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn bảo hiểm thực hiện không đúng quy trình. Một số cán bộ khai thác vì áp lực doanh thu nên tồn tại tâm lý “khai thác lấy được”, không lựa chọn rủi ro, không lựa chọn khách hàng. Một số loại xe ơ tơ có tỷ lệ bồi thường rất cao như xe ô tô taxi; xe ô tô cho thuê tự lái và xe sơmi, romooc… Đến năm 2020, BIC Hải Dương công tác quản lý rủi ro được thực hiện tốt hơn, việc đánh giá và lựa chọn rủi ro được thực hiện đúng quy trình, khơng nhận bảo hiểm với một số loại xe ô tơ có nguy cơ rủi ro cao nên tình hình cũng được cải thiện. Riêng với nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc xe ô tô, do công tác quản lý và đánh giá tốt, doanh thu vừa tăng trưởng và tỷ lệ bồi thường lại được cải thiện rất tốt nên tỷ lệ năm 2020 khá thấp. Tuy nhiên, do vẫn phải giải quyết tổn thất của các hợp đồng từ năm 2018 và 2019 chưa hết hiệu lực bảo hiểm nên tỷ lệ bồi thường năm 2020 đã vẫn ở mức cao so với một số nghiệp vụ bảo hiểm khác.

Ngoài nghiệp vụ bảo hiểm xe ô tô, nghiệp vụ bảo hiểm y tế cũng có tỷ lệ bồi thường cao và có xu hướng giữ mức đều qua các năm. Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm y tế năm 2016 là 56,57%; năm 2017 là 41,47%; năm 2018 là 56,22%; năm 2019 là 55,43%. Nguyên nhân là do hầu hết đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là cán bộ thuộc trong hệ thống của BIC Hải Dương, công nhân viên chức, công nhân của các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, công tác quản lý khám chữa bệnh không được thực hiện nghiêm chỉnh nên nguy cơ về việc họ đi khám nhiều lần, trục lợi bảo hiểm…, dẫn đến tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ cao hàng năm.

Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa cũng là nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường thất thường nhất. Tỷ lệ bồi thường năm 2016 là 0,82% nhưng năm 2017 là 44,74%; năm

50

2018 là 706,91%; năm 2019 là 77,60% và năm 2020 là 3,37%. Năm 2018 là năm số tiền bồi thường quá cao so với số phí bảo hiểm thu được từ dịch vụ này, dẫn đến năm 2018 là năm hiệu quả kinh doanh bị âm rất nặng. Lý do cho dẫn đến tỷ lệ bồi thường này là do quá trình quản lý rủi ro kém, đánh giá đối tượng bảo hiểm không chắc chắn, các mặt hàng dễ bị rủi ro cao nhưng vẫn chấp nhận cấp đơn, và còn nhiều nguyên nhân khách quan khác dẫn đến tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ này nhảy vọt.

Ngồi ra cịn nhóm nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ, năm 2018 đến năm 2020 là năm nắng nóng thất thường, nhiều cơ sở sản xuất bị hỏa hoạn và gần như thiêu rụi tồn bộ tài sản của doanh nghiệm, vì vậy mà tỷ lệ bồi thường của nhóm nghiệp vụ này trong những năm 2018 đến năm 2020 khá cao. Điểm hình năm 2018 có 0,89% đến năm 2019 nhảy lên 114,56%; và năm 2020 là 58,77%. Do năm 2018 xảy ra tổn thất nhưng đến năm 2019 mới thanh toán trả đền bù, nên năm 2018 phải nhập tiền dự phòng bồi thường lớn dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2018 bị âm rất nặng.

Nổi bật trong giai đoạn 2016 đến 2020 là sự phát triển nhảy vọt của nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn con người. Đây là nghiệp vụ bảo hiểm mà BIC Hải Dương bắt đầu triển khai mạnh từ năm 2016. Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn con người có tốc độ tăng trưởng rất cao, tỷ lệ bồi thường thấp, lần lượt là 0,69% năm 2016; 5,46% năm 2017; 14,82% năm 2018; 4,64 năm 2019 và 4,02 năm 2020. Đây là nghiệp vụ hứa hẹn mang lại hiệu quả cao cho BIC Hải Dương trong tương lai. Hiện tại, trên thị trường bảo hiểm của tỉnh Hải Dương, nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn con người diễn ra sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các doanh nghiệp như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO, PTI…

Do đó tốc độ tăng trưởng nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn con người tăng cao phản ánh thực tế hình ảnh và thương hiệu của BIC Hải Dương ngày một tăng cao, chất lượng phục vụ khách hàng của BIC Hải Dương tốt, giải quyết bồi thường nhanh chóng, thuận tiện. Hiệu quả của cơng tác quản lý rủi ro được thể hiện ở việc chi trả bồi thường nhanh chóng, đúng người và đúng mức độ.

Ngồi ra một số nghiệp vụ có xảy ra tổn thất nhưng số tiền bồi thường không lớn và chỉ mang tính thời điểm và cục bộ như bảo hiểm bảo hiểm thân tàu và trách

51

nhiệm dân sự chủ tàu; Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại… Tuy nhiên đây là hai nghiệp vụ có tỷ lệ nhượng tái bảo hiểm cao nên ít ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của BIC Hải Dương. Cịn một số nghiệp vụ khác gần như khơng xảy ra tổn thất, hoặc tổn thất rất nhỏ.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm BIDV hải dương (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)