- Cơ sở lý luận cho ra đời của pháp nhân
2.3.1. Một số vụ án pháp nhân thƣơng mại phạm tộ
2.3.1.1. Vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra tại huyện Tam Nơng, tỉnh Phú Thọ, được Tồ án nhân dân tỉnh Phú Thọ đưa ra xét xử ngày
14 tháng 01 năm 2020 theo thụ lý số 71/2019/TLHS-ST ngày 02 tháng 12 năm 2019.
Thứ nhất, pháp nhân thương mại phạm tội được xác định là: công ty cổ phần nhôm Việt Pháp - nhà máy nhôm Việt Pháp
Thứ hai, người đại diện theo pháp luật: Vũ Văn Phụ
Trong quá trình điều tra xét thấy hành vi của Vũ Đình Phụ đủ yếu tố cấu thành đối với cùng tội danh, CQĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can cùng lúc với pháp nhân thương mại. Vũ Đình Phụ sau đó tham gia tố tụng với vai trò là bị can, bị cáo giống như pháp nhân công ty cổ phần nhôm Việt Pháp - nhà máy nhôm Việt Pháp.
Thứ ba, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội: Vũ Văn Hải
Vũ Văn Hải được pháp nhân thương mại công ty cổ phần nhôm Việt Pháp - nhà máy nhôm Việt Pháp cử làm người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng nhân danh bản thân thực hiện quyền nghĩa vụ và yêu cầu của cơ quan THTT sau khi Vũ Đình Phụ bị khởi tố và không đủ đáp ứng điều kiện trở thành người đại diện theo pháp luật cho pháp nhân.
Thứ tư, về nội dung:
Công ty CP Nhôm Việt Pháp - Nhà máy nhôm Việt Pháp (địa chỉ: Số 1, nhà N3 tập thể Đại học Sư phạm I, Phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) (sau đây viết tắt là Công ty CP Nhôm Việt Pháp - Hà Nội) hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0104242130 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 05/11/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày
tịch HĐQT kiêm giám đốc. Ngành nghề kinh doanh: Bán buôn kim loại và quặng kim loại.
Ngày 29/9/2015, Công ty CP nhôm Việt Pháp - Hà Nội thành lập Chi nhánh Công ty CP Nhôm Việt Pháp - Nhà máy Nhôm Việt Pháp (địa chỉ: khu công nghiệp Trung Hà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) (sau đây viết tắt là Chi nhánh Công ty Nhôm Việt Pháp - Phú Thọ), theo giấy chứng nhận đăng ký số 0104242130 - 001 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp, do ông Vũ Văn Phụ là người đại diện theo pháp luật. Chi nhánh Công ty CP Nhôm Việt Pháp- Phú Thọ hạch toán độc lập và kê khai thuế tại Chi cục thuế huyện Tam Nông.
Từ đầu năm 2018 đến tháng 4 năm 2019, Vũ Văn Phụ là giám đốc của 02 công ty: Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp - Nhà máy nhôm Việt Pháp - Hà Nội và Công ty cổ phần sản xuất Nhôm Xingfa - Nhà máy Nhôm Xingfa (địa chỉ: Số 1, nhà N3 tập thể Đại học Sư phạm I, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đồng thời cũng là người đứng đầu Chi nhánh Công ty Nhôm Việt Pháp - Phú Thọ.
Do Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp - Phú Thọ không sản xuất được nhơm thanh định hình nên sau khi mua nhôm phế liệu của các đơn vị, cá nhân, Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp - Phú Thọ sản xuất thành nhôm phôi bilet rồi thuê Công ty CP DST Hà Nội (địa chỉ: phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) do ông Mai Xuân Thắng làm giám đốc gia công cán nhơm bilet thành nhơm thanh định hình sau đó nhập về kho của Cơng ty cổ phần Nhôm Việt Pháp - Phú Thọ và thực hiện các công đoạn đánh bóng, phun sơn.
Ngày 01/11/2017, ơng Vũ Văn Phụ đại diện Công ty cổ phần nhôm Việt Pháp Hà Nội ký hợp đồng nguyên tắc số 36/HĐMB/COZY-VPA với Công ty TNHH giấy Cozy (địa chỉ: phố thượng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) nội dung hợp đồng: Công ty TNHH giấy Cozy bán các loại tem dán bảo vệ bề mặt sản phẩm nhơm thanh định hình cho Cơng ty cổ phần nhơm Việt Pháp - Hà Nội trong đó có tem dán nhãn hiệu ghi dịng chữ ―NHÔM VIỆT PHÁP SHAL‖ - nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ của Công ty CP Nhôm Việt Pháp SHAL (địa chỉ tại: Lô KT, KCN Phúc Sơn, phường Ninh Sơn, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Có được tem nhãn Vũ Văn Phụ chỉ đạo Công ty cổ phần nhôm Việt Pháp - Hà Nội chuyển lên cho Chi nhánh Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp - Phú Thọ để thực hiện dán lên nhơm thanh định hình đã được phun sơn và đánh bóng. Sau đó Cơng ty cổ phần Nhơm Việt Pháp - Phú Thọ bán thành phẩm cho Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp - Hà Nội và Công ty cổ phần sản xuất Nhôm Xingfa - Nhà máy Nhôm Xingfa để bán ra thị trường.
Ngày 9/4/2019, Cơ quan CSĐT có Quyết định trưng cầu giám định số 112/CSĐT trưng cầu Viện khoa học sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và Công nghệ. Về dấu hiệu xẩm phạm quyền sở hữu trên tem nhãn. Viện khoa học sở hữu trí tuệ- Bộ khoa học và Cơng nghệ có Kết luận định sở hữu Cơng nghiệp số: NH174-19TC/KLGĐ kết luận: Sản phẩm nhơm thanh định hình gắn dấu hiệu ―NHÔM VIỆT PHÁP SHAL‖ như thể hiện trên mẫu vật là hàng hóa giả mạo đối với nhãn hiệu được bảo hộ của Công ty CP Nhôm Việt Pháp SHAL- Nhà máy Nhôm Việt Pháp‖. Yêu cầu định giá tài sản được CQĐT gửi cũng cho kết quả sau đó với tổng giá trị à 11.995.758.450đ.
FAR…‖ và 3 chữ Hán (đều là thương hiệu đã được bảo hộ). CQĐT sau đó đã gửi công văn xem xét các cơng ty nêu trên có đề nghị u cầu khởi tố đối với Vũ Văn Phụ về tội Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không? và nhận được công văn phúc đáp với nội dung không kiến nghị khởi tố cho không liên lạc được trụ sở ở nước ngoài.
Dựa vào nội dung vụ án, hồ sơ tài liệu Toà án đã tuyên bị cáo Vũ Văn Phụ và công ty cổ phần nhôm Việt Pháp - nhà máy nhôm Việt Pháp phạm tội "xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp" và phải chịu hình phạt:
- Phạt tiền: 500.000.000đ (hình phạt chính) và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề 18 tháng(hình phạt bổ sung) với bị cáo Vũ Văn Phụ, căn cứ theo điểm b,d khoản 2, khoản 3 Điều 226; điểm i, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 35 BLHS năm 2015.
- Phạt tiền: 2.000.000.000đ (hình phạt chính) với bị cáo cơng ty cổ phần nhôm Việt Pháp - nhà máy nhôm Việt Pháp, căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 226; điểm d, đ khoản 1 Điều 84; Điều 77 BLHS năm 2015.
Ngồi ra, bị cáo Vũ Văn Phụ Và cơng ty cổ phần nhôm Việt Pháp - nhà máy nhôm Việt Pháp phải chịu nghĩa vụ dân sự bồi thường thiệt hại cho phía cơng ty TNHH nhơm Việt Pháp SHAL (tại Ninh Bình).
2.3.1.2. Vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra tại xã Hòa Long, TP Bà Rịa – Vũng Tàu
Thứ nhất, pháp nhân thương mại phạm tội được xác định là: Cơng ty Bia Sài Gịn
Thứ hai, người đại diện theo pháp luật: Lê Đình Trung Thứ ba, về nội dung vụ án:
Sáng ngày 23 tháng 6 năm 2020, Đội quản lý thị trường thuộc Cục quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiến hành kiểm tra đột xuất với cơ sở sản xuất bia Biva do ông Vũ Tuấn Châu (SN: 1963) làm chủ. Qua kiểm tra, Đội quản lý thị trường phát hiện tại cơ sở có 4.712 thùng Bia Saigon Vietnam thành phẩm (mỗi thùng 24 lon), 116.700 vỏ lon bia (loại 330ml) và 3.300 vỏ thùng bia (thùng giấy carton) có dấu hiệu xâm phạm quyền đã được bảo hộ thuộc sở hữu của Tổng Công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (SABECO) với nhãn hiệu ―BIA SAIGON‖.
Cục QLTT Bà Rịa - Vũng Tàu đã chuyển giao hồ sơ vụ việc và toàn bộ hàng hóa, giấy tờ đang bị tạm giữ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC03) Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Qua điều tra, hồ sơ vụ án thể hiện, đầu tháng 4. 2020, Lê Đình Trung (SN: 1967) với tư cách đại diện theo pháp luật cho Công ty Bia Sài Gịn tìm và thỏa thuận với chủ cơ sở sản xuất bia BiVa để ký hợp đồng sản xuất bia với nội dung: "Công ty Bia Sài Gòn Việt Nam cam kết chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nhãn hiệu và đồng ý cấp quyền sử dụng nhãn hiệu cho cơ sở sản xuất bia BIVA sử dụng vào việc sản xuất, gia công sản phẩm. Cơ sở sản xuất bia BIVA thực hiện việc chưng cất, pha chế và đóng gói sản phẩm dựa trên nguyên vật liệu, bao bì do Cơng ty bia Sài Gòn Việt Nam cung cấp"
Sau đó, Cục Sở hữu trí tuệ có văn bản thơng báo sẽ từ chối đối với tồn bộ nhãn hiệu "Bia SAIGON VIETNAM" và sản phẩm của Cơng ty Bia Sài Gịn vì tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu được bảo hộ, và đăng ký; Đồng thời, ngày 30.11.2020, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu của
tương tự nhau về nhãn hiệu và sản phẩm đăng ký. Kết quả trưng cầu giám định cũng thể hiện Cơng ty Bia Sài Gịn đã xâm phạm 5 dấu hiệu với nhãn hiệu được bảo hộ của Sabeco.
Quá trình điều tra xác định, tổng sản phẩm mà cơ sở sản xuất bia BiVa đã sản xuất cho Cơng ty Bia Sài Gịn là 8.912 thùng với nhãn hiệu "BIA SAIGON VIETNAM", tiêu thụ ra thị trường 3.300 thùng bia, thu về hơn 578 triệu đồng. Cáo trạng của VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau đó đã đề nghị truy tố đối với bị can là pháp nhân thương mại Cơng ty Bia Sài Gịn và Lê Đình Trung là người đại diện theo pháp luật về tội ―xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp‖ đối với nhãn hiệu được bảo hộ bởi SABECO.
Phiên Toà xét xử sau đó được TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mở vào sáng ngày 6 tháng 5 năm 2021. Tuy nhiên sau khi hội ý hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung làm rõ các nội dung:
Thứ nhất, làm rõ nội dung tình tiết cịn mâu thuẫn trong vụ án
Nhãn hiệu bia Sài Gòn Việt Nam được Ông Trung nộp đơn đăng ký kiểu dáng tại Cục Sở hữu trí tuệ và được cục này chấp nhận đơn hợp lệ đối với kiểu dáng công nghiệp ngày 15 tháng 7 và đối với nhãn hiệu ngày 12 tháng 8 năm 2019 và đăng công báo.
Ngày 9-9-2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi tố vụ án và khởi tố bị can sau đó. Đến ngày 30-11-2020, Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Bia Sài Gòn Việt Nam. Theo cáo trạng, "mặc dù chưa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu nhưng ông Trung vẫn nhân danh Cơng ty cổ phần Tập đồn bia ài Gòn Việt Nam thỏa thuận để bà Trần Thị Ái Loan ký hợp đồng hợp tác sản
xuất và mua bán hàng hóa với ơng Vũ Tuấn Châu (chủ cơ sở sản xuất bia BiVa) về việc sản xuất sản phẩm “BIA AIGON VIETNAM"".
Bản kết luận giám định sở hữu cơng nghiệp của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và công nghệ đã kết luận: các dấu hiệu ―BIA SAIGON VIETNAM và hình đứng, hình con rồng"... trên lon bia, trên thùng đựng bia của Công ty cổ phần Tập đồn bia Sài Gịn Việt Nam là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ của SABECO.
Thứ hai, đảm bảo quyền của cả bị hại và bị cáo: đề nghị triệu tập Viện Khoa học cơng nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ, điều tra viên, giám định viên tham gia phiên tịa từ phía bị cáo
Thứ ba, sau khi bị khởi tố với cùng tội danh, tư cách người đại diện theo pháp luật của ông Trung không đáp ứng quy định pháp luật, do vậy Tồ án u cầu Cơng ty cổ phần Tập đoàn bia Sài Gòn Việt Nam cử ngưởi đại diện theo pháp luật mới và yêu cầu họ tham gia phiên tịa. Trên thực tế, Cơng ty cổ phần Tập đồn bia Sài Gịn Việt Nam đã cử bà Trần Thị Ái Loan là người đại diện theo pháp luật thay thế cho ông Trung. Tuy nhiên, bà Loan không liên quan đến vụ án, đồng thời làm đơn từ chối làm người đại diện theo pháp luật. Do vậy tại thời điểm xét xử quyền của pháp nhân thương mại sẽ không thể được thực hiện do thiếu người đại diện theo pháp luật điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của pháp nhân.