Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động áp dụng pháp luật đối vớ

Một phần của tài liệu Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Trang 99 - 104)

- Cơ sở lý luận cho ra đời của pháp nhân

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động áp dụng pháp luật đối vớ

ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự

3.2.2.1. Nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ thực tiễn về pháp nhân và người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

Pháp nhân và người đại diện theo pháp luật của họ trong PLHS vẫn là những nội dung rất mới với thực tiễn hiện nay số các văn bản hướng dẫn và vụ án thực tiễn vẫn còn rất hạn chế; do vậy, việc nâng cao kiến thức bao gồm cả lý luận và kỹ năng đối với cán bộ thực tiễn là điều kiện then chốt quyết định hiệu quả thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự do pháp nhân phạm tội và góp củng cố trình độ chun mơn, sự am hiểu các quy định của pháp luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

Để nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ thực tiễn, trước hết cần thiết phải mở các lớp tập huấn để bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, cập nhật các quy định pháp luật về biện pháp tố tụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội và người đại diện theo pháp luật của họ. Nâng cao chuyên môn, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của từng cá nhân có thẩm quyền.

Cán bộ thực tiễn phải liên tục học hỏi, trau dồi kiến thức và chủ động tìm hiểu pháp luật cũng như cập nhật các văn bản liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội và người đại diện theo pháp luật của họ, đặc biệt nên tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan, giữa các cá nhân với nhau tổng kết xét xử rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chun mơn của bản thân.

Ngồi ra, cần khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học của các cơ quan thực tiễn, luận bàn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trên các kênh thơng tin

cơng chúng như tạp chí kiểm sát, tạp chí lập pháp, tạp chí tồ án, v.v... theo hướng khen thưởng tránh tạo áp lực chỉ tiêu.

3.2.2.2. Quan hệ phối hợp

Giữa các cơ quan TPHS, cần kế thừa quan hệ phối hợp truyền thống giữa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án ngay từ những giai đoạn giải quyết tin báo tố giác và kiến nghị khởi tố. Việc xác minh các dấu hiệu tội phạm có thể họp liên ngành lấy thêm ý kiến của các cơ quan cùng cấp trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Giữa các cơ quan TPHS với các cơ quan chức năng khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và chuyên môn - đây là mối quan hệ sẽ xuất hiện nhiều hơn trong các vụ án pháp nhân thương mại phạm tội. Cơ quan chuyên môn sẽ tạo cơ sở cần thiết cho các quyết định tố tụng từ cơ quan TPHS trở nên đúng đắn nhất. Các cơ quan như cơ quan giám định chữ ký, cơ quan giám định chất lượng hàng hoá, cơ quan giám định tư pháp môi trường, hội đồng định giá tài sản, cục sở hữu trí tuệ, v.v... sẽ phát huy vai trò hơn trong các vụ án pháp nhân thương mại phạm tội, đảm nhiểm nội dung chuyên môn trong các hoạt động của cơ quan TPHS đặc biệt cơ quan điều tra. Hoạt động của các cơ quan này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải quyết vụ án cụ thể thậm chí có thể tạo ra căn cứ chứng minh có hay khơng có hành vi phạm tội.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Căn cứ vào nội dung nghiên cứu một số vấn đề lý luận ở chương 1 và khảo sát thực tiễn tại chương chương 2; ở chương 3, tác giả tập trung xây dựng một số kiến nghị hoàn thiện một số quy phạm pháp luật và một số giải pháp thực tiễn theo đó các nội dung chính được đề cập bao gồm:

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định trong BLHS về TNHS của pháp nhân và cụ thể là pháp nhân thương mại theo hướng xác định rõ tư cách chủ thể của pháp nhân trong PLHS, mở rộng TNHS đối với pháp nhân, làm rõ các chế định có quan hệ mật thiết và khả năng áp dụng trong vụ án hình sự được thực hiện bởi pháp nhân.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định TTHS về pháp nhân đặc biệt là người đại diện theo pháp luật với nội dung cụ thể: hoàn thiện quy định về việc xác định người đại diện theo pháp luật trong các trường hợp khác nhau; hoàn thiện quy định về các biện pháp cưỡng chế đối với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS và sự có mặt của họ tại phiên toà xét xử.

Ngồi ra, thơng qua thực tiễn các vụ án pháp nhân thương mại phạm tội đã và đang xét xử, tác giả xây dựng một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật từ phía cơ quan THTT.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu nhận thức lý luận, các nội dung luật thực định và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong việc giải quyết vụ án hình sự cụ thể, luận văn đã chú trọng làm rõ những vấn đề chung về mặt lý luận và thực tiễn nghiên cứu điển hình các vụ án pháp nhân thương mại phạm tội với các nội dung như sau:

Thứ nhất, phân tích nguồn gốc và bản chất TNHS của pháp nhân trong từng học thuyết cụ thể, qua đó xây dựng khái niệm người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS làm rõ mục đích, ý nghĩa và vai trị của chế định này trong việc giải quyết vụ án hình sự gây ra bởi pháp nhân

Thứ hai, luận văn nghiên cứu chế định "đại diện" đối với pháp nhân bị truy cứu TNHS trong hệ thống pháp luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới. Từ đó làm nền tảng phân tích những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục của BLHS năm 2015 và BLTTHS năm 2015.

Thứ ba, luận văn khảo sat thực tiễn các quy định pháp luật hiện hành phân tích những yêu cầu mới cần đặt ra trong tương lai; đồng thời nghiên cứu điển hình 02 vụ án pháp nhân thương mại bị truy cứu TNHS đầu tiên của Việt Nam nhằm nhấn mạnh những yêu cầu này.

Thứ tư, ở chương cuối của luận văn tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về pháp nhân bị truy cứu TNHS và người đại diện của họ trong hệ thống pháp luật hình sự nước ta. Ngồi ra, tác giả cũng kiến nghị một số giải pháp đối với các cơ quan THTT với mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống TPHS trong lĩnh vực này một cách tồn diện.

Thơng qua kết quả nghiên cứu, tác giả rất mong sẽ đóng góp một phần vào việc xây dựng hệ thống lý luận, thực tiễn và công cuộc đổi mới nền TPHS nước nhà, đặc biệt là các quy định PLHS về pháp nhân và người đại diện theo pháp luật của họ. Tuy nhiên, do nhiều lý do chủ quan và khách quan luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự tham gia đóng góp của các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học nói chung và trong lĩnh vực TPHS nói riêng nhằm hồn thiện hơn đề tài luận văn./.

Một phần của tài liệu Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)