- Cơ sở lý luận cho ra đời của pháp nhân
1.1.2. Học thuyết về mơ hình truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân
1.1.2.1. Học thuyết về mơ hình cổ điển (Models of Adaptation and Imitation) Pháp luật Common law đã phát triển hai mơ hình nhằm quy kết TNHS cho pháp nhân là TNHS sự thay thế và TNHS trực tiếp bắt nguồn từ yếu tố lỗi (men rea). Đối với mơ hình TNHS thay thế, các thiết chế về TNHS liên đới của thời trung cổ - trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt (strict liability) được vay
mượn khéo léo nhằm áp đặt TNHS cho pháp nhân; cịn đối với mơ hình trách nhiệm trực tiếp, các cấu trúc pháp lý cơ bản đã được chuyển từ lĩnh vực dân sự sang lĩnh vực hình sự, với khả năng trực tiếp chịu trách nhiệm khi gây ra hậu quả.
Thứ nhất, học thuyết về mơ hình TNHS thay thế (Vicarious liability) Các nỗ lực trong việc sử dụng các thiết chế sẵn có đã tạo ra một mơ hình thích ứng (Models of Adaptation) - mơ hình trách nhiệm pháp lý gián tiếp. Ban đầu, nội dung học thuyết này được áp dụng cho trách nhiệm của người đại diện hay người sử dụng lao động đối với hành vi của nhân viên do mối quan hệ ràng buộc về mặt pháp lý - hợp đồng; sau đó, logic này được mở rộng và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ khi toà án tối cao Hoa Kỳ cho rằng việc thực hiện học thuyết này là "vì lợi ích cơng", để giám sát hành vi của người đại diện "bằng cách áp đặt hành vi của anh ta cho người chủ của anh ta và áp
dụng các hình phạt đối với công ty mà anh ta đang hành động" [60]. Học thuyết này sau đó phát triển hơn nữa khi được toà án Liên bang Hoa kỳ sử dụng nhằm quy kết trách nhiệm pháp lý của "tập đoàn" đối với bất cứ hành động nào của đại lý hoặc nhân viên của mình khi thoả mãn hai điều kiện chính:
Một là, người đại diện hành động trong quá trình và phạm vi cơng việc của mình, có quyền hành động liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty đã thực hiện hành vi tội phạm;
Hai là, người đại diện hành động, ít nhất là một phần thực hiện vì lợi ích kinh doanh của cơng ty;
Ngồi ra, trong một vài trường hợp các tòa án Hoa Kỳ đã thêm điều kiện thứ ba: ―các hành vi phạm tội đã được ban quản lý doanh
nghiệp cho phép, dung thứ hoặc phê chuẩn‖. [56]
Thứ hai, học thuyết về mơ hình TNHS trực tiếp (The Doctrine of Direct Liability) hay học thuyết đồng nhất trách nhiệm
Học thuyết này được phát triển trên cơ sở bắt chước mơ hình TNHS đối với thể nhân; cụ thể, học thuyết trực tiếp dựa trên ý niệm về việc nhân cách hóa thực thể pháp lý (legal body) - pháp nhân. Nó xác định các hành động và khn mẫu suy nghĩ của một số cá nhân trong pháp nhân - những người hành động trong phạm vi quyền hạn của họ thay mặt cho pháp nhân, và được coi như là hành vi của chính pháp nhân đó. Mặt khác, pháp nhân phải chịu TNHS đối với hành vi phạm tội mà họ được coi là thủ phạm giống như thể nhân.
Việc coi pháp nhân như một thực thể độc lập trong quan hệ PLHS dẫn tới yêu cầu trong các tình huống của vụ việc và dưới góc độ vị trí, quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện trong việc quản lý các công việc của cơ quan công ty - hành vi mà anh ta thực hiện hành vi phạm tội, ý định phạm tội của anh ta hoặc sơ suất của anh ta được coi là hành động, mục đích phạm tội
hoặc sơ suất của chính pháp nhân.Sự đồng nhất về mặt hành vi ở đây dựa trên
cấu trúc của pháp nhân và sự ràng buộc với một số thể nhân với tư cách là người tham gia vào ―kiểm sốt cơng ty với tư cách là giám đốc, người quản
lý, thư ký hoặc các nhân viên tương tự khác‖. [59]
Mặt khác, lý thuyết này cũng cố gắng mơ hình hố pháp nhân theo cấu trúc của một con người sinh học. Điển hình như việc mơ tả cơ chế hành vi của pháp nhân theo đó: pháp nhân "có tay cầm cơng cụ và hành động theo mệnh
lệnh của hệ thần kinh trung ương" hay xác định một cá nhân hoặc một tập thể
là "bộ não" và đồng nhất ý thức của pháp nhân với nhóm người này. [41] 1.1.2.2. Lý thuyết về kiến thức tập thể (The Aggregation Model: The Idea of Collective Knowledge)
Kiến thức tổng hợp hay kiến thức tập thể (Collective Knowledge) là kết quả của sự ảnh hưởng của các lý thuyết về xã hội học và quản lý trong việc luận giải mặt chủ quan của tội phạm đối với pháp nhân với nội dung cho rằng kiến thức của pháp nhân là tổng thể những gì mà tất cả nhân viên biết trong phạm vi công việc của họ; điều này thể hiện ở kiến thức tất cả mọi người cùng biết và kiến thức bổ khuyết cho nhau của tất cả nhân viên. Mơ hình này có sức ảnh hưởng mạnh sau khi ngân hàng New England bị kết tội cố ý vi phạm Đạo luật Báo cáo Giao dịch Tiền tệ vì có liên quan đến việc không báo cáo các giao dịch tiền mặt vượt quá 10000$. Cụ thể ngân hàng đã trốn tránh nghĩa vụ báo cáo bằng cách để một khách hàng liên tục rút tiền từ tài khoản dưới định mức phải báo cáo (10000$), mỗi lần rút khách hàng lại thực hiện với một nhân viên giao dịch khác và vào thời điểm khác nhau; tuy nhiên, tổng số tiền giao dịch với khách hàng đó thì vượt q số tiền cần báo cáo. Tồ án sau đó đã lập luận rằng ngay cả khi sử dụng nhiều séc, thì ngân hàng cũng được coi là biết điều đó nếu mỗi nhân viên trong số một số nhân viên biết một phần của yêu cầu báo cáo và tổng những gì mà các nhân viên riêng biệt biết tương
đương với kiến thức rằng yêu cầu đó tồn tại. Các cáo buộc của toà án đối với
ngân hàng New England sau đó bị chính ngân hàng này kháng cáo với lập luận tập trung vào tính hợp lệ, giá trị pháp lý của kiến thức tập thể; tuy nhiên, các lập luận này sau đó bị tồ phúc thẩm bác bỏ.
ra một cá nhân cụ thể hành động trong khuôn khổ pháp nhân và ý thức chủ quan của họ có dấu hiệu tội phạm. Mặc dù vậy, lập luận về tri thức tập thể cũng gặp phải những hạn chế nhất định, đặc biệt khi các nhà nghiên cứu phân tách hai yếu tố cấu thành của lỗi gồm (i) nhận thức, tri thức và (ii) yếu tố cảm xúc, thái độ tâm lý; và rõ ràng yếu tố thứ hai chỉ tồn tại trong một con người sinh học, chứ khơng có trong pháp nhân.
1.1.2.3. Học thuyết về mơ hình nhân dạng cá biệt (The Model of Separate Self-Identity)
Lý thuyết về nhân dạng cá biệt được ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của lý thuyết trách nhiệm liên đới, đồng thời nhằm phù hợp với cấu trúc phức tạp của pháp nhân hiện nay với lập luận cho rằng không người đại diện nào có đầy đủ kiến thức cần thiết để tạo ra ý định phạm tội cho pháp nhân.
Lý thuyết về nhân dạng cá biệt không cố gắng đi luận giải bản chất về trách nhiệm pháp nhân mà tập trung vào việc mơ hình hố chứng minh khả năng thể hiện đặc trưng riêng của mỗi pháp nhân - điều tạo nên danh tính riêng của họ; với giả định cụ thể là một pháp nhân lớn không chỉ là một tập hợp những người định hình và vận hành nó, mà cịn là một tập hợp các thái độ và ý chí có sự ràng buộc, thậm chí đơi khi xác định phương thức suy nghĩ và hành vi của cấu thành nó: ―Các tổ chức là hệ thống... không chỉ là tập hợp
của các cá nhân. Quan trọng hơn... tổ chức bao gồm một tập hợp các kỳ vọng về cách giải quyết các loại vấn đề khác nhau‖ [48].Các giả định này sau đó được bổ sung theo hai hướng:
Thứ nhất, bản sắc riêng của một pháp nhân ảnh hưởng đến việc tuân thủ luật pháp của nó, cả tích cực và tiêu cực. Một pháp nhân thể hiện bản sắc của mình bằng cách thiết lập và thực hiện các cơ chế kiểm soát và giám sát, cũng như bằng cách tạo ra một đặc tính chung và mơi
trường làm việc. Bằng các thiết bị này, nó có thể tăng mức độ tuân thủ trong tổ chức hoặc khuyến khích xu hướng hành vi cẩu thả và thậm chí là cố ý phạm pháp.
Thứ hai, người ta có thể thơng qua nét đặc trưng của pháp nhân để dự đoán hành vi của nó; cần lưu ý, các đặc điểm này có thể được định hình và thậm chí sửa đổi. Theo đó, tồn tại sự liên kết chặt chẽ giữa khả năng tự kiểm soát với việc nhận dạng một pháp nhân và đặc biệt với trách nhiệm pháp lý.
Các quan niệm về lỗi cũng được kế thừa một phần từ Collective Knowledge, với lập luận về một dạng cấu trúc lỗi đặc biệt ở pháp nhân dựa trên khả năng lựa chọn hành vi thay thế trong bối cảnh cụ thể. Tuy nhiên, việc chứng minh sự tồn tại của ý định tội phạm (lỗi) của pháp nhân này về mặt tri giác, trong hầu hết các trường hợp, vẫn gắn bó với cách tiếp cận thông thường để chứng minh lỗi ở thể nhân, và cũng dựa trên việc kiểm tra và phân tích bằng chứng tình huống thơng qua 02 phương thức chính:
Một là cách truyền thống để kiểm tra hành vi của nhân viên và phát hiện yếu tố lỗi trong số chúng.
Phương pháp thứ hai, tập trung vào việc kiểm tra pháp nhân về sự thất bại của pháp nhân trong việc ngăn chặn hành vi vi phạm.