Thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Trang 81 - 88)

- Cơ sở lý luận cho ra đời của pháp nhân

2.3.2. Thuận lợi và khó khăn

Là một trong các vụ án pháp nhân thương mại phạm tội đầu tiên được xem xét TNHS, các vụ án này được coi là các vụ án điển hình và có tính chất đặt nền móng cho việc giải quyết các vụ án pháp nhân thương mại phạm tội

khác. Qua việc xem xét nội dung vụ án và q trình tố tụng có thể thấy những thuận lợi và khó khăn như sau:

2.3.2.1. Thuận lợi

Về thuận lợi, nhìn chung trong cả hai vụ án người đại diện theo pháp luật và pháp nhân thương mại đều thể hiện thái độ hợp tác trong hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại là người hiểu biết nhận thức rõ hành vi, sau khi được giải thích quyền và nghĩa vụ thì thực hiện tốt. Đặc biệt với vụ án pháp nhân thương mại phạm tội là công ty cổ phần nhôm Việt Pháp - nhà máy nhơm Việt Pháp, Vũ Văn Phụ có thái độ ăn năn hợp tác trong cả vai trò tố tụng là người đại diện theo pháp luật và bị can, bị cáo. Các tình tiết được Hội đồng nghiên cứu tỉ mỉ đảm bảo việc bị cáo chịu hình phạt phù hợp với tính chất của hành vi phạm tội.

Đồng thời, bước đầu tạo dựng cơ sở cho các biện pháp điều tra được thực hiện hiệu quả, đặc biệt với các vụ án xâm phạm quyền sở hữu với bị hại xác định ngay từ giai đoạn nhận được nguồn tin về tội phạm, cụ thể sau khi nhận đơn tố giác của Công ty cổ phần sản xuất nhơm Việt Pháp Shal, có địa chỉ tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Các biện pháp điều tra áp dụng đối với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (trước khi bị khởi tố bị can) tính cưỡng chế vẫn đảm bảo quyền con người. Nguồn chứng cứ thiếu hụt do không thể áp dụng biện pháp hỏi cung bị can đối với pháp nhân thương mại phạm tội được bổ sung bằng việc áp dụng với cá nhân bị khởi tố với cùng hành vi phạm tội.

Thứ nhất, khó khăn trong việc xem xét trách nhiệm của các pháp nhân khác liên quan đến hành vi phạm tội (bao gồm cả TNHS và các loại trách nhiệm khác).

Thực tiễn xét xử, tại bản án số 02/2020/HS-ST của TAND tỉnh Phú Thọ các nội dung liên quan đến hành vi của các pháp nhân khác chưa được xem xét về TNHS hay nghĩa vụ dân sự. Câu hỏi đặt ra "có hay khơng đồng phạm trong vụ án pháp nhân thương mại phạm tội?" Câu hỏi này được đặt ra với các nguyên nhân sau: (1) các hành vi trong vụ án Công ty cổ phần nhôm Việt Pháp – Hà Nội phạm tội của các pháp nhân khác đều có vai trị đáng kể giúp tội phạm hoàn thành; (2) Các pháp nhân đều thoả mãn các điều kiện về khả năng chịu TNHS theo khoản 1 Điều 75 BLHS năm 2015; và (3) nếu như cố ý là căn cứ cần thiết để xác định đồng phạm theo khoản 1 Điều 17 BLHS năm 2015 thì các văn bản hợp đồng và hành vi kinh doanh có thể xem xét về giá trị chứng minh.

Qua đó có thể thấy vấn đề đặt ra, nên chăng xem xét nội dung chế định đồng phạm trong vụ án pháp nhân thương mại phạm tội, đặc biệt với vai trò người giúp sức. Nghiên cứu về các loại đồng phạm trong vụ án pháp nhân thương mại phạm tội cho phép cơ quan thực tiễn xem xét hành vi khách quan của tội phạm một cách tổng thể và xem xét TNHS của các pháp nhân thương mại khác liên quan - đáp ứng yêu cầu không bỏ lọt tội phạm. Xem xét đấu tranh triệt để các hành vi vi phạm góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh.

Thứ hai, đưa vụ án ra xét xử trong khi các tình tiết cịn chưa rõ ràng và chưa xác định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS

phạm quyền sở hữu cơng nghiệp xảy ra tại xã Hịa Long, TP Bà Rịa – Vũng Tàu, các nội dung còn chưa làm rõ trên thực tế đã thể hiện trong hồ sơ vụ án, tuy nhiên cơ quan THTT trực tiếp đưa bản kết luận điều tra và yêu cầu truy tố bỏ qua yêu cầu xem xét của bị cáo. Mặt khác, theo các quy định tố tụng hiện hành việc mở phiên toà xét xử vụ án pháp nhân thương mại phạm tội cần bắt buộc có người đại diện theo pháp luật của họ tham gia; tuy nhiên thực tế, Toà án nhân dân TP Bà Rịa – Vũng Tàu đã chưa giải quyết triệt để vấn đề này.

Người đại diện theo pháp luật được xác định là cơ sở để pháp nhân thương mại phạm tội có thể thực hiện các quyền hoặc đưa ra u cầu bảo vệ chính mình. Do vậy việc yêu cầu sự có mặt của họ khi tiến hành xét xử là hợp lý. Tuy nhiên, cũng cần xem xét trường hợp pháp nhân nhận thức rõ hành vi phạm tội và chấp nhận mọi mức án của Toà án đưa ra và trong trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật do người đại diện theo pháp luật trước đó bị khởi tố. Cụ thể trong vụ án pháp nhân thương mại phạm tội là Công ty cổ phần Tập đồn bia Sài Gịn Việt Nam, sau khi Vũ Đình Trung bị khởi tố, Cơng ty cổ phần Tập đồn bia Sài Gòn Việt Nam đã cử bà Trần Thị Ái Loan là người đại diện theo pháp luật thay thế. Tuy nhiên bà Loan đã từ chối và thể hiện yêu cầu trong văn bản cụ thể. Thực tế việc một pháp nhân thương mại xác định người đại diện được hiểu tương tự như hoạt động bổ nhiệm, việc từ chối là có thể xảy ra. Do vậy cần xây dựng biện pháp có tính cưỡng chế cao hơn khi xác định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội.

Thứ ba, yêu cầu bắt buộc sự có mặt của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS trong phiên xét xử.

Các quy định về việc bắt buộc sự có mặt của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS trong phiên xét xử làm giảm tính chủ

động của Tồ án trong việc giải quyết vụ án, đặc biệt trong trường hợp pháp nhân có những biểu hiện khơng hợp tác. Mặt khác, điều này gây gián đoạn hoạt động bình thường của Tồ và các cơ quan THTT khác khi yêu cầu có mặt đối với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân liên tục không được đáp ứng và biện pháp dẫn giải tỏ ra không thực sự hiệu quả.

Trong vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra tại xã Hòa Long, TP Bà Rịa – Vũng Tàu, Tập đồn bia Sài Gịn Việt Nam đã cử bà Trần Thị Ái Loan là người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, bà Loan cho rằng mình khơng thể tham gia tố tụng, đồng thời làm đơn từ chối làm người đại diện theo pháp luật. Điều này đặt ra những vấn đề không chỉ liên quan đến việc có thể xét xử vắng mặt pháp nhân hay khơng? mà cịn đặt ra vấn đề về phạm vi biện pháp cưỡng chế đối với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS ra sao? Bởi lẽ, Các cơ quan THTT có thể áp dụng biện pháp dẫn giải đối người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS nếu vắng mặt khơng vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan khi đã có giấy triệu tập, tuy nhiên trong trường hợp cá nhân này bỏ trốn các quy định TTHS lại khơng ghi nhận việc có hay khơng cho pháp áp dụng biện pháp truy nã.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn

Thứ nhất, nguyên nhân xuất phát từ sự chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ trong việc xây dựng các quy định pháp luật về TN pháp nhân và người đại diện theo pháp luật của họ tham gia hoạt động TTHS nhân danh pháp nhân bị truy cứu TNHS. Trên thực tế, Việt Nam vẫn là quốc gia "non trẻ" đối

với các quy định hình sự về TNHS pháp nhân và các chế định liên quan. Các vụ án đầu tiên là bước đi cần có trong q trình tiếp tục cải cách pháp luật và

trong các quy định PLHS tạo nên những rào cản nhất định trong việc giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến pháp nhân thương mại bị xem xét TNHS và các pháp nhân có mối liên hệ mật thiết, đóng vai trị góp phần tạo điều kiện cho tội pháp hoàn thành. Mặt khác, các văn bản hướng dẫn không được xây dựng một cách kịp thời cũng là nguyên nhân dẫn tới sự rụt rè trong hoạt động tố tụng điển hình việc lấy lời khai đối với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS và các biện pháp cưỡng chế đối với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS cố ý trốn tránh đối với cơ quan THTT.

Thứ hai, nguyên nhân hạn chế, thiếu sót xuất phát từ thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Trong vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra tại huyện

Tam Nơng, tỉnh Phú Thọ, được Tồ án nhân dân tỉnh Phú Thọ đưa ra xét xử ngày 14 tháng 01 năm 2020; ông Vũ Văn Phụ được xác định với 02 tư cách là bị cáo và người đại diện theo pháp luật cho bên có quyền và nghĩa vụ liên quan (xác lập sự có mặt của pháp nhân công ty cổ phần sản xuất nhôm Xingfa). Điều này cho thấy sự thiếu kinh nghiệm trong q trình giải quyết vụ án, rà sốt tư cách tố tụng của từng người tham gia tố tụng của Toà án.

Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ những hạn chế trong kiến thức chun mơn của cá nhân có thẩm quyền THTT. Các quy định về TNHS pháp

nhân và người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS về cơ bản vẫn còn rất mới đối với nền lập pháp của nước ta chưa kể các cơng trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn chưa nhiều. Các hội thảo, toạ đàm chủ yếu tập trung luận giải bản chất TNHS pháp nhân mà không trao đổi sôi nổi về người đại diện theo pháp luật - đây mới là cá nhân giúp pháp nhân có khả năng tham gia các hoạt động TTHS. Ngồi ra, một phần cán bộ cơng chức chưa thực sự cập nhật kịp thời các sự thay đổi trong BLHS hiện hành của Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Xuất phát từ các vấn đề lý luận và các quy định PLHS của một số quốc gia khác trên thế giới, nội dung chương 2 của luận văn tập trung khảo sát các quy định về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS và thực tiễn áp dụng các quy định này với những vụ án hình sự đầu tiên ở nước ta có sự tham gia của pháp nhân với tư cách là đối tượng của hình phạt. Cụ thể:

Thứ nhất, làm rõ địa vị pháp lý của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo nội dung chủ yếu gồm các quyền và nghĩa vụ của họ; mặt khác so sánh với các quy định PLHS một số quốc gia khác và với các quy định liên quan trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam, từ đó đưa ra quan điểm về những ưu điểm và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Thứ hai, phân tích các giai đoạn tố tụng như khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đối với pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự làm cơ sở xác định nội dung quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại trong từng giai đoạn cụ thể.

Thứ ba, Nghiên cứu điển hình các vụ án pháp nhân thương mại phạm tội đầu tiên ở Việt Nam, các kết quả đạt được và những vấn đề chưa triệt để giải quyết. Qua đó khảo nghiệm nội dung các quan điểm học thuật và sự phù hợp của các quy định pháp luật TTHS.

Mặt khác, luận văn cũng đưa ra các luận giải cá nhân về vấn đề nêu trên; từ đó xây dựng những kiến nghị, giải pháp, và một số nội dung có thể học hỏi trong PLHS về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân của một số quốc gia khác trong nội dung chương 3.

Chƣơng 3:

Một phần của tài liệu Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)