Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 42)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập thông tin, tài liệu là một công việc quan trọng, cần thiết cho bất kỳ một hoạt động nghiên cứu nào. Đây là nguồn kiến thức quý giá đƣợc tích lũy qua q trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Để thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.

2.2.1.1. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là nguồn dữ liệu đƣợc thu thập trong thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài, đƣợc thu thập trực tiếp từ đối tƣợng nghiên cứu, là dữ liệu gốc và chƣa

Bƣớc 1: Cơ sở lý luận về sự phát triển tín dụng bán lẻ

Bƣớc 2: Phân tích tính hình phát triển hoạt động tín dụng bá lẻ tại VietinBank Thăng Long

Bƣớc 3: Đánh giá thực trạng phát triển - Kết quả đạt đƣợc, tồn tại hạn chế

Bƣớc 4: Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế

Bƣớc 5: Giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại VietinBank Thăng Long

Thu thập, xử lý và phân tích số liệu

Định hƣớng phát triển của VietinBank

33

qua phân tích, xử lý. Để thu thập thơng tin sơ cấp, tác giả đã tiến hành chọn mẫu, xây dựng bảng hỏi, áp dụng khảo sát để thu thập thông tin. Mục đích khảo sát số liệu và đƣa ra đƣợc các kết luận thực tế đánh giá vấn đề nghiên cứu.

Việc điều tra chọn mẫu, khảo sát tham dò ý kiến khách hàng – chủ yếu là nhóm khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ có giao dịch tại VietinBank Thăng Long. Qua đó đánh giá đƣợc mức độ hài lịng của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ tín dụng, là một trong những tiêu chí định tính đo mức độ phát triển tín dụng bán lẻ của NHTM nhƣ đã đƣa ra trong nội dung chƣơng 1.

Các nội dung đƣa ra trong bảng hỏi khảo sát khách hàng hƣớng đến trả lời các câu hỏi nhƣ sau:

- Sựđa dạng các sản phẩm tín dụng bán lẻ của Ngân hàng đƣa ra thị trƣờng và sản phẩm tín dụng bán lẻ nào đƣợc đa số khách hàng lựa chọn?

- Khách hàng chấp nhận thời hạn, lãi suất của sản phẩm, dịch vụ tín dụng mà Ngân hàng đƣa ra nhƣ thế nào?

- Sản phẩm tín dụng bán lẻ của Ngân hàng đƣợc khách hàng tiếp cận qua những kênh thông tin nào?

Để thu thập số liệu theo phƣơng pháp này, tác giả đã tiến hành các bƣớc sau:

Bước 1: Xác định đối tƣợng khảo sát

- Địa điểm thực hiện điều tra khảo sát: VietinBank Thăng Long.

- Đối tƣợng khảo sát: Do hạn chế về mặt thời gian, việc thực hiện khảo sát chỉ đƣợc chọn lấy ý kiến của 100 khách hàng (bao gồm cả khách hàng là CBNV tại VietinBank) hiện đang sử dụng dịch vụ tại VietinBank Thăng Long.

- Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng: 100 bảng hỏi + Số lƣợng phát ra: 100 / Số lƣợng thu về: 100 + Số lƣợng hợp lệ: 90

+ Thời gian phát: 2/12/2020-4/12/2020 + Thời gian thu về: 2/12/2020-6/12/2021

+ Nội dung bảng hỏi đƣợc trình bày trong phần phụ lục 2.1

34

Bước 3: Thực hiện khảo sát thông qua việc liên hệ, xin ý kiến của khách hàng

trực tiếp tại quầy, gửi qua đƣợc bƣu điện,...

Bước 4: Tổng hợp phiếu khảo sát, tiến hành xử lý các số liệu thu đƣợc từ các phiếu khảo sát phục vụ q trình phân tích.

2.2.1.2. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn, đã đƣợc cơng bố nên thƣờng dễ thu thập, tốn ít thời gian nhƣng lại là nguồn dữ liệu quan trọng trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp thƣờng phức tạp và có nhiều nguồn cung cấp nên ngƣời nghiên cứu cần sắp xếp, hệ thống lại để việc nghiên cứu dễ dàng hơn. Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là các số liệu về báo cáo, nghiên cứu ngành của Ngân hàng nhà nƣớc, viện, trƣờng đào tạo; Nguồn dữ liệu từ các tạp chí chun ngành, các cơng trình nghiên cứu của các chuyên gia đƣợc đăng tải trên sách, bảo, website,…; số liệu báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của VietinBank Thăng Long.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Từ những nguồn dữ liệu thu thập đã thu thập đƣợc, tác giả thực hiện sàng lọc, lựa chọn nguồn thông tin phù hợp, xác nhận lại thơng tin chính xác và thông qua những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ. Luận văn đi sâu phân tích số liệu, đƣa ra các giải thích cũng nhƣ nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu từ đó đƣa ra cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ tại VietinBank Thăng Long.

2.2.3. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu để phân tích các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng. Việc sử dụng phƣơng pháp so sánh trong nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ biến động của đối tƣợng nghiên cứu, các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung và đơn vị tính. So sánh số liệu về tăng trƣởng quy mơ để từ đó đƣa ra nhận xét về sự phát triển của các chỉ tiêu tín dụng, so sánh số liệu giữa các năm để thấy đƣợc tốc độ tăng trƣởng thay đổi theo thời gian. Hai phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng chủ yếu:

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối:

35

Trong đó: X0: Chỉ tiêu năm trƣớc X1: Chỉ tiêu kỳ phân tích

∆X: Chênh lệch tăng, giảm giữa các chỉ tiêu

- Phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối

T = × 100 Trong đó: X0: Chỉ tiêu năm trƣớc

X1: Chỉ tiêu kỳ phân tích

T: Tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu

2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả

Từ các nguồn tài liệu thực hiện phân tách, thu thập số liệu, tóm tắt trình bày và mơ tả các đặc trƣng để có cái nhìn tổng qt về đối tƣợng nghiên cứu. Số liệu về tăng trƣởng tín dụng, cơ cấu tín dụng,… đƣợc mơ tả cụ thể xu hƣớng thay đổi, biến động tín dụng tại VietinBank Thăng Long trong giai đoạn 2018-2021. Dữ liệu đƣợc biểu diễn thông qua các đồ thị, bảng biểu từ đó đƣa ra những nhìn nhận về thực trạng phát triển để có những định hƣớng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ trong thời gian tới.

2.2.5. Phương pháp phân tích tổng hợp

Từ các nguồn tài liệu, các số liệu, cơng trình nghiên cứu tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp để có cái nhìn tổng qt về hoạt động tín dụng bán lẻ nói chung trong hệ thống NHTM. Kết quả của quá trình nghiên cứu phải đƣợc tổng hợp để đảm báo cho việc phân tích đƣợc dễ dàng, đánh giá đƣợc thực tế của hoạt động tín dụng bán lẻ tại VietinBank Thăng Long.

36

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỌAT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH

THĂNG LONG (GIAI ĐOẠN 2018-2021) 3.1. Khái quát về VietinBank Thăng Long

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

VietinBank Thăng Long ra đời từ năm 2003 trên cơ sở tách ra từ VietinBank Hà Tây (Nay là Chi nhánh Thành An) với tên gọi ban đầu là VietinBank Nguyễn Trãi có trụ sở đặt tại địa chỉ Trần Phú, Văn Quán, TP Hà Đông, Tỉnh Hà Tây (Nay là số 39 Trần Phú, phƣờng Văn Quán, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội). Đến ngày 12/08/2009, Chi nhánh Nguyễn Trãi đƣợc đổi tên thành Chi nhánh Thăng Long và chuyển trụ sở chính về Tịa nhà HH2-2, Khu đơ thị Mễ Trì Hạ, phƣờng Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trụ sở của chi nhánh nằm tại trung tâm giữa các quận Nam Từ Liêm, Hà Đông, Cầu Giấy, nơi có các cơ quan hành chính, các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, điện, hoạt động thƣơng mại, sản xuất kinh doanh tại các làng nghề thuộc tỉnh Hà Tây (cũ). Các phòng giao dịch của Chi nhánh đặt tại Khu vực Hà Đông, Phố Duy Tân, phố Nguyễn Văn Huyên và Cát Linh.

Trong những năm qua, Chi nhánh luôn hoạt động dƣới sự chỉ đạo hƣớng dẫn của Quận ủy, UBND Quận Nam Từ Liêm, đƣợc sự chỉ đạo trực tiếp của VietinBank và Ngân hàng Nhà nƣớc Thành phố Hà Nội, Chi nhánh đã không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo vƣơn lên hòa nhập vào cơ chế đổi mới của ngành, đƣa mọi mặt hoạt động của mình ngang tầm với một số Chi nhánh lớn của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Với các thành tích đó, tập thể và cá nhân của VietinBank Thăng Long đã vinh dự nhận đƣợc Bằng khen của Thủ tƣớng chính phủ, Cờ thi đua và Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam vì đã đạt đƣợc các thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh.

37

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của VietinBank Thăng Long gồm có: Ban Giám đốc, Phịng khách hàng doanh nghiệp, Phòng bán lẻ, Phòng dịch vụ khách hàng, PGD Đại An, PGD Thành Tây, PGD An Phát, PGD Hƣng Phát, PGD Duy Tân, PGD Từ Liêm, PGD Phú Diễn, Phòng Hỗ trợ tín dụng, Phịng Tổng hợp, Phòng Tổ chức hành chính. Tổng nhân sự tại chi nhánh hiện nay là 90 ngƣời, trong đó có 40 thạc sĩ, 43 cử nhân, 3 cao đẳng, 4 trung cấp với độ tuổi trung bình là 30 tuổi.

Sơ đồ 3.1. Mơ hình tổ chức của Vietin ank Thăng Long

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của VietinBank Thăng Long

3.1.3. Tình hình kinh doanh của VietinBank Thăng Long giai đoạn 2018-2021

3.1.3.1. Huy động vốn

Với tƣ cách là một trung gian tài chính, hoạt động dựa trên nguyên tắc “đi vay để cho vay’’ do đó hoạt động huy động vốn đƣợc coi là yếu tố đầu vào quyết định quá trình kinh doanh của tất cả các NHTM. Trong những năm gần đây, xác định rõ những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác huy động vốn trên địa bàn hoạt động, VietinBank Thăng Long đã đƣa ra những chủ trƣơng và biện pháp phù hợp để huy động nguồn vốn trong dân cƣ và đã đạt đƣợc những kết quả khả quan.

Ban giám đốc

P.KHDN P.Bán lẻ P. DVKH Các PGD

PGD Đại An

PGD Thành

Tây PGD An Phát Hƣng Phát PGD PGD Duy Tân

PGD Từ Liêm PGD Phú Diễn P. HTTD P. Tổng hợp P.TCHC

38

ảng 3 1. Thực trạng huy động vốn tại Vietin ank Thăng Long giai đoạn 2018-2021 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 4.578 5.426 6.397 5.854

1. Theo loại tiền 4.578 100 5.426 100 6.397 100 5.854 100

VNĐ 4.497 98,2 5.374 99,0 6.374 99,6 5.832 99,6 Ngoại tệ quy VNĐ 81 1,8 52 1,0 23 0,4 22 0,4 2. Theo sản phẩm 4.578 100 5.426 100 6.397 100 5.854 100 TG không kỳ hạn 699 15,3 1.402 25,8 2.406 37,6 2.238 38,2 TG có kỳ hạn 3.879 84,7 4.024 74,2 3.991 62,4 3.616 61,8 3. Theo khách hàng 4.578 100 5.426 100 6.397 100 5.854 100 KHDN 2.478 54,1 3.431 63,2 4.050 63,3 3.954 67,5 KH bán lẻ 1.380 30,1 1.267 23,4 1.190 18,6 1.050 17,9 Nguồn vốn khác 720 15,7 728 13,4 1.157 18,1 850 14,5

(Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh VietinBank Thăng Long các năm 2018-2021)

Bảng 3.1 cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động của VietinBank Thăng Long đều có sự tăng trƣởng qua các năm 2018 đến 2020. Cụ thể, nguồn vốn huy động năm 2019 tăng 848 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 18,5% so với năm 2018. Năm 2020 nguồn vốn huy động tăng 971 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 17,9% so với năm 2019. Tốc độ tăng trƣởng qua các năm cho thấy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh đăng tiến triển rất tốt. Điều này cũng là do chính sách hoạt động đúng đắn của VietinBank Thăng Long nhƣ phát triển các sản phẩm huy động vốn đa dạng, các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm “giữ chân’’ và thu hút khách hàng nhƣ: tiết kiệm dự thƣởng, các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm tiền gửi tích lũy đa năng... Bên cạnh đó trong những năm gần đây VietinBank Thăng Long tập trung đẩy mạnh phát triển nguồn vốn khơng kỳ hạn. Năm 2021, có thể nói là năm đặc biệt

khó khăn đối với tồn nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Đối với hoạt động huy động vốn trong năm 2021 tại VietinBank Thăng Long nguồn vốn đã

39

có sự sụt giảm mạnh (- 543 tỷ đồng). Thực hiện theo sự chỉ đạo của Chính Phủ cũng nhƣ của NHNN nhằm hỗ trợ giảm lãi suất tiền vay cho các Khách hàng vay vốn thì VietinBank đã liên tục hạ lãi suất tiền gửi dẫn đến tiền nhàn rỗi của cƣ dân rút giảm để đổ vào các kênh đầu tƣ sinh lời cao hơn nhƣ bất động sản hay chứng khoán. Đồng thời nhằm ứng phó với tình hình trì trệ do dịch bệnh Covid-19 trong năm vừa qua, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu rút giảm nguồn tiền gửi tại Ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu đời sống cũng nhƣ nhu cầu duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong cơ cấu tiền gửi huy động thì tiền gửi bằng Việt Nam Đồng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trên 98%, tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ không đáng kể. Đây là thực trạng chung của hầu hết các Chi nhánh NHTM trên địa bàn.

Xét theo cơ cấu sản phẩm: Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn năm 2018 là 84,73%, năm 2019 là 74,2%, năm 2020 là 62,4%, đến năm 2021 là 61,8%. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn có xu hƣớng giảm qua các năm, đây cũng là định hƣớng phát triển chung của VietinBank - tập trung tăng trƣởng mạnh ở nguồn tiền gửi không kỳ hạn (Casa) – đây là nguồn huy động có chi phí thấp.

Xét theo loại khách hàng thì nguồn vốn huy động của VietinBank Thăng Long chủ yếu đến từ KHDN, trong đó các đơn vị nhà nƣớc cũng chiếm tỷ trọng lớn phải kể đến nhƣ các cơng ty, tập đồn, viện nghiên cứu, Quỹ, trƣờng học…. Năm 2018, tỷ trọng tiền gửi từ khách hàng bán lẻ là 30,1%, năm 2019 giảm xuống 23,4 %, năm 2020 lại giảm xuống 18,6% và đến năm 2021 tiếp tục sụt giảm chỉ còn ở

mức 17,9%. Nguồn vốn khách hàng bán lẻ chủ yếu là nguồn vốn từ đối tƣợng khách

hàng cá nhân, đây là nhóm khách hàng đặc biệt quan tâm đến lãi suất huy động, trong những năm gần đây khách hàng cá nhân có xu hƣớng rút tiền gửi từ VietinBank sang các NHTM có lãi suất huy động cao hơn.VietinBank là một trong số những NHTMCP có vốn góp của Nhà nƣớc, mọi hoạt động kinh doanh chịu sự giám sát, điều chỉnh của NHNN. Giai đoạn năm 2020-2021 là những năm khó khăn

40

2021, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5 đến 2,0%/năm lãi suất điều hành (là một trong các ngân hàng trung ƣơng có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực), giảm 0,6 đến 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi.

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Nếu nhƣ hoạt động huy động vốn là đầu vào thì hoạt động tín dụng là đầu ra và là khâu quyết định tới hiệu quả, khả năng tăng trƣởng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhận thức đƣợc điều này trong những năm qua VietinBank Thăng Long luôn chú trọng trọng cả về quy mô lẫn chất lƣợng hoạt động tín dụng với phƣơng châm “An tồn - Hiệu quả - Bền vững’’.

Bảng 3 2. Dư nợ tín dụng Vietin ank Thăng Long giai đoạn 2018-2021 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Tổng Dƣ nợ cho vay 3.367 100 3.469 100 3.082 100 2.905 100,0 Theo kỳ hạn 3.367 100 3.469 100 3.082 100 2.905 100,0 Ngắn hạn 2.069 61 1.869 54 1.964 64 1.754 60,4

Một phần của tài liệu Tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 42)