Nhóm giải pháp hồn thiện hệ thống thơng tin phục vụ hoạt động thẩm

Một phần của tài liệu Quản trị dự án vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 117)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị dự án vay vốn

4.2.3. Nhóm giải pháp hồn thiện hệ thống thơng tin phục vụ hoạt động thẩm

định

Hệ thống thơng tin có vai trị hết sức quan trọng đối với công tác quản trị của ngân hàng nói chung, trong đó có hoạt động thẩm định dự án đầu tƣ. Hệ thống thông tin mà CBTĐ thu thập và xử lý sẽ góp phần quyết định chất lƣợng công tác thẩm định, quyết định cho vay dự án. Hiện nay, việc thẩm định dự án, đặc biệt là đánh giá khía cạnh thị trƣờng đều dựa vào các thông tin chung chung đôi khi là q cũ, khơng đƣợc cập nhật kịp thời. Cịn đối với những thơng tin về năng lực của khách hàng thì chủ yếu đƣợc cung cấp bởi chính khách hàng nên nguồn thơng tin nhiều khi thiếu tính khách quan và khơng đáng tin cậy.

Để đảm bảo nguồn thơng tin cần thiết trong q trình thẩm định cho vay dự án, VDB cần đa dạng hóa các kênh cung cấp thơng tin về dự án, khách hàng cũng nhƣ có giải pháp lƣu trữ và xử lý các nguồn thơng tin đó, tạo điều kiện cho CBTĐ có thể sàng lọc và khai thác đƣợc những thơng tin có giá trị trong q trình thẩm định dự án. Những biện pháp cụ thể có thể áp dụng ngay là:

- Đẩy mạnh hơn việc thẩm định thực tế dự án và có thể coi là nội dung bắt buộc trong báo cáo thẩm định, khai thác tối đa thông tin khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để có căn cứ đối chiếu với hồ sơ dự án, đảm bảo tính sát thực, nâng cao

108 chất lƣợng cơng tác thẩm định.

- Tiếp cận và khai thác thông tin từ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc ở trung ƣơng (các Bộ đóng vai trị quản lý theo ngành dọc ở tầm vĩ mô nhƣ Bộ Công Thƣơng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ..) và cơ quan ban ngành ở địa phƣơng, đặc biệt nơi dự án dự kiến thực hiện để đƣợc cung cấp đầy đủ hơn về khả năng phát triển, tiềm năng, thuận lợi và khó khăn của dự án khi triển khai.

- Khai thác nguồn thơng tin từ Trung tâm tín dụng CIC, nguồn thơng tin liên ngân hàng do đây là nguồn thông tin đáng tin cậy mà các NHTM đã có sẵn thơng tin khi thẩm định tín dụng. Với việc thẩm định khách hàng trƣớc khi cho vay vốn, đặc biệt là nếu khách hàng đó chƣa từng có quan hệ với VDB thì việc khai thác thơng tin từ các Ngân hàng đã từng có quan hệ với các khách hàng đó giúp CBTĐ đánh giá chính xác hơn về khả năng tài chính, khả năng kinh doanh của khách hàng, giúp năng cao chất lƣợng thẩm định và giảm rủi ro của việc cho vay vốn.

- Tạo lập nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định từ các cơ quan báo chí, truyền thơng đại chúng. Đây là nguồn thơng tin nếu biết cách khai thác sẽ rất hữu ích, khách quan và chính xác. Việc sử dụng những thông tin này hiệu quả, kết hợp với phƣơng pháp phân tích, đánh giá tốt về nội dung thẩm định sẽ giảm đƣợc yếu tố chủ quan, cảm tính trong quá trình thẩm định, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị dự án. Mặc dù vậy, CBTĐ cần có sự sàng lọc, lựa chọn thơng tin chính xác, phù hợp trƣớc khi sử dụng.

- VDB tự thiết kế, thu thập, xây dựng, hoàn thiện và liên tục cập nhật cho mình một hệ thống cơ sở dữ liệu thơng tin nội bộ về hoạt động của Ngân hàng của khách hàng và dự án phục vụ cho công tác tra cứu, khai thác và phân tích khi CBTĐ tác nghiệp công việc.

4.2.4. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ phục vụ công tác quản trị dự án

Trang thiết bị, công cụ làm việc đƣợc chú trọng đầu tƣ nâng cấp sẽ hỗ trợ đắc lực cho q trình làm việc của VDB nói chung và của từng CBTĐ nói riêng. Tăng cƣờng các trang thiết bị, công cụ không chỉ là những trang thiết bị văn phịng thơng

109

dụng để phục vụ công việc hàng ngày mà còn là việc trang bị các công nghệ thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định bởi thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định có đặc điểm là phạm vi rộng, thu thập khó khăn. Do vậy VDB cần sớm áp dụng phần mềm quản lý lƣu trữ thông tin dự án, khách hàng, tạo nguồn dữ liệu nội bộ đáng tin cậy, đồng thời tin học hóa hệ thống ngân hàng trên cơ sở quản lý hệ thống dữ liệu khoa học, an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho CBTĐ thực hiện nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh đó, VDB cần thiết phải có sự quan tâm đầu tƣ đối với hệ thống trang thiết bị phần mềm tiên tiến hiện đại phục vụ cho công tác quản trị ngân hàng nói chung, hoạt động thẩm định dự án nói riêng. Trong điều kiện hiện nay với sự ứng dụng mạnh mẽ thành tựu công nghệ thông tin vào giải quyết công việc, VDB cần mạnh dạn đầu tƣ hoặc thuê các đơn vị thiết kế riêng phần mềm phục vụ cơng tác thẩm định dự án, giúp CBTĐ có thể tiến hành thẩm định các dự án một cách khoa học, chính xác, hiệu quả, tiết kiệm thời gian.

4.3. Kiến nghị

Thông qua việc nghiên cứu công tác quản trị dự án tại VDB, để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác này, tác giả đề xuất một số kiến nghị:

4.3.1. Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước

Hoạt động kinh doanh tài chính, ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc biệt (kinh doanh tiền tệ) và nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế. Do đó, bên cạnh việc tạo chính sách phát triển kinh tế hợp lý và môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, Chính phủ cần hồn thiện và củng cố hệ thống pháp luật, đặc biệt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản… đảm bảo thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo để cho hoạt động tài chính ngân hàng đƣợc thuận lợi.

Chính phủ cũng cần quy định, phân công rõ ràng, minh bạch trách nhiệm quản lý của các Bộ, ngành trong quá trình thẩm định, phê duyệt và quản lý dự án đầu tƣ; giảm thiểu tối đa những thủ tục hành chính rƣờm rà, khơng cần thiết, thậm chí chồng chéo giữa các cơ quan, tạo điều kiện để việc thực hiện đầu tƣ dự án đƣợc

110 thuận lợi hơn.

Ngoài ra, cũng cần nâng cao hiệu lực của những văn bản quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; tạo điều kiện, để thúc đẩy kinh tế phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật; đồng thời, có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những trƣờng hợp cung cấp thông tin khơng trung thực, thiếu minh bạch với mục đích trục lợi.

Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý đầu tƣ xây dựng các dự án trên địa bàn, tăng cƣờng kiểm soát về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ thực hiện dự án của các đơn vị có liên quan (khách hàng, các đơn vị tƣ vấn và nhà thầu thi cơng); kiểm sốt chặt chẽ, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ hoặc chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ và quản lý đầu tƣ xây dựng các dự án theo quy định; tiếp tục kiểm tra, rà soát và thực hiện các thủ tục để loại bỏ hoặc yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh hợp lý các dự án đã đƣợc phê duyệt, đảm bảo việc đầu tƣ xây dựng các dự án có hiệu quả cả về kinh tế và an sinh xã hội;

Ngân hàng Nhà nƣớc cần hỗ trợ cho hoạt động thẩm định các dự án của ngân hàng bằng cách nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thơng tin tín dụng CIC. Với nguồn thơng tin đáng tin cậy từ phía Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ giúp các ngân hàng thẩm định xem xét cho vay các dự án một cách hiệu quả, góp phần nâng cao cơng tác quản trị tín dụng đối với các ngân hàng.

Đối với các cơ quan nhƣ Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ: kiến nghị xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cho các ngành kinh tế, làm căn cứ quan trọng cho việc đối chiếu những tiêu chuẩn của cơng tác phân tích đánh giá dự án đầu tƣ.

4.3.2. Kiến nghị với Lãnh đạo VDB

Để đảm bảo hiệu quả công tác quản trị dự án nói chung và nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ, kiến nghị Lãnh đạo VDB cần nghiên cứu thực hiện một số vấn đề sau:

111

tín dụng, đồng thời xây dựng quy trình thẩm định riêng cho các dự án thuộc các lĩnh vực đặc thù, xây dựng và hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để nâng cao chất lƣợng thẩm định.

Tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra đối với quá trình thẩm định các dự án đầu tƣ để đảm bảo tuân thủ quy trình và nội dung thẩm định dự án.

VDB cần tiến hành xây dựng hệ thống thông tin cơ sở của ngân hàng về các đối tác, các khách hàng để phục vụ cho nhu cầu thẩm định các dự án đầu tƣ. Đồng thời, cần phải đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngân hàng để dễ dàng quản lý dữ liệu, thông tin về khách hàng, tạo điều kiện cho các CBTĐ có thể truy cập và tra cứu thơng tin thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, cần có cơ chế khuyến khích cán bộ của ngân hàng, nhất là CBTĐ đi sâu, đi sát vào thực tế của từng dự án để tự bản thân tìm hiểu thơng tin của khách hàng, đồng thời góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu cho Ngân hàng thông qua việc khảo sát thực tế. Điều này giúp hệ thống thông tin của Ngân hàng đa dạng, phong phú và chính xác hơn.

VDB cần thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ cho CBTĐ, ban hành những văn bản quy định về các định mức của một số ngành làm tài liệu tham khảo cho CBTĐ. Ngoài ra cần phải xem xét lại công tác tuyển dụng của Ngân hàng, nên mở rộng lĩnh vực tuyển dụng cán bộ ở những trƣờng kỹ thuật để đội ngũ CBTĐ của Ngân hàng là đội ngũ toàn năng có kiến thức sâu rộng, am hiểu tất cả các lĩnh vực liên quan đến cơng tác thẩm định dự án nói chung. VDB thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ Ngân hàng, nhất là hoạt động thẩm định để tăng kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ cán bộ.

4.3.3. Kiến nghị đối với khách hàng

Đối với các khách hàng, khi có ý định đầu tƣ vào lĩnh vực nào, cần nghiên cứu một cách chi tiết và cẩn trọng trƣớc khi quyết định lập dự án đầu tƣ, cần xem xét, lựa chọn đơn vị tƣ vấn lập dự án có năng lực, uy tín và nhiều kinh nghiệm trong việc lập dự án đầu tƣ. Dự án đầu tƣ phải đƣợc lập một cách chi tiết, khoa học, cung cấp đầy đủ và trung thực những thông tin về dự án và khách hàng. Khách hàng không nên can thiệp sâu vào q trình tính tốn của tƣ vấn chuyên nghiệp để đảm

112

bảo tính khách quan đối với dự án đƣợc lập cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng dự án giai đoạn vận hành sau này.

Tóm lại: Chƣơng 4 của luận văn với mục tiêu đƣa ra những giải pháp chủ

yếu để hồn thiện cơng tác quản trị thông qua thẩm định dự án đầu tƣ tại VDB. Để các giải pháp có ý nghĩa thực tiễn và áp dụng đƣợc tại VDB, luận văn đã dựa trên kết quả khảo sát và những đánh giá, phân tích thực trạng cơng tác quản trị thơng qua thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc tại VDB giai đoạn từ năm 2013 đến nay. Trên cơ sở đó, luận văn đã đƣa ra các giải pháp chủ yếu hoàn thiện hoạt động công tác này tại VDB trong thời gian tới. Đây là những giải pháp cụ thể, trực tiếp xuất phát từ đổi mới nhận thức về công tác quản trị dự án, về tổ chức thẩm định, về nội dung và phƣơng pháp thẩm định dự án và một số giải pháp khác liên quan.

113

KẾT LUẬN

Với vai trò là ngân hàng chính sách của Nhà nƣớc thực hiện sứ mệnh hàng đầu cho vay vốn thúc đẩy phát triển các lĩnh vực theo đƣờng lối của Nhà nƣớc, VDB hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận nhƣng vẫn quan tâm tới hiệu quả đầu tƣ và đảm bảo an tồn vốn vay. Vì thế, quản trị dự án vay vốn TDĐT thông qua công tác thẩm định đóng vai trị rất quan trọng, tạo tiền đề cho các quyết định cho vay của ngân hàng chính xác, hiệu quả, hạn chế rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện dự án, đóng góp những lợi ích to lớn cho xã hội.

Qua tìm hiểu thực trạng hoạt động tại VDB, có thể thấy ngân hàng đã bƣớc đầu thực hiện cơng tác quản trị nói chung, quản trị dự án nói riêng có hiệu quả và đạt đƣợc những kết quả nhất định song vẫn còn những hạn chế nhất định. Trên cơ sở phân tích thực tế, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, phân tích những hạn chế và lý giải những nguyên nhân cơ bản, luận văn đã đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện công tác quản trị dự án vay vốn TDĐT tại VDB trong thời gian tới.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn, góp phần đáp ứng yêu cầu của hoạt động quản trị dự án đầu tƣ trong điều kiện hiện nay tại ngân hàng. Tuy nhiên với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà quản lý cùng bạn bè và đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

114

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ, 2017. Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về TDĐT

của Nhà nước.

2. Đặng Anh Vinh, 2014. Các nguyên tắc thẩm định dự án đầu tƣ. Tạp chí Tài

chính, số 10, trang 9-10.

3. Đinh Thế Hiển, 2015. Lập và thẩm định dự án đầu tư. Thành phố Hồ Chí

Minh. Nhà xuất bản Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

4. Hội đồng Quản lý NHPT Việt Nam, 2017. Quyết định số 146/QĐ-HĐQL

ngày 15/5/2017 về việc ban hành qui chế cho vay vốn TDĐT của Nhà nước.

5. Nguyễn Bạch Nguyệt, 2014. Giáo trình Lập dự án đầu tư. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.

6. Nguyễn Ngọc Thao, Đặng Thị Hà, Nguyễn Xuân Thu, 2013. Tập tài liệu tài chính cơng, Học viện Hành chính, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Thùy Linh, 2021. Quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Cơng ty

Điện lực Ba Vì. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Tiến Mạnh, 2015. Tài liệu học tập Quản trị dự án. Trƣờng Đại học Kinh tế- Kĩ thuật công nghiệp.

9. Nguyễn Văn Tiến, 2005. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

10. Phan Thị Thu Hà, 2005. Giáo trình “Ngân hàng Phát triển” NXB Lao

động – Xã hội.

11. Thân Nhƣ Hà, 2017. Bàn về nội dung và các nguyên tắc thẩm định tài chính dự án đầu tư. Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 4 năm 2017, trang 181-184.

12. Thủ tƣớng Chính phủ, 2006. Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 về việc thành lập NHPT Việt Nam, Hà Nội. Quyết định số 110/2006/QĐ- TTg ngày 19/5/2006 về việc phê duyệt điều lệ tổ chức hoạt động của NHPT Việt Nam.

115

về việc phê duyệt chiến lược phát triển NHPT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

14. Thủ tƣớng Chính phủ, 2015. Quyết định số 1515/2015/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản trị dự án vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)