Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tạ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm BIDV hải dương (Trang 61)

thọ tại công ty bảo hiểm BIDV Hải Dƣơng

3.4.1. Quy trình quản lý rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại BIC Hải Dương Hải Dương

3.4.1.1. Kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro

Tái bảo hiểm là một cơng cụ được BIC sử dụng để kiểm sốt rủi ro các hợp đồng bảo hiểm đã ký kết, các rủi ro và điều kiện, điều khoản bảo hiểm mà công ty dự định ký kết đảm bảo rủi ro mà công ty bảo hiểm nắm giữ không vượt quá khả năng chấp nhận được.

Tái bảo hiểm là một cơng cụ rất tốn kém. Chi phí tái bảo hiểm là một trong những khoản chi phí hoạt động lớn nhất của các công ty bảo hiểm. Tái bảo hiểm chuyển một phần rủi ro, nhưng cũng chia sẻ một phần phí bảo hiểm tương ứng cơng ty nhận được từ người được bảo hiểm.

Do đó, rủi ro phát sinh từ việc tái bảo hiểm có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty bảo hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty bảo hiểm.

Thực tế trong thời gian qua tại BIC Hải Dương việc xử lý rủi ro được thực hiện bằng các công cụ sau: Kiểm soát rủi ro trên cơ sở đưa ra các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất đối với các rủi ro đã chấp nhận bảo hiểm; thực hiện việc tài

53

trợ rủi ro thơng qua việc trích lập các quĩ dự phịng một cách đầy đủ; với những rủi ro lớn BIC Hải Dương báo cáo lên Tổng BIC để thu xếp tái bảo hiểm, chuyển bớt rủi ro được đánh giá vượt quá khả năng giữ lại của BIC.

Từ kết quả phân loại các nhóm, loại rủi ro nhận bảo hiểm, tính chất và tần suất xuất hiện tổn thất, BIC Hải Dương sẽ lựa chọn biện pháp phù hợp để đề phòng hạn chế tổn thất từ rủi ro.

Các nhóm ngành có tần suất xảy ra rủi ro thường xuyên như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người thì BIC Hải Dương có thể thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất như phối hợp với các cơ quan quản lý về giao thông tuyên truyền đạo đức người lái xe, thực hiện lái xe an toàn. Đối với loại hình bảo hiểm xe cơ giới, tuy tần suất xảy ra rủi ro thường xuyên, nhưng mức độ xảy ra rủi ro tổn thất thường không quá lớn và qua thống kê tỷ lệ bồi thường hàng năm của BIC Hải Dương ở mức 48% - 40% trên doanh thu nên BIC Hải Dương chọn phương thức giữ lại toàn bộ rủi ro trên và thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất. Các dịch vụ có mức độ rủi ro cao thường là nhóm ngành nghề có mức độ rủi ro lớn, giá trị tài sản bảo hiểm cao sẽ mang đi nhượng tái bảo hiểm.

3.4.1.2. Tài trợ rủi ro

Thực hiện trích lập dự phịng và chi đề phịng hạn chế tổn thất

Ngoài việc thực hiện cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình BIC Hải Dương cịn phải thực hiện trích lập dự phịng bồi thường theo qui định của Bộ Tài chính. Để ln ln đảm bảo khả năng chi trả bồi thường cho khách hàng. Nếu một công ty bảo hiểm đã trích lập đầy đủ các khoản dự phịng thì cơng ty bảo hiểm đó được coi là có khả năng thanh tốn.

Bảng 3.6: Trích lập dự phòng và chi đề phòng hạn chế tổn thất tại BIC hải Dương từ năm 2016-2020 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Tăng (giảm) dự phòng bồi thường - 2.131 3.946 9.647 - 6.962 11.096 Chi đề phòng hạn chế tổn thất 254 333 315 691 844 (Nguồn: Phịng kế tốn hành chính)

54

Quỹ dự phịng nghiệp vụ bảo hiểm phải trích lập xuất phát từ đặc điểm kinh doanh bảo hiểm và là theo chu trình ngược, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm chỉ được đảm bảo đầy đủ khi Công ty thực hiện trích lập đầy đủ quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Tùy theo đặc điểm và tình hình kinh doanh. Bộ Tài chính sẽ phê duyệt phương án trích lập dự phịng nghiệp vụ bảo hiểm cho các công ty kinh doanh bảo hiểm nhằm đảm bảo dự phịng nghiệp vụ các doanh nghiệp được trích lập đầy đủ theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người được bảo hiểm.

Thực hiện thu xếp tái bảo hiểm

Đối với các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm có nguy cơ xảy ra rủi ro cao và mức độ tổn thất nghiêm trọng như các nhóm ngành bảo hiểm về cháy nổ, bảo hiểm cho nhóm rủi ro do thiên tai, bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm tài sản kỹ thuật và bảo hiểm hàng hóa thì BIC Hải Dương báo cáo lên Tổng BIC để lựa chọn công cụ tái bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm để phân tán rủi ro, chuyển một phần rủi ro nhận bảo hiểm sang công ty bảo hiểm hoặc công ty tái bảo hiểm khác nhằm đảm bảo cân đối, ổn định tài chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty.

Bảng 3.7: Tỷ lệ chi nhượng tái bảo hiểm của BIC Hải Dương từ 2016-2020

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu 30,5 39,9 41,9 49 72,3

Chi tái bảo hiểm 4,3 5,2 5,5 5,7 6,1

Tỷ lệ 14% 13% 13% 12% 8,4%

(Nguồn: Phịng kế tốn hành chính)

Chương trình tái bảo hiểm mà BIC lựa chọn khống chế chi phí tái bảo hiểm, đảm bảo mức giữ lại cho mỗi đơn vị rủi ro không vượt quá quy định của Nhà nước và khả năng chấp nhận rủi ro của BIC.

Từ thực tế nhận diện, phân loại và đánh giá rủi ro BIC lựa chọn phương án xử lý như sau: giữ lại toàn bộ các rủi ro liên quan tới nhóm ngành bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, thực hiện tái bảo hiểm đối với các nhóm ngành mà rủi ro nếu xảy ra sẽ gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp như bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm tài

55

sản và thiệt hại, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu, bảo hiểm trách nhiệm. Kết hợp tỷ lệ phí tái bảo hiểm với tỷ lệ bồi thường cho thấy: (i) Các hợp đồng nhận bảo hiểm của Công ty tập trung chủ yếu vào khách hàng nhỏ lẻ có giá trị bảo hiểm thấp, rơi hoàn toàn vào mức giữ lại trên một đơn vị rủi ro mà chương trình tái bảo hiểm hàng năm của Cơng ty tính tốn, xác định. Do đó mức tích tụ rủi ro của Công ty nằm trong trách nhiệm giữ lại lớn; (ii) Tần suất xuất hiện tổn thất của những rủi ro nằm trong mức giữ lại của Công ty nhiều; (iii) Tỷ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại có xu hướng tăng cao.

Trong khi quy mô doanh thu bảo hiểm gốc thay đổi, tỷ trọng giữa các nhóm rủi ro nhận bảo hiểm của công ty biến động mạnh kèm theo đó là đặc điểm, tính chất của rủi ro thay đổi lớn nhưng hoạt động tái bảo hiểm với vai trò phân tán rủi ro của mình đã chưa thực sự thích ứng và phù hợp với những thay đổi và biến động này, chất lượng quản lý rủi ro tích tụ của chương trình tái bảo hiểm cịn chưa phù hợp với mức tích tụ rủi ro, chất lượng khai thác, quản lý rủi ro thực tế của hoạt động khai thác bảo hiểm gốc. Ví dụ, đối với loại hình bảo hiểm xe cơ giới, doanh thu phí bảo hiểm của loại hình bảo hiểm này chiếm tỷ trọng trên 50%/ tổng doanh thu phí bảo hiểm của Cơng ty, tần suất xuất hiện rủi ro của loại hình bảo hiểm này rất lớn làm cho tỷ lệ bồi thường của loại hình bảo hiểm này ln ln ở mức rất cao trên 47%/ doanh thu; giá trị bảo hiểm của loại hình sản phẩm này đại đa số rơi dưới mức giữ lại hàng năm công ty xác định. Như vậy tình hình thực tế kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới là: Đơn bảo hiểm giá trị thấp nằm chủ yếu trong mức giữ lại, khách hàng nhỏ lẻ, doanh thu loại hình này tăng trưởng cao nên số lượng đơn bảo hiểm gốc phát hành vô cùng lớn và tần suất xuất hiện rủi ro của một hợp đồng nhiều nhưng chương trình tái bảo hiểm của Cơng ty trong nhiều năm qua vẫn đang lựa chọn tái bảo hiểm cho loại hình bảo hiểm này bằng hợp đồng tái bảo hiểm theo tỷ lệ.

Đặc điểm của hợp đồng tái bảo hiểm theo tỷ lệ là Công ty quyết định mức giữ lại và phần còn lại của giá trị chịu rủi ro vượt mức giữ lại sẽ chuyển nhượng tái bảo hiểm cho công ty nhận tái bảo hiểm. Việc áp dụng hợp đồng này có ưu điểm là chi phí tái bảo hiểm rẻ do căn cứ vào tỷ lệ của giá trị chịu rủi ro chuyển tái bảo

56

hiểm, nhưng ngược lại hợp đồng này khơng có tác dụng kiểm sốt tổn thất vì giá trị bảo hiểm xe cơ giới đại đa số nằm trong mức giữ lại, tần suất xuất hiện rủi ro lớn nên Cơng ty phải gánh chịu tồn bộ tổn thất của rủi ro.

Hợp đồng tái bảo hiểm phi tỷ lệ sẽ nhìn nhận theo cách khác, dựa trên các tổn thất chứ không phải dựa trên giá trị chịu rủi ro (số tiền bảo hiểm) vì vậy hợp đồng bảo hiểm phi tỷ lệ sẽ dễ dàng kiểm sốt được tổn thất của loại hình rủi ro này hơn đồng thời khắc phục được những tồn tại trong loại hình bảo hiểm xe cơ giới do chất lượng quản lý hợp đồng, chất lượng khai thác, chất lượng quản lý rủi ro, và cả những tồn tại do sự khơng tn thủ các quy trình của một số bộ phận, nhân viên của Công ty gây ra trong loại hình bảo hiểm này.

3.4.2. Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý rủi ro tại Công ty bảo hiểm BIDV Hải Dương BIDV Hải Dương

Trong giai đoạn 2016 đến năm 2020, BIC Hải Dương đã từng bước xây dựng và hồn thiện quy trình quản lý rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của đơn vị và đạt được những kết quả nhất định trên các mặt như sau:

Quy trình khai thác:

Xây dựng và cải tiến quy trình khai thác các dịch vụ bảo hiểm, đây là khâu đầu tiên trong chuỗi các quá trình quản lý rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm. Quy trình khai thác tiên tiến, phù hợp giúp BIC Hải Dương bước đầu tiếp cận khách hàng, và khái quát thông tin về đối tượng bảo hiểm, phục vụ cho công tác đánh giá, định dạng rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm.

Những thông tin ban đầu về khách hàng và đối tượng bảo hiểm được khái quát trong phiếu đánh giá rủi ro bằng việc trả lời các câu hỏi liên quan đến khách hàng, đối tượng bảo hiểm. Sau khi phân tích, đánh giá những thơng tin trong phiếu đánh giá rủi ro, BIC Hải Dương sẽ đưa ra quyết định có chấp nhận bảo hiểm hay khơng? và nếu chấp nhận thì tỷ lệ phí bảo hiểm là bao nhiêu là thích hợp? Đối với một số dịch vụ bảo hiểm có giá trị tham gia bảo hiểm lớn, để chia sẻ rủi ro, BIC Hải Dương chủ động thu xếp tái bảo hiểm để vừa đảm bảo lợi ích của đơn vị vừa chia sẻ gánh nặng trong trường hợp xảy ra tổn thất.

57

Công tác đánh giá rủi ro trƣớc khi bảo hiểm:

Công tác đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm được thực hiện nghiêm ngặt. Nhằm giảm tỷ lệ bồi thường của từng nghiệp vụ và tỷ lệ bồi thường chung, BIC Hải Dương đã yêu cầu tất cả cán bộ khai thác phải tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro của các đối tượng bảo hiểm trước khi nhận bảo hiểm. Ưu tiên lựa chọn các nghiệp vụ, đối tượng bảo hiểm có ít nguy cơ rủi ro. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ, BIC Hải Dương không nhận bảo hiểm với các đối tượng bảo hiểm có nguy cơ cháy, nổ cao. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn con người, BIC Hải Dương không nhận bảo hiểm đối với các doanh nghiệp có điều kiện an tồn lao động thấp, không thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo hộ lao động. Đặc biệt, đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe ô tô, BIC Hải Dương phân loại các dịng xe theo chủng loại xe, theo mục đích sử dụng và niên hạn sử dụng xe để đưa ra các mức phí bảo hiểm phù hợp theo nguyên tắc nguy cơ rủi ro càng cao thì tỷ lệ phí bảo hiểm càng cao. Đối với một số loại xe ơ tơ có nguy cơ rủi ro rất cao, BIC Hải Dương kiên quyết không nhận bảo hiểm như các loại xe taxi; xe ô tô cho thuê tự lái; xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách; xe sơmi, rơmooc và một số loại xe chuyên dùng, vận tải tại các hầm mỏ…

Công tác quản lý ấn chỉ, chống các hiện tƣợng trục lợi bảo hiểm:

Trong giai đoạn 2016 đến năm 2020, công tác quản lý ấn chỉ, đặc biệt là ấn chỉ bảo hiểm xe gắn máy có nhiều cải tiến. Việc xây dựng và sử dụng phần mềm quản lý ấn chỉ đã góp phần quản lý tồn diện tình hình cấp phát sử dụng và quyết tốn ấn chỉ xe gắn máy, tránh các hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Quy trình cấp đơn bảo hiểm ơ tơ qua hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ giúp BIC Hải Dương cập nhật kịp thời và liên tục tình hình cấp đơn bảo hiểm ơ tơ, qua đó giảm nguy cơ trục lợi bảo hiểm từ phía khách hàng.

Cơng tác chăm sóc khách hàng, theo dõi và đề phòng rủi ro:

BIC Hải Dương thường xuyên cử cán bộ nghiệp vụ đến tại các công trường, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp để quan sát, theo dõi và nắm bắt tình hình về đối tượng bảo hiểm. Từ đó nhận biết những nguy cơ rủi ro và yêu cầu khách hàng có

58

giải pháp nhằm phịng ngừa tổn thất có thể xảy ra. Ngồi ra, BIC Hải Dương đã liên kết với Ban An tồn giao thơng của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh để lắp dựng các biển tuyên truyền an tồn giao thơng trên một số tuyến đường huyết mạch có lưu lượng xe lớn nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức người tham gia giao thơng, từ đó giảm tai nạn giao thông, giảm tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ xe cơ giới. BIC Hải Dương cũng chủ động hợp tác với cảnh sát phòng cháy chữa cháy trong việc đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh chế độ an toàn cháy nổ theo quy định của Nhà nước. Đối với các trường học, BIC Hải Dương chủ trương phối hợp với nhà trường xây dựng tủ thuốc học đường, nhằm sơ cứu tại chỗ đối với cán bộ, giáo viên và học sinh trường hợp xảy ra rủi ro, tránh những biến chứng xấu do không được sơ cứu ban đầu.

Công tác gắn trách nhiệm của ngƣời mua bảo hiểm với đối tƣợng bảo hiểm:

Để phòng ngừa rủi ro, bên cạnh việc nhận bảo hiểm đối với khách hàng, BIC Hải Dương cũng chủ trương gắn trách nhiệm của khách hàng đối với tài sản của mình bằng việc áp dụng mức miễn thường có khấu trừ. Ý nghĩa của mức miễn bồi thường là sau khi xảy ra tổn thất, ngoài doanh nghiệp bảo hiểm, khách hàng cũng phải chịu một phần chi phí khắc phục tổn thất đó. Tùy từng nghiệp vụ khác nhau, đối tượng bảo hiểm khác nhau và nguy cơ rủi ro khác nhau mà BIC Hải Dương và khách hàng thỏa thuận mức miễn thường thích hợp trước khi hai bên ký kết hợp đồng bảo hiểm. Áp dụng mức miễn thường có khấu trừ đặc biệt có ý nghĩa đối với nghiệp vụ bảo hiểm tự nguyện xe ơ tơ, nhất là đối với các dịng xe kinh doanh vận tải, xe ơ tơ có niên hạn sử dụng cao.

Công tác giám định tổn thất:

Đối với hầu hết các vụ tổn thất, BIC Hải Dương cử cán bộ đến tận hiện trường để tiến hành giám định hiện trường, xác định nguyên nhân ban đầu và mức độ tổn thất. Việc cử cán bộ đến tận hiện trường có ý nghĩa rất lớn trong việc chống trục lợi bảo hiểm. Ngoài ra, đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe ô tô, việc giám định hiện

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm BIDV hải dương (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)