Triển khai thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Quản trị dự án vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 48 - 50)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Triển khai thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là một công việc rất quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Mục đích của thu thập dữ liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trƣớc, thơng qua phƣơng pháp phỏng vấn, thu thập thông tin thảo luận, trao đổi nhóm...) là để làm cơ sở lý luận khoa học đối với các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra, từ đó tác giả vận dụng một số phƣơng pháp thống kê, phân tích để đƣa ra các

nhận định đánh giá tƣơng ứng. Theo đó, luận văn sử dụng các nguồn dữ liệu nhƣ

sau:

- Dữ liệu thứ cấp với các thông tin thu thập bao gồm:

+ Dữ liệu bên trong: Nguồn dữ liệu nội bộ định tính và định lƣợng của VDB nhƣ các báo cáo thƣờng niên, báo cáo tổng kết của các Ban Thẩm định, Tín dụng; các hồ sơ thẩm định dự án vay vốn TDĐT tại VDB; các văn bản quản trị nội bộ của

39

VDB nhƣ quy chế, quy trình, các văn bản hƣớng dẫn cơng tác thẩm định dự án... + Dữ liệu bên ngoài: Nguồn dữ liệu rất phong phú đa dạng nhƣ các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc về đầu tƣ, quản lý dự án đầu tƣ xây dựng; số liệu, tài liệu của cơ quan thống kê, cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các NHTM khác (đã đƣợc công bố); các tài liệu tham khảo nhƣ sách, giáo trình, tạp chí, báo chun ngành tài chính- ngân hàng, đầu tƣ; các trang internet, website của Ngân hàng Nhà nƣớc và một số NHTM; các luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Dữ liệu sơ cấp:

Ngồi phƣơng pháp thu thập thơng tin thứ cấp, tác giả lựa chọn phƣơng pháp phân tích định tính với nguồn dữ liệu sơ cấp từ phỏng vấn và khảo sát qua bảng hỏi nhằm trực tiếp thu thập thông tin để giải quyết các vấn đề trọng tâm và thu thập các thông tin chi tiết, phù hợp với mục đích nghiên cứu. Các cuộc phỏng vấn chuyên gia đƣợc thực hiện để xây dựng bảng câu hỏi đề cập các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến công tác quản trị dự án vay vốn TDĐT tại VDB. Tác giả đã phỏng vấn 11 chuyên gia là các Lãnh đạo đến từ các Ban chủ chốt tại Trụ sở chính (Tín dụng, Thẩm định, Pháp chế...), một số Giám đốc chi nhánh công tác tại VDB.

Đối với phƣơng pháp khảo sát ý kiến qua bảng hỏi (theo Phụ lục 01), đối tƣợng tham gia khảo sát có 02 nhóm. Nhóm nội bộ là cán bộ công tác tại các ban trực tiếp tham gia vào cơng tác quản trị dự án tại Trụ sở chính (có 49 ngƣời tham gia khảo sát); Giám đốc, trƣởng phịng Tín dụng, Thẩm định tại một số Chi nhánh (22 ngƣời). Nhóm bên ngồi là cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng của một số cơ quan có liên quan đến cơng tác quản trị dự án tại VDB (Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc...), lãnh đạo một số NHTM, lãnh đạo doanh nghiệp trên địa bàn (10 ngƣời tham gia khảo sát). Tổng số ngƣời tham gia khảo sát bằng bảng hỏi là 81 ngƣời. Câu hỏi phỏng vấn đƣợc thiết kế dựa trên các nội dung cụ thể tƣơng ứng với các yếu tố đã đề xuất. Tuy nhiên, với nhiều đối tƣợng khác nhau từ bên trong và bên ngồi VDB, họ có những quan điểm và ý kiến nhìn nhận khác nhau, thơng tin đa chiều và khách quan khi đánh giá về hoạt động quản trị dự án của VDB; theo đó ngƣời phỏng

40

vấn cũng linh hoạt đặt ra các câu hỏi nhằm khai thác những góc nhìn mới trong phạm vi nội dung đã đƣợc chuẩn bị.

Về phƣơng pháp khảo sát: Nhóm nội bộ đƣợc tiếp cận tại nơi làm việc và gửi email nội bộ của ngân hàng đề nghị điền phiếu. Nhóm đối tƣợng bên ngồi đƣợc tiếp cận khi họ tham gia các khóa đào tạo, các buổi họp. Thời gian điền phiếu có thể là trƣớc buổi, trong giờ nghỉ giải lao hoặc sau khi kết thúc buổi học/ hội nghị.

Thời gian khảo sát: Ngƣời đƣợc khảo sát lựa chọn linh hoạt, mỗi ngƣời không biết kết quả của nhau, không biết tên ngƣời khảo sát nhằm đánh giá khách quan và trung thực.

Một phần của tài liệu Quản trị dự án vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)