Quan niệm về phát triểntín dụng bán lẻ NHTM

Một phần của tài liệu Tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 26 - 27)

1.3. Sự phát triển trong hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM

1.3.1. Quan niệm về phát triểntín dụng bán lẻ NHTM

Phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hƣớng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Phát triển khơng đơn thuần là sự tăng lên hay giảm đi về lƣợng mà cịn có sự biến đổi về chất của sự vât, hiện tƣợng.

Phát triển tín dụng bán lẻ tại các NHTM là quá trình các NHTM thúc đẩy tăng trƣởng quy mơ tín dụng bán lẻ, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng bán lẻ phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng, gia tăng khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng bán lẻ đồng thời đi đơi nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng bán lẻ.

Năm 2021 là một năm đầy biến động và thách thức đối với toàn ngành Ngân

hàng Việt Nam nói chung và đặc biệt là hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Dịch bệnh Covid – 19 đã có tác động khơng nhỏ làm thay đổi nền tảng vận hành hệ thống ngân hàng theo cả chiều hƣớng tích cực và tiêu cực. Dịch bệnh đã làm việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đình trệ và tác động trực tiếp đến quy mô cũng nhƣ chất lƣợng tín dụng của NHTM. Đặc biệt, việc tăng trƣởng và đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với phân khúc khách hàng doanh lớn bị hạn chế, do đó thời gian vừa qua bên cạnh việc hỗ trợ khôi phục hoạt động cho các doanh nghiệp thì phần lớn các NHTM hƣớng đến thị phần tiềm năng có cơ hội hơn đó là mảng ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng. Nền kinh tế Việt Nam hầu hết chủ yếu là những đối tƣợng kinh doanh nhỏ lẻ nhƣ cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp siêu nhỏ. Đây chính là một hệ thống tập khách hàng tƣơng thích tối ƣu với các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng bán lẻ cung cấp. Ngoài ra, Việt Nam - một nền kinh tế có dân số lớn khoảng 96 triệu dân, trong đó, hơn 50% thuộc độ tuổi

17

lao động với dân trí ngày càng cao với nhu cầu tích lũy, tiêu dùng, đầu tƣ tài sản đang đƣợc hình thành rõ nét cho thấy tiềm năng phát triển thị trƣờng ngân hàng bán lẻ rộng lớn. Hiện nay, bên cạnh việc phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng cho cá nhân và sản xuất kinh doanh cho hộ gia đình doanh nghiệp thì sản phẩm thẻ tín dụng cũng đang đƣợc các ngân hàng quan tâm. Có thể nói, hoạt động tín dụng bán lẻ đang ngày càng phát triển về mặt quy mô và các sản phẩm tín dụng đang ngày càng gia tăng các tiện ích đi kèm theo.

Theo chiều rộng, Phát triển tín dụng bán lẻ là sự phát triển về quy mô cũng

nhƣ gia tăng về số lƣợng khách hàng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ tin dụng bán lẻ.

Theo chiều sâu, Phát triển tín dụng bán lẻ là sự phát triên về chất lƣợng của

các sản phẩm tín dụng bán lẻ mà ngân hàng cung cấp.

Phát triển tín dụng bán lẻ an tồn và bền vững là sự phát triển gia tăng về số

lƣợng khách hàng, số lƣợng sản phẩm dịch vụ tín dụng, các tiện ích sản phẩm (theo chiều rộng) song song với nâng cao chất lƣợng của từng loại hình tín dụng cung cấp (phát triển chiều sâu) nhằm thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của chủ thể bán lẻ trong nền kinh tế. Đó chính là sự phát triển tín dụng bán lẻ một cách bền vững nhất.

Một phần của tài liệu Tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)