- Cơ sở lý luận cho ra đời của pháp nhân
2.2.2. Sự tham gia của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại trong giai đoạn xét xử.
thương mại trong giai đoạn xét xử.
Thủ tục xét xử đối với bị cáo là pháp nhân được thực hiện theo những quy định đặc biệt và những quy định chung không trái với những quy định đặc biệt (các Điều 431, 432, 444 BLTTHS năm 2015). Ngoài những quy định chung như "Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với
pháp nhân phạm tội được thực hiện theo thủ tục chung", "Phiên tòa xét xử đối với pháp nhân phải có mặt... Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp",
BLTTHS năm 2015 có những quy định đặc biệt về sự có mặt của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, của bị hại hoặc đại diện của họ tại phiên
tòa. Khoản 2 Điều 444 BLTTHS năm 2015 quy định: "Phiên tòa xét xử đối
theo đó, sự có mặt của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong giai đoạn xét xử là yêu cầu bắt buộc.
Pháp nhân thương mại phạm tội phải đảm bảo sự tham gia của người đại đại diện theo pháp luật nhân danh bản thân thực hiện quyền và nghĩa vụ. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật trước đó bị khởi tố thì pháp nhân phải cử người khác tham gia đầy đủ hoạt động xét xử theo quy định khoản 1 Điều 434 BLTTHS năm 2015. Trong trường hợp đặc biệt, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được chỉ định bởi cơ quan tiến hành tố tụng. Việc không cho phép cá nhân trước đó có khả năng nhân danh pháp nhân tiếp tục thực hiện vai trò người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng xuất phát từ khả năng xung đột quyền và nghĩa vụ giữa hai bị cáo. Điều này dễ dẫn tới thực tế, họ không thể đủ khả năng bảo vệ quyền lợi đồng thời cho chính mình và cho pháp nhân.
Cần lưu ý, BLTTHS không chấp nhận sự vắng mặt của người đại diện theo pháp luật trong phiên xét xử hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại họ đại diện. Do vậy, BLTTHS cũng quy định cụ thể thẩm quyền thẩm quyền triệu tập đối với người đại diện theo pháp luật và nghĩa vụ có mặt của họ khi nhận được giấy triệu tập. Tuy nhiên, các quy định BLTTHS chưa chỉ ra việc áp dụng biện pháp cưỡng chế nào là phù hợp khi họ cố ý khơng có mặt theo yêu cầu triệu tập.