Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của VDB

Một phần của tài liệu Quản trị dự án vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 58 - 64)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về NHPT Việt Nam (VDB)

3.1.4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của VDB

49

3.1.4.1. Về nghiệp vụ huy động và tiếp nhận vốn:

Cơ cấu nguồn vốn của VDB bao gồm các loại: vốn điều lệ do NSNN cấp, vốn huy động trong nƣớc (nhƣ vay Bảo hiểm xã hội, vay Bộ Tài chính, vay Quỹ tích lũy trả nợ nƣớc ngồi, vay Tín phiếu Kho bạc Nhà nƣớc, phát hành trái phiếu đầu tƣ…). Trong thời gian qua, tổng số vốn huy động của VDB có xu hƣớng khơng tăng nhiều về giá trị, thậm chí có xu hƣớng giảm ở giai đoạn 2015-2019 nhƣng trong cơ cấu tổng số vốn huy động, tỷ lệ vốn từ nội lực bản thân VDB (phát hành trái phiếu Chính phủ) đang có xu hƣớng tăng lên và duy trì tỷ lệ trên 80%. Đây là một tín hiệu đáng mừng thể hiện sự chủ động hơn của VDB trong công tác nguồn vốn. Trong năm 2020, VDB đã huy động đƣợc 26.813 tỷ đồng vốn có kỳ hạn, trong đó phát hành Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh là 21.900 tỷ đồng, đạt 100% mức trái phiếu Chính phủ đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao. Số dƣ vốn huy động có kỳ hạn tại thời điểm 31/12/2020 là 104.626 tỷ đồng và 203 triệu USD. Về cơ bản, VDB đã đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng vốn trong năm và đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đến hạn.

Số vốn huy động trong các năm của VDB thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.1. Số vốn huy động tăng thêm qua các năm tại VDB

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng số vốn huy động, trong đó: 47.443 35.532 30.267 23.692 16.490 26.813 Trái phiếu Chính phủ 32.995 21.478 25.146 16.546 13.797 21.900 Tỷ lệ (%) 69,55 60,45 83,08 69,84 83,67 81,7

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 của VDB)

Ngoài việc huy động các nguồn vốn trong nƣớc, VDB đã đạt đƣợc những thành cơng nhất định từ những cố gắng tìm kiếm các nguồn vốn huy động từ nƣớc ngoài nhƣ vay vốn từ các tổ chức: Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), NHPT Trung Quốc (CDB), Ngân hàng Phát triển Hàn

50

Quốc (KDB)… với tổng số vốn vay khoảng trên 200 triệu USD.

3.1.4.2. Về cho vay: * Cho vay TDĐT:

Năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về TDĐT của Nhà nƣớc với nhiều điểm khác biệt so với Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 liên quan đến các quy định cụ thể về hoạt động cho vay vốn TDĐT tại VDB. Trong đó, nội dung về lãi suất vay vốn có vƣớng mắc nên từ thời điểm Nghị định 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực tới hiện tại, VDB chƣa thể thực hiện cho vay mới với dự án vay vốn TDĐT của Nhà nƣớc (do chƣa công bố lãi suất vay vốn).

VDB thời gian qua thực hiện giải ngân đối với các dự án chuyển tiếp đã ký Hợp đồng tín dụng. Về số liệu cụ thể năm 2020, số vốn giải ngân trong năm là 715 tỷ đồng, thu nợ gốc trong năm là 8.268 tỷ đồng, thu nợ lãi là 2.702 tỷ đồng. Dƣ nợ đến 31/12/2020 là 63.942 tỷ đồng.

* Cho vay xuất khẩu:

VDB đã dừng toàn bộ hoạt động cho vay vốn Tín dụng xuất khẩu theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ. Số thu nợ gốc trong năm 2020 là 165 tỷ đồng, thu nợ lãi là 75 tỷ đồng. Dƣ nợ cho vay xuất khẩu tại thời điểm 31/12/2020 là 3.321 tỷ đồng.

* Vốn nước ngoài cho vay lại qua VDB và ODA Việt Nam ra nước ngoài: Trong năm 2020, Bộ Tài chính và VDB đã ký 06 Hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn vay nƣớc ngoài (nguồn World Bank, Ngân hàng phát triển Trung Quốc - CDB và Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản- JICA) với trị giá tổng số tiền cho vay lại tƣơng đƣơng khoảng 16.802 tỷ đồng

Trong năm 2020, VDB đã giải ngân 4.674 tỷ đồng, thu nợ gốc là 9.640 tỷ đồng, thu nợ lãi và phí thu hộ 2.803 tỷ đồng, thu phí quản lý của Bộ Tài chính 98,2 tỷ đồng, thu phí quản lý của VDB là 242,6 tỷ đồng. Dƣ nợ vay tại thời điểm 31/12/2020 (quy đổi ra VNĐ) là 155.628 tỷ đồng.

51

Hỗ trợ sau đầu tƣ là nghiệp vụ quan trọng mà VDB đã thực hiện trong nhiều năm qua. Hoạt động này giúp cho chủ đầu tƣ chủ động và linh hoạt hơn trong quá trình sắp xếp nguồn vốn thực hiện dự án, đồng thời giúp cho các chủ đầu tƣ nhận đƣợc kênh hỗ trợ từ chính sách của Chính phủ. Cụ thể là các doanh nghiệp nếu vì lý do nào đó chƣa nắm rõ chính sách TDĐT của Nhà nƣớc ( khơng vay vốn TDĐT đầu tƣ dự án) sẽ có cơ hội đƣợc hỗ trợ sau đầu tƣ.

Về số liệu cụ thể:

- Hỗ trợ sau đầu tƣ: Lũy kế số thực cấp đến 31/12/2020 là 528,5 tỷ đồng. - Cho vay vốn nhận ủy thác: trong năm 2020 đã thu nợ gốc 14,76 tỷ đồng, thu phí cho vay ủy thác 1,5 tỷ đồng. Dƣ nợ đến 31/12/2020 là 373 tỷ đồng.

- Thanh toán vốn đầu tƣ nhận ủy thác: Số thanh toán vốn ủy thác từ đầu năm đến 31/12/2020 là 314 tỷ đồng. Phí ủy thác đã thu trong năm là 0,3 tỷ đồng.

- Quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đối với dự án thủy điện Sơn La:

+ Dự án Di dân, tái định cƣ thủy điện Sơn La: năm 2020 thanh toán 69,3 tỷ đồng; lũy kế thanh tốn từ khi khởi cơng đến 31/12/2020 là 25.227 tỷ đồng.

+ Dự án Đƣờng giao thông tránh ngập: trong năm 2020 khơng thanh tốn; lũy kế thanh tốn từ khi khởi cơng đến 31/12/2020 là 1.012 tỷ đồng

3.1.4.4. Về bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn NHTM:

VDB đã dừng việc ký kết, phát hành chứng thƣ bảo lãnh mới theo đúng chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ. Đến thời điểm 31/12/2020, số chứng thƣ bảo lãnh còn hiệu lực là 44 chứng thƣ với giá trị cam kết bảo lãnh là 820,2 tỷ đồng;; dƣ nợ gốc tại các NHTM là 440,8 tỷ đồng, dƣ nợ lãi là 529,5 tỷ đồng. Trong năm 2020 không phát sinh trả nợ thay. Dƣ nợ bắt buộc đến 31/12/2020 là 704 tỷ đồng, lãi đến hạn trả nhƣng chƣa trả là 427 tỷ đồng.

3.1.4.5. Tình hình cho vay TDĐT các dự án tại VDB:

Cho vay vốn TDĐT là hoạt động chủ lực của VDB nhƣng với tính chất ƣu đãi của Nhà nƣớc, hoạt động này tại VDB chịu sự tác động mạnh mẽ từ hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nƣớc, mang những đặc điểm riêng biệt khác với các NHTM và vì thế cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Kể từ khi thành lập đến nay, VDB đã cho các

52

chủ đầu tƣ dự án vay hơn 220 nghìn tỷ đồng vốn TDĐT của Nhà nƣớc. Số vốn TDĐT của Nhà nƣớc mà VDB cho vay trong giai đoạn này chiếm khoảng 0,5% tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP), hơn 1,4% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội và gần 4% vốn đầu tƣ phát triển từ khu vực Nhà nƣớc cùng thời kỳ. Các dự án mà VDB cho vay đầu tƣ là những dự án thuộc các ngành, lĩnh vực đƣợc Chính phủ khuyến khích phát triển nhƣ: sản xuất điện, thép, xi măng, phân bón...; phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống cấp nƣớc, phát triển quỹ nhà ở tập trung, bảo vệ môi trƣờng; các dự án phát triển nông thôn (phát triển giống thuỷ sản, giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng cơ sở chế biến gia súc, gia cầm tập trung); các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hoá giáo dục, y tế...; các dự án đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Phần lớn những dự án vay vốn TDĐT tại VDB có tổng mức đầu tƣ lớn, thời gian đầu tƣ và thu hồi vốn kéo dài nên các NHTM ít khi cho vay vì khơng đủ tiềm lực tài chính tại thời điểm cho vay hoặc khơng muốn gánh chịu rủi ro. Do đó, việc tiếp cận đƣợc với nguồn vốn TDĐT của VDB đã giúp cho các chủ đầu tƣ đủ nguồn lực thực hiện nhiều dự án lớn. Bên cạnh việc cho vay đối với các dự án của từng chủ đầu tƣ riêng lẻ, VDB còn cho vay đầu tƣ đối với nhiều dự án thuộc các chƣơng trình kinh tế trọng điểm của Nhà nƣớc nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển KT-XH trong từng thời kỳ. Ngồi ra, VDB cịn cho vay một lƣợng vốn tƣơng đối lớn đối với các chƣơng trình mang tính xã hội khác (cho ngân sách các địa phƣơng vay để thực hiện chƣơng trình kiên cố hố kênh mƣơng, tôn nền vƣợt lũ; xây dựng hệ thống cấp nƣớc, xử lý rác thải...). Các dự án hồn thành đƣa vào khai thác góp phần nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân trong vùng hƣởng lợi của dự án, thông qua việc tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo và các bệnh viện, cải thiện mơi trƣờng sống, đem lại lợi ích kinh tế và những hiệu quả rất lớn về mặt xã hội…Hoạt động này cịn đóng góp rất quan trọng vào việc duy trì sự tồn tại và phát triển của chính bản thân VDB.

Tuy nhiên, bắt đầu từ sau năm 2013, quy mô cho vay đầu tƣ hàng năm của VDB có xu hƣớng sụt giảm. Năm 2013, số vốn TDĐT giải ngân trong năm của

53

VDB là 29.461 tỷ đồng và dƣ nợ TDĐT cuối năm đạt tới 123.418 tỷ đồng. Qua các năm, số vốn giải ngân và dƣ nợ TDĐT của VDB đã giảm dần. Đến năm 2019, VDB giải ngân 1.392 tỷ đồng, năm 2020 chỉ giải ngân 715 tỷ đồng và dƣ nợ TDĐT tại thời điểm cuối năm 2019, 2020 chỉ còn lại tƣơng ứng 71.552 tỷ đồng và 63.942 tỷ đồng, tƣơng đƣơng hơn 50% dƣ nợ cuối năm 2013.

Cụ thể số lƣợng dự án TDĐT đang vay vốn tại VDB nhƣ sau:

Bảng 3.2. Tình hình cho vay dự án vay vốn TDĐT tại VDB

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2016 2017 2018 2019 2020

1 Số lƣợng dự án

đang vay vốn dự án 1.321 1.222 1.139 1.044 902 805 2 Số vốn đã giải

ngân trong năm

Tỷ

đồng 14.882 11.387 4.091 2.580 1.392 715 3 Số nợ gốc đã

thu trong năm

Tỷ

đồng 19.765 16.106 18.142 12.856 11.467 8.268 4 Số nợ lãi đã

thu trong năm

Tỷ

đồng 6.376 5.809 5.076 4.243 3.364 2.702

5 Dƣ nợ Tỷ

đồng 113.550 106.755 90.908 85.154 71.552 63.942

(Nguồn: Ban Tín dụng, VDB)

Số lƣợng dự án vay vốn TDĐT tại VDB có xu hƣớng giảm, chủ yếu do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, sự thu hẹp mức độ ƣu đãi chính sách tín dụng của Nhà nƣớc, cũng là phản ánh tính hấp dẫn của nguồn vốn tín dụng Nhà nƣớc tại VDB bị giảm đáng kể so với nguồn vốn vay tại NHTM. Thứ hai, do những vƣớng mắc liên quan đến việc triển khai hoạt động cho vay của VDB trong thời gian gần đây, cụ thể là sau khi Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về TDĐT của Nhà nƣớc có hiệu lực, VDB chƣa đƣợc cơng bố lãi suất vay vốn nên không thể thực hiện cho vay mới đối với các dự án. Hiện nay, Chính phủ, các bộ ngành đang nghiên cứu để có những thay đổi phù hợp, cụ thể là sửa đổi Nghị định số 32/2017/NĐ-CP cho phù hợp theo định hƣớng phát triển của đất nƣớc trong giai đoạn mới.

54

Một phần của tài liệu Quản trị dự án vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)