- Cơ sở lý luận cho ra đời của pháp nhân
1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thƣơng mại trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
thƣơng mại trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
1.1.3.1. Mục đích của chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương
mại trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
hậu quả các tội phạm xảy ra tương lai; do những hậu quả của những hành vi tội phạm này thường gây ra những thiệt hại đáng kể cho xã hội. Đồng thời, mục tiêu thứ hai của việc ghi nhận TNHS pháp nhân thương mại là phản ánh nhiệm vụ của xã hội của PLHS - trừng phạt những kẻ gây tổn hại để ―khẳng định giá trị thực của nạn nhân‖. Trong các trường hợp cụ thể, đặc biệt khi hậu quả vật chất do hành vi phạm tội của pháp nhân đã xảy ra, thông qua các thiết chế hình sự các cơ quan có thẩm quyền có thể cưỡng chế pháp nhân phục hồi trạng thái ban đầu của tài sản, khắc phục thiệt hại hoặc bồi thường thích đáng cho phía nạn nhân.
TNHS pháp nhân thương mại tạo cơ sở cho hoạt động đấu tranh và phòng chống tội phạm hữu hiệu hơn, đặc biệt trong các trường hợp pháp nhân hay doanh nghiệp được thành lập, đưa vào hoạt động vì những động cơ phạm tội có trước đó. Thêm vào đó, TNHS pháp nhân góp phần quan trọng trong việc xây dựng một mơ hình kinh tế lành mạnh chống tiêu cực, lợi ích nhóm và phát triển đảm bảo lợi ích cộng đồng.
Ngồi ra, TNHS pháp nhân thương mại đồng thời là căn cứ khảo nghiệm cho sự cần thiết hay không đối với việc mở rộng phạm vi TNHS đối với pháp nhân phi thương mại.
1.1.3.2. Ý nghĩa của chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
Thứ nhất, việc ghi nhận TNHS pháp nhân (cụ thể là TNHS pháp nhân thương mại) tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc đảm bảo quyền công dân, quyền con người khơng chỉ trong TTHS mà cịn trong hiến pháp và các luật chuyên ngành khác. Trước hết, PLHS đảm bảo bằng cách ghi nhận quyền công dân, quyền con người là khách thể của LHS; điều này có nghĩa LHS xác định đây là nhóm khách thể đặc biệt quan trọng, mà khi xâm hại đến nó chủ
thể của hành vi xâm hại có thể phải chịu các chế tài nghiêm khắc nhất của pháp luật. Các hành vi nguy hiểm thực hiện bởi pháp nhân được đưa vào kiểm soát, với mức độ chế tài nghiêm khắc tương ứng; từ đó tạo nên cơng cụ pháp lý ngăn chặn và đấu tranh với các hành vi nguy hiểm từ nhóm chủ thể này.
Thứ hai, việc ghi nhận TNHS pháp nhân cải thiện và thúc đẩy chất lượng quản lý nhà nước, đưa nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa gần hơn với đời sống xã hội; đồng thời thể hiện thái độ kiên quyết của nhà nước trong việc đấu tranh và phòng chống tội phạm.
Thứ ba, việc ghi nhận TNHS pháp nhân tạo nền tảng phát triển mơ hình tố tụng đối với pháp nhân mang giá trị xã hội cao; đồng thời tạo niềm tin của nhân dân vào hệ thống TPHS.