- Cơ sở lý luận cho ra đời của pháp nhân
1.3. Pháp luật hình sự một số quốc gia trên thế giới về pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự và ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân
cứu trách nhiệm hình sự và ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân 1.3.1. Cộng hoà Pháp
BLHS Cộng hoà Pháp (sau đây gọi là Pháp) tại điều 121-2 quy định "Pháp nhân, không bao gồm Nhà nước, phải chịu trách nhiệm hình sự,.. đối
với các hành vi vi phạm nhân danh họ, bởi các cơ quan hoặc đại diện của họ." Thêm vào đó, BLHS Pháp cũng cho phép truy cứu TNHS pháp nhân
song song với TNHS của thể nhân là chính phạm hoặc đồng phạm của hành vi phạm tội. Đây là cơ sở quan trọng công nhận tư cách chủ thể của pháp nhân trong BLHS; xác định mối liên hệ trách nhiệm giữa người đại diện và pháp nhân và trở thành cơ sở quan trọng làm nền tảng phát sinh các quy định khác.
Ở mỗi chế định lớn, BLHS Pháp đều có những quy định và cách áp dụng cho thể nhân và pháp nhân, điển hình như tại quyển I mục III (Titre III - Livre Ier) quy định về hình phạt, nội dung được chia làm hai phần rõ ràng hình phạt cho thể nhân và hình phạt cho pháp nhân (Điều 131-37 đến 131-49); hay tại quyển II mục II (Titre II - Livre II) về các tội phạm tấn công con người, TNHS của pháp nhân được quy định cụ thể tại Điều 222-33-1;... Về cơ bản BLHS năm 2015 của Việt Nam ở phần các tội phạm cụ thể có nhiều điểm tương đồng với BLHS Pháp theo cấu trúc bổ sung TNHS pháp nhân ở điều khoản cuối cùng; tuy nhiên sự khác biệt quan trọng là BLHS Pháp xác định chủ thể các chế định cụ thể trong phần chung gồm pháp nhân với thể nhân; còn BLHS Việt Nam lại tách biệt 02 chủ thể này, mặt khác BLHS Pháp ở phần chung cũng không xây dựng danh mục các tội phạm mà pháp nhân phải chịu TNHS như ở Việt Nam. Hay nói cách khác, phạm vi tội danh pháp nhân có thể phải chịu TNHS ở Pháp rộng hơn nhiều so với Việt Nam; điều này tác động lớn đến các quy định về thủ tục giải quyết vụ án pháp nhân phạm tội trong BLTTHS Pháp, cụ thể:
Việc khởi tố, điều tra và xét xử các hành vi phạm tội của pháp nhân theo quy định tại Điều 706-43 được tiến hành thông qua người đại diện theo pháp luật xác định tại thời điểm truy tố. Người này đại diện này sẽ nhân danh pháp nhân tham gia trong toàn bộ các giai đoạn tố tụng. Đây là người đại diện đương nhiên của pháp nhân tham gia tố tụng. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy tố hoặc có liên quan về cùng các hành vi hoặc các tội phạm liên quan thì họ có thể liên hệ với chánh án Tồ án nhằm chỉ định một người đại diện theo pháp luật khác cho pháp nhân tham gia tố tụng (nói cách khác, chánh án Tồ án có thẩm quyền xác định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS). Mặt khác quyền chủ động xác định người đại diện theo pháp luật của Tồ án cịn thể hiện trong
trường hợp khơng có bất kỳ người nào được ủy quyền đại diện cho pháp nhân thì Hội đồng xét xử sẽ chỉ định theo yêu cầu của công tố viên, thẩm phán điều tra hoặc bên đương sự.
Ngoài ra, xuất phát từ quan niệm về vai trò người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS là người thay mặt pháp nhân đưa ra các u cầu về quyền chứ khơng trực tiếp có trách nhiệm về hành vi vi phạm của pháp nhân (chỉ thuần tuý sử dụng quyền đại diện), BLTTHS Pháp tại điều
706-44 còn quy định "đại diện của pháp nhân bị buộc tội, với tư cách này,
không được chịu bất kỳ biện pháp cưỡng chế nào khác ngoài biện pháp áp dụng đối với nhân chứng"; đồng thời cho phép sự vắng mặt của người đại
diện theo pháp luật của pháp nhân trong phiên xét xử (Điều 411 và 544 BLTTH Pháp)
1.3.2. Nhật Bản
BLHS Nhật Bản khơng có nhiều quy định về TNHS pháp nhân, thậm chí hệ thống hình phạt cũng khơng được phân chia rõ ràng với thể nhân. Do vậy về nguyên tắc, chỉ một thể nhân mới phải chịu TNHS theo luật pháp Nhật Bản. Một pháp nhân chỉ có thể phải chịu TNHS khi có các điều khoản cụ thể để trừng phạt được quy định dưới hình thức điều khoản trách nhiệm kép (ryobatsu-kitei). Điều khoản trách nhiệm kép khiến các pháp nhân, bao gồm cả các pháp nhân (cơng ty, tập đồn) bị trừng phạt cùng với thể nhân được thực thể tuyển dụng và thực sự phạm tội, trừ khi pháp nhân chứng minh rằng họ không cẩu thả trong việc bổ nhiệm hoặc giám sát thể nhân đó, hoặc người đó đã khơng cẩu thả về các biện pháp đã thực hiện để ngăn chặn tội phạm. Nói cách khác các quy định PLHS Nhật Bản thể hiện rõ ràng mơ hình TNHS liên đới, tuy nhiên điểm đặc biệt ở đây là việc phối hợp cùng lý thuyết về kiến
thức tập thể (Collective Knowledge) nhằm chứng minh yếu tố liên đới giữa 02 thực thể này.
Trong TTHS Nhật Bản, người đại diện giữ vai trò trọng tâm đối với các vụ án nghi can là pháp nhân với vai trò đại diện cho pháp nhân thực hiện hành vi tố tụng. Cụ thể:
Điều 27 BLTTHS Nhật Bản quy định:
"(1) Khi bị can hoặc nghi phạm là pháp nhân, người đại diện của họ sẽ đại diện cho họ về hành vi tố tụng.
(2) Khi một pháp nhân được đại diện bởi hai hoặc nhiều người cùng nhau, thì mỗi người sẽ đại diện cho pháp nhân đó trong một hành động tố tụng".
Điều 29 BLTTHS Nhật Bản quy định
(1) Trong trường hợp, "khơng có ai đại diện cho bị cáo, thì tịa án sẽ
chỉ định một đại diện đặc biệt theo yêu cầu của công tố viên hoặc cơ quan có thẩm quyền".
(2) Trong trường hợp, "khơng có ai đại diện cho nghi phạm, thì theo
yêu cầu của công tố viên, cảnh sát tư pháp hoặc một người có liên quan, tịa án sẽ chỉ định một đại diện đặc biệt".
(3) "Người đại diện đặc biệt sẽ thực hiện các chức năng của mình cho
đến khi một người khác có thể đại diện cho bị can hoặc nghi phạm về các hoạt động tố tụng".
Người đại diện cho pháp nhân bị truy cứu TNHS trong TTHS Nhật Bản được tập trung vào ý nghĩa trong việc giải quyết nội dung vụ án hình sự và
các thủ tục pháp lý. Quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân theo bản chất thì người đại diện đủ tư cách thụ uỷ và thực hiện, tuy nhiên trên thực tế điều này thường được thực hiện bởi người bào chữa (Điều 30, Khoản 2) hoặc trợ lý theo chỉ định của người đại diện theo pháp luật. Mặt khác, BLTTHS Nhật Bản cho phép nhiều người đại diện cùng tham gia tố tụng và mỗi cá nhân có thể thực hiện quyền đại diện về một hành vi khác nhau.
Ngoài ra, cũng giống như BLTTHS Pháp, BLTTHS Nhật Bản quy định trong mọi trường hợp, Tồ án có quyền chủ động xác định người đại diện theo pháp luật cho pháp nhân bị truy cứu TNHS, thậm chí đối với người đại diện được pháp nhân chỉ định Tồ vẫn có thể bác bỏ trong các trường hợp đặc biệt.
1.3.3. Thái Lan
Thái Lan là một trong các quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á ghi nhận về TNHS pháp nhân khá sớm, các quy định về tội phạm cụ thể trong các ngành luật liên quan cũng ghi nhận điều này, cụ thể luật sáng chế BE 2522 của Thái Lan theo đó điều 88 quy định "Trong trường hợp người vi
phạm bị trừng phạt theo luật này là một pháp nhân, những người phụ trách hoặc đại diện của pháp nhân" cũng sẽ phải chịu các hình phạt theo quy định
luật cho hành vi phạm tội; điều này được ghi nhận tương tự trong điều 75 luật bản quyền BE 2537 của Thái lan. Các quan niệm về TNHS đối với pháp nhân được thể hiện tương tự như một con người tự nhiên, thuật ngữ "người" được mở rộng một cách toàn diện và đồng bộ hơn ở Việt Nam.
Mặc dù vậy các quy định trong BLTTHS Thái Lan (ACT promulgating the criminal procedure code - B.E 2477) cũng có nhiều điểm tương đồng trong mối liên hệ giữa pháp nhân và người đại diện. Cụ thể:
Điều 7 BLTTHS Thái Lan quy định: "Trong quá trình hỏi cung, thẩm tra sơ bộ hoặc xét xử, nếu bị can, bị cáo là 1 pháp nhân thì giấy triệu tập phải được gửi cho người quản lý hoặc đại diện pháp nhân đó , yêu cầu họ ra trình diện trước điều tra viên hoặc trước Toà.
Nếu người quản lý hoặc đại diện pháp nhân không thực hiện đúng yêu cầu trong giấy triệu tập, cơ quan điều tra hoặc Tồ có quyền ban hành lệnh bắt
Tuy nhiên không áp dụng các điều khoản về việc thả có điều kiện, tạm giữ hay bỏ tù đối với người quản lý hoặc đại diện của pháp nhân trong trường hợp pháp nhân đó là bị can hoặc bị cáo".
Đặc biệt, BLTTH Thái Lan quy định giấy triệu tập phải ghi nhận rõ nội dung như: nơi ban hành; ngày tháng năm ban hành; tên và chỗ ở của người được triệu tập; mục đích triệu tập; địa điểm và thời gian người được triệu tập phải có mặt; chữ ký và dấu của toà hoặc chữ ký và chức vụ của nhân viên ban hành lệnh triệu tập (Điều 53).
Như vậy, BLTTHS Thái Lan cho phép cơ quan TTHT áp dụng một số biện pháp tính cưỡng chế cao đối với người đại diện trong trường hợp trốn tránh trách nhiệm hoặc không thực hiện đúng yêu cầu cụ thể. Tuy nhiên, BLTTHS cũng rất khéo léo đặt ra phạm vi biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể tham gia tố tụng này.