- Cơ sở lý luận cho ra đời của pháp nhân
1.2.1. Ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự
truy cứu trách nhiệm hình sự và mối liên hệ với pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự
1.2.1. Ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhiệm hình sự
1.2.1.1. Khái niệm người đại diện của pháp nhân
Người đại diện là thuật ngữ phổ biến trong nhiều hệ thống pháp luật là thành tố quan trọng cấu thành quan hệ đại diện (Agency), đồng thời có tầm ảnh hướng lớn đến pháp luật công và được thể hiện thông qua các văn bản pháp lý của nhiều quốc gia khác nhau.
Pháp luật về đại diện được phổ biến ở các quốc gia theo truyền thống Common law dựa trên bối cảnh sự phát triển của công nghiệp và thương mại. Thuật ngữ Pháp luật về đại diện bắt nguồn từ tiếng La tinh với châm ngôn:"Qui facit per alium, facit per se" được hiểu là "hành động của một
người thông qua một chủ thể khác được pháp luật coi là hành động của chính người đó". [46]
Nghiên cứu về vấn đề này nhiều học giả đưa ra khái niệm về người đại diện cụ thể:
Theo từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý, Bộ tư pháp: ―Đại
diện là việc một người, một cơ quan, tổ chức nhân danh người, cơ quan tổ chức khác xác lập, thực hiện hành vi pháp lý trong phạm vi thẩm quyền đại diện‖. Điều này có nghĩa là, đại diện là quan hệ thụ uỷ khả năng "xác lập, thực hiện hành vi pháp lý" được xác lập giữa hai bên trong một phạm vi nhất định. Mặc dù cho thấy được bản chất của quan hệ đại diện. Tuy nhiên khái niệm chưa thể hiện được thái độ đồng thuận xuất phát từ cả hai phía người uỷ quyền và người tiếp nhận sự uỷ quyền.
Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: ―Đại diện là việc cá nhân,
pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.‖ Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
quy định: ―... Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân...”. Như vậy, đại diện là quan hệ giữa một bên là người đại diện và bên kia là người được đại diện - ở đây tồn tại sự chuyển giao quyền và nghĩa vụ giữa hai đối tượng này. Theo đó, người đại diện nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện để xác lập thực hiện các giao dịch trong phạm vi đại diện.
Mặt khác, luật doanh nghiệp năm 2020 tại điều 12 quy định: "Người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc
dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật".
Thuật ngữ "cá nhân" được thừa nhận rộng rãi trong nhiều văn bản pháp luật ở Việt Nam là một con người cụ thể thống nhất về mặt sinh học và xã hội hay nói cách khác cá nhân trong trường hợp này chính là một thể nhân duy nhất. Điều này cho thấy sự chưa hoàn toàn đồng nhất về mặt quan điểm đối với vấn đề này của các nhà nghiên cứu pháp lý ở nước ta, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật tư.
Có thể thấy, quan niệm về quyền đại diện và người đại diện về cơ bản là tương đối đồng nhất, tuy nhiên các khái niệm viện dẫn trên vẫn chưa làm rõ nội hàm quan trọng là yếu tố đồng ý tiếp nhận của người trao quyền (chủ sở hữu doanh nghiệp) và người đại diện đối với quyền và nghĩa vụ được giao.
Như vậy, từ những dẫn chứng và phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa về người đại diện cho pháp nhân một cách khái quát như sau: Người đại
diện của pháp nhân là người được pháp nhân trao cho quyền nhân danh pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân xác lập, thực hiện các hoạt động trong phạm vi đại diện, dười hai hình thức đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền.
1.2.1.2. Khái niệm, đặc điểm người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong quan hệ tố tụng dân sự và tố tụng hành chính quyền đại diện được thực hiện bởi cả người đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền; cụ thể, Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: ―Người đại
diện trong tố tụng dân sự bao gồm đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền...” và tại khoản 1, Điều 54 Luật tố tụng hành chính năm 2011
đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền...”. Tuy nhiên, trong
quan hệ TTHS, quyền đại diện được giới hạn trong phạm vi người đại diện theo pháp luật. Điều này xuất phát từ yêu cầu củng cố giá trị chứng cứ do pháp nhân cung cấp thông qua người đại diện, đặc biệt là lời khai; sự ràng buộc bởi cấu trúc pháp lý (Điều lệ); chế độ trách nhiệm và tính hiệu quả khi các cơ quan THTT hạn chế cá nhân trung gian phát sinh do chế định đại diện.
Tiếp cận vấn đề này, theo quan điểm của tác giả Đinh Văn Quế thì: ―Người đại diện hợp pháp của bị cáo là người mà người theo pháp luật hoặc
được bị cáo ủy quyền tham gia tố tụng, có quyền và nghĩa vụ như bị cáo‖ [8].
Cùng cách tiếp cận này, thạc sĩ Nguyễn Thị Vân Hoa đưa ra quan điểm: ―Người đại diện hợp pháp trong TT tham gia vào quan hệ pháp luật tố
tụng hình sự với tư cách là người tham gia tố tụng, nhân danh người được đại diện để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được đại diện. Người đại diện trong pháp luật TT được thực hiện dưới hai hình thức: người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền‖ [37]. Tuy nhiên, phạm vi quyền đại diện theo hướng
tiếp cận này lại mở rộng với hầu hết chủ thể tham gia tố tụng, đặc biệt là bị hại, bị can, bị cáo.
BLTTHS năm 2015 sau này, đã sử dụng thuật ngữ "người đại diện" thay thế cho thuật ngữ "người đại diện hợp pháp" trong BLTTHS năm 2003, nhằm tăng tính hệ thống với các ngành luật liên quan; đặc biệt BLTTHS cịn có các quy định cụ thể về người đại theo pháp luật của pháp nhân thơng qua việc ghi nhận vai trị tham gia TTHS với đối tượng này.
Mặt khác, như đã đề cập ở mục trên, Pháp nhân bị truy cứu TNHS được hiểu là đối tượng của quyền công tố, khi cơ quan có thẩm quyền THTT có căn
cứ hợp lý nghi ngờ về sự liên quan của pháp nhân với một tội phạm cụ thể, thể hiện qua các cáo buộc hình sự và các biện pháp cưỡng chế hình sự (bao gồm cả hình phạt). Điều này đồng nghĩa với việc pháp nhân phải đối mặt với tiến trình thủ tục TTHS chặt chẽ, phức tạp cùng sự áp đặt về nghĩa vụ pháp lý và khả năng thụ hưởng quyền. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS về cơ bản là cá nhân được pháp luật cho phép nhân danh, thay mặt pháp nhân tham gia quan hệ TTHS bao gồm việc đáp ứng đầy đủ về mặt nghĩa vụ pháp lý đồng thời đảm bảo lợi ích hợp pháp của pháp nhân thông qua nội dung các quyền.
Từ những phân tích và nhận định trên, tác giả xin đưa ra quan điểm của cá nhân về khái niệm người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu
TNHS như sau: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu
trách nhiệm hình sự là người mà theo pháp luật được phép nhân danh pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự tham gia tố tụng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với vai trò tố tụng của pháp nhân.
Từ khái niệm trên, có thể thấy người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS là đối tượng BLTTHS cho phép nhân danh pháp nhân khi pháp nhân đó bị truy cứu TNHS. Nội dung này được thể hiện cụ thể hơn trong các quy định của BLHS và BLTTHS khi xem xét trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật và khả năng nhân danh pháp nhân đang phải đối mặt với các thủ tục pháp lý hình sự. Mặt khác, điều này cũng ngầm định rằng khả năng nhân danh pháp nhân tham gia TTHS của người đại diện theo uỷ quyền là rất hạn chế và chưa được quy định cụ thể.
Thứ hai, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và hoạt động nhân danh pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân
Năng lực hành vi dân sự của người đại diện là khả năng thông qua hành vi của bản thân xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi dân sự được hiểu là đầy đủ khi cá nhân đủ tuổi theo quy định pháp luật quốc gia và đảm bảo khả năng tự chủ về mặt hành vi. Theo pháp luật thực định Việt Nam, cá nhân được coi là đủ năng lực hành vi dân sự khi đủ 18 tuổi và khơng bị tồ án tun là người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Khả năng đầy đủ về năng lực hành vi trước hết đảm bảo người đại diện có thể đảm nhiệm vị trí và chức năng theo sự phân phối nhiệm vụ của pháp nhân; đồng thời cho thấy khả năng thay mặt pháp nhân trong hoạt động kinh doanh, xử lý tranh chấp hay tham gia tố tụng. Ngược lại, trong trường hợp người đại diện của pháp nhân - đặc biệt trong trường hợp đại diện theo pháp luật, cá nhân được coi là không đủ khả năng thực hiện đầy đủ quyền mà nghĩa vụ nhân danh pháp nhân trong kinh doanh thương mại và trong tố tụng.
Người đại diện nói chung của pháp nhân là người có thẩm quyền nhân danh chính pháp nhân trong phạm vi đại diện xác lập và thực hiện giao dịch hay tham gia tố tụng với ý nghĩa sự hiện diện của pháp nhân. Trong mối quan hệ giữa pháp nhân, chủ sở hữu và người đại diện, người đại diện được hiểu là người thụ ủy trong quan hệ ủy thác tài sản; có quyền nhân danh đồng thời phải có nghĩa vụ của người thụ ủy (fiduciary) vì lợi ích của đối tượng thụ hưởng hoặc cho một mục đích đã định. Ở góc độ khác, người đại diện của pháp nhân là người có trách nhiệm với tài sản của pháp nhân. Trong nhiều trường hợp, người đại diện thụ uỷ cả quyền một phần quyền tài sản của pháp nhân nhằm mục đích lợi nhuận hoặc phân tán rủi ro.
Mặt khác, sự tách biệt giữa lợi ích của pháp nhân và nhân viên bao giờ cũng có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Lợi ích của pháp nhân hay phần lợi nhuận pháp nhân thương mại đem về bao hàm cả lợi ích của cá nhân. Nói cách khác, cá nhân là người đại diện muốn đem lại lợi ích cho bản thân thì phải đem lại lợi ích cho pháp nhân.
Thứ ba, chỉ hoạt động trong phạm vi đại diện
Phạm vi quyền hạn của người đại diện phụ thuộc vào các văn bản rằng buộc giữa họ với pháp nhân. Chính vì vậy bất cứ hoạt động giao dịch, hay pháp lý nào được xác lập, thực hiện bởi người được đại diện chỉ có hiệu lực pháp lý khi nó phù hợp với phạm vi đã định. Đặc điểm này có ý nghĩa đặc biệt trong việc hạn chế rủi ro, quy kết trách nhiệm, tránh lạm quyền hoạt động ra ngồi lợi ích của pháp nhân.
Trong các mơ hình doanh nghiệp phức tạp, có sự phân cơng rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của người đại diện - đặc biệt là người đại diện theo pháp luật điều này càng thể hiện rõ ràng hơn. Ví dụ: người đại diện theo pháp luật của pháp nhân về lĩnh vực thuế khơng có thẩm quyền nhân danh pháp nhân ký kết hợp đồng thương mại, .v.v...
Ngoài ra, pháp nhân bị truy cứu TNHS thực hiện quyền và nghĩa vụ thông qua người đại diện theo pháp luật của họ. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS ngoài những quyền thụ uỷ còn được thụ hưởng các quyền khác thuộc về chính bản thân mình.