Giải pháp hoàn thiện pháp luật về pháp nhân và ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Trang 91 - 99)

- Cơ sở lý luận cho ra đời của pháp nhân

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về pháp nhân và ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự

theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự

3.2.1.1. Hồn thiện quy định pháp luật về pháp nhân

Pháp nhân như đã đề cập là một chủ thể tham ra các quan hệ pháp luật với tư cách là một thực thể nhân tạo. Sự hiện diện của pháp nhân luôn gắn liền với sự phát triển của nội dung quyền đại diện trong suốt lịch sử hình thành, phát triển và trong các quy định pháp luật hiện đại. Bởi vậy, để xây dựng các quy định về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS một cách tối ưu thì trước hết cần hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về pháp nhân nói chung và pháp nhân trong PLHS nói riêng.

- Về tư cách chủ thể của pháp nhân trong pháp luật hình sự

Xuất phát từ việc thiếu đồng nhất giữa các quy định trong BLHS. đặc biệt là tư cách chủ thể của pháp nhân thương mại tại điều 8 và điều 75 BLHS năm 2015 với nội dung: pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm theo khái niệm tội phạm (điều 8) hay chỉ là chủ thể của TNHS theo điều kiện chịu TNHS của pháp nhân thương mại (điều 75); hay thuật ngữ pháp nhân trong BLTTHS và BLHS năm 2015. Điều này gây ra những vấn đề phái sinh như tranh luận về bản chất TNHS của pháp nhân thương mại, cách thức chứng minh tội phạm và việc áp dụng các chế định hình sự và TTHS truyền thống.

Như đã phân tích, học thuyết trách nhiệm thay thế (Vicarious liability) và học thuyết đồng nhất trách nhiệm (Identification liability) không phải là hai hệ thống lý thuyết riêng biệt và phủ định với nhau, chúng ta sự kế thừa và

thương mại trong bối cảnh hiện tại là một xu hướng tất yếu nhằm tối ưu hố quy trình tố tụng vừa hiệu quả vừa bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của pháp nhân.

Mặt khác, việc sử dụng một học thuyết xác định sẽ giúp các quy định hình sự và tố tụng hình sự đối với pháp nhân khơng bị mâu thuẫn. Ví dụ: học thuyết đồng nhất trách nhiệm, pháp nhân thương mại phạm tội được xác là chủ thể của tội phạm và phải chịu hình phạt theo quy định tại điều 30 BLHS năm 2015. Trong trường hợp này, giải pháp đồng nhất tư cách chủ thể là thay bằng việc quy định về "điều kiện chịu trách nhiệm hình sự" nên quy định "điều kiện loại trừ trách nhiệm hình sự" đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Ở góc độ khác, kiến nghị này cũng giúp mở rộng phạm vi truy cứu TNHS đối với các cấu thành tội phạm một cách tự nhiên.

Đề xuất về việc đồng nhất học thuyết của tác giả khơng phủ nhận khả năng Việt Nam có thể xây dựng một mơ hình truy cứu TNHS pháp nhân một cách độc lập và tiếp thu các thành tựu trên thế giới.

- Mở rộng phạm vi truy cứu TNHS pháp nhân

Đề xuất về việc mở rộng phạm vi truy cứu TNHS đối với pháp nhân theo 02 hướng:

Thứ nhất, cân nhắc tới phương án mở rộng phạm vi chủ thể đối với pháp nhân phi thương mại ngoài nhà nước

Thực tiễn lập pháp của nhiều quốc gia trên thế giới, phạm vi chủ thể bao giờ cũng được xác định rộng hơn pháp nhân thương mại (doanh nghiệp hoặc công ty) xuất phát từ yêu cầu đầu tranh và phòng chống tội phạm. Mặt khác trong BLHS và BLTTHS năm 2015 các thuật ngữ "pháp nhân" và "pháp nhân thương mại" vấn chưa có sự đồng nhất.

BLTTHS bản chất là luật phái sinh hay luật hình thức của BLHS quy định về cách thức vận hành BLHS. Các thiết chế TTHS được đặt ra trên nền tảng có sẵn hoặc vì mục đích tối ưu hoạt động giải quyết vụ án hình sự. Các thủ tục TTHS đối với pháp nhân bao gồm: pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại chỉ thực sự tồn tại khi cả hai thực thể này đều là chủ thể quy định trong BLHS. Đối với pháp nhân nhà nước, sự tồn tại của pháp nhân này là vì lợi ích của quốc gia hay nói cách khác là lợi ích của tồn bộ nhân dân, do vậy yếu tố lỗi luôn được loại trừ.

Thứ hai, Cân nhắc mở rộng phạm vi tội danh

Nhu cầu mở rộng phạm vi tội danh đối với pháp nhân là một nhu cầu tất yếu trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia sử dụng cấu trúc lựa chọn loại tổ chức chịu TNHS; các loại vi phạm được quy cho các tổ chức doanh nghiệp;

các tiêu chí để quy trách nhiệm cho tổ chức, tập đoàn. làm cơ sở truy cứu

TNHS pháp nhân; với nguyên nhân vì cấu trúc pháp lý dưới dạng liệt kê thường xảy ra thiếu sót, tính dự báo khơng cao. Cùng với đó, qua thực tiễn xét xử trong vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, nội dung tài liệu cho thấy các dấu hiệu cấu thành về hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có tại Điều 323 BLHS năm 2015 là có căn cứ. Mặt khác, khơng loại trừ các khả năng pháp nhân có bản chất từ một tổ chức tội phạm, trong trường hợp này, nếu chỉ xử lý hình sự cá nhân thì chưa thể đáp ứng được những yêu cầu mới về đấu tranh và phòng chống tội phạm theo điều 31 BLHS năm 2015; đặc biệt là các tội phạm về ma tuý.

Giải quyết vấn đề này, các nhà làm luật có thể tiếp tục khảo sát thực tiễn và bổ sung một số tội danh pháp nhân có thể bị truy cứu TNHS tại điều

cách chủ thể (hay về nội dung học thuyết) đối với pháp nhân; tác giả ưu tiên kiến nghị về nội dung pháp nhân là chủ thể của tội phạm hơn.

Pháp nhân bị coi là chủ thể của tội phạm, như vậy pháp nhân phải chịu TNHS về mọi tội phạm mà họ thực hiện. Tuy nhiên, pháp nhân là thực thể pháp lý nhân tạo và được pháp luật thừa nhận sự tồn tại, có nhiều khác biệt và hạn chế hơn về khả năng trực tiếp thực hiện hành vi đối với thể nhân; việc truy cứu mọi tội phạm với pháp nhân là không hợp lý và bất khả thi. Bởi vậy, cần loại trừ các tội phạm mà pháp nhân không thể thực hiện. Điều này mặc dù thay đổi trật tự nhiều quy định hiện tại, tuy nhiên lại tối ưu việc dự báo về tội phạm thực hiện bởi pháp nhân và phù hợp với mơ hình tố tụng kiểm sốt tội phạm ở Việt Nam.

Mặt khác, đối với các tội danh pháp nhân khơng có khả năng thực hiện, các cơ quan TPHS có thời gian khảo sát thực tiễn, Toà án và các cơ quan THTT khác có thể cung cấp các lập luận hợp lý luận giải yếu tố bất khả thi với từng tội danh qua thực tiễn. Cũng cần xem xét sự cân bằng xã hội và sự ổn định kinh tế vĩ mơ vì việc kết án một pháp nhân có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của họ trong xã hội.

- Xây dựng hướng dẫn cụ thể về phạm vi các quy định tố tụng được áp dụng và không được áp dụng đối với pháp nhân bị truy cứu TNHS

Xuất phát từ thực tiễn vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có sự liên quan của nhiều pháp nhân đặc biệt có những pháp nhân có chung người quản lý, người đại diện theo pháp luật các giả thuyết về việc có hay khơng đồng phạm trong vụ án pháp nhân thương mại phạm tội được đặt ra nhằm giải quyết triệt để các vấn đề liên quan tới TNHS.

Thực tiễn hành vi vi phạm của pháp nhân bao giờ cũng có cấu trúc phức tạp hơn với thể nhân; mặt khác xuất phát từ lập luận từ phía CQĐT trong việc khơng có căn cứ xử lý hành vi xâm hại 02 công ty khác do tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là tội danh khởi tố theo yêu cầu bị hại, quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm 2015 nảy sinh các yêu cầu về cần xem xét các quy định cụ thể cho việc tách vụ án hình sự đối với chủ thể này.

Chứng cứ cũng là một trong những nội dung quan trọng, mang yếu tố quyết định trong việc giải quyết vụ án hình sự. Đối với vụ án pháp nhân thương mại phạm tội, các quy định cụ thể về biện pháp cưỡng chế có thể áp dụng đối với pháp nhân, người đại diện giúp hoạt động này diễn ra hiệu quả hơn và có căn cứ loại trừ hành vi cản trở hay viện dẫn các quy định chống lại hoạt động này.

3.2.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự

- Về việc xác định và thay đổi người đại diện theo pháp luật

Không chỉ nảy sinh trong TTHS từ lý luận, thực tiễn xét xử cho thấy vấn đề này cũng đã xuất hiện những bất cập. Cụ thể:

Khác với quy định BLTTHS một số quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam các quy định TTHS không tạo ra điều kiện đủ giúp cơ quan THTT, ngay cả Tồ án có khả năng chủ động trong việc xác định, hay yêu cầu thay đổi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS tham gia tố tụng. Vấn đề này thực ra không hề mới trong các quy định pháp luật tư, do yêu cầu đảm bảo tính khơng gián đoạn của hoạt động kinh doanh và đặc biệt trong trường hợp người đại diện theo pháp luật bị mất quyền đại diện; tuy nhiên đối

diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng".

Trường hợp khơng có người đại diện theo pháp luật có thể được hiểu là "trường hợp người đại diện theo pháp luật chết hoặc bỏ trốn" [26] do đó nội dung Điều 434 chưa trao quyền xác định người đại diện cho cơ quan THTT một cách trọn vẹn như pháp luật TTHS một số quốc gia khác (đã nêu ở chương 1). Điều này một phần gây ảnh hưởng đến việc từ chối làm người đại diện theo pháp luật trong vụ án xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp xảy ra tại xã Hịa Long, TP Bà Rịa – Vũng Tàu.

Việc trao quyền chủ động xác định người đại diện theo pháp luật trong trường hợp pháp nhân bị truy cứu TNHS cho cơ quan THTT theo hướng phê duyệt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, yêu cầu pháp nhân chỉ định, và trực tiếp chỉ định trong trường hợp cần thiết cũng giúp cơ quan THTT giải những bài toán như xác định người đại diện theo pháp luật trong trường hợp pháp nhân (đặc biệt là doanh nghiệp) thực hiện phân tách, xác nhập, làm các thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (đặc biệt liên quan đến việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đến loại hình doanh nghiệp khơng có tư cách pháp nhân),..., trong trường hợp pháp nhân đang làm thủ tục giải thể hoặc phá sản, hay trường hợp người đại diện người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đang ở nước ngoài.

- Về biện pháp cưỡng chế đối với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS

Biện pháp cưỡng chế đối với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS là một nội dung nhạy cảm do có khả năng xâm hại quyền con người. Ở Cộng hoà Pháp các quan niệm cho rằng người đại diện

theo pháp luật chỉ là "người phát ngôn của pháp nhân" [26] do vậy không thể áp dụng một số biện pháp cưỡng chế đặc biệt là truy nã, mà chỉ áp dụng các biện pháp tương tự đối với nhân chứng. Điều này góp phần tạo ra phạm vi biện pháp cưỡng chế và khả năng áp dụng với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân với xuất phát từ việc bảo vệ quyền thiết thân của họ.

Tiếp cận ở góc độ tương tự, BLTTHS Việt Nam về lâu dài cũng nên xây dựng các quy định như vậy; bởi TNHS pháp nhân ở Việt Nam không hề loại trừ cá nhân, chế định đại diện đặt ra đối với pháp nhân trong TTHS chỉ nhằm mục đích giúp cơ quan có thẩm quyền THTT một cách bình thường tương tự như với thể nhân. Trong trường hợp họ bị khởi tố cùng hành vi hoặc hành vi liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân, thì tư cách đại diện của họ bị tước bỏ và trao cho một cá nhân khác tiếp tục thực hiện quyền đại diện.

- Về yêu cầu sự có mặt bắt buộc của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS trong xét xử

Như đã đề cập, quy định này làm mất tính linh hoạt của BHTTHS năm 2015 và hoạt động thực tiễn của cơ quan THTT, đặc biệt là Toà án. Các quy định TTHS nên thừa nhận việc người đại diện theo pháp luật có thể uỷ quyền cho một người đại diện đặc biệt khác tham gia phiên xét xử thay mặt họ. Mặt khác cũng cần tham khảo BLTTHS các quốc gia khác trong lĩnh vực này, người đại diện nói chung xuất hiện nhằm đáp ứng các yêu cầu về việc bảo vệ lợi ích của pháp nhân; tuy nhiên việc thừa nhận tội danh là đúng căn cứ pháp luật theo các văn bản tố tụng đã nhận trước đó (đặc biệt là kết luận điều tra và cáo trạng) thì khơng nhất thiết phải u cầu sự có mặt của họ. Sự có mặt của họ chỉ nên được coi là nghĩa vụ trong các trường hợp đặc biệt, và theo yêu cầu

- Khả năng nhiều người đại diện theo pháp luật cùng tham gia tố tụng Trong các mơ hình doanh nghiệp (có tư cách pháp nhân) có sự phân hoá rõ ràng về chức năng nhiệm vụ mỗi người đại diện theo pháp luật thực hiện một chức năng riêng và được định sẵn theo điều lệ. Do vậy, trong các quy định cụ thể BLTTHS Nhật Bản cho phép nhiều người đại diện của pháp nhân bị truy cứu TNHS cùng tham gia tố tụng, mỗi cá nhân có vai trị về một hành vi tố tụng khác nhau và cùng bảo vệ lợi ích pháp nhân. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc làm rõ ý chí của pháp nhân bao gồm cả những kỳ vọng về một hành vi hợp đồng hoặc sự kiện pháp lý. Đồng thời qua đó, cơ quan có thẩm quyền có nhiều hơn nguồn chứng cứ là lời khai và đưa ra các yêu cầu với tình cưỡng chế cao hơn.

Ở Việt Nam, việc xác định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS là một người sẽ tham gia trong suốt quá trình tố tụng. Việc có một người khác cùng có quyền đại diện theo pháp luật cho pháp nhân bị truy cứu TNHS tham gia tố tụng đặt ra trong trường hợp cá nhân trước đó vì một lý do khách quan khơng thể đảm bảo tiếp tục nhân danh pháp nhân.

Theo số liệu thống kê của phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) tính đến cuối năm 2019, nước ta có tổng cộng 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 95%. Chính vì vậy mơ hình tố tụng chỉ cho phép một người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS vẫn có thể đáp ứng thực tiễn trong thời gian tới; tuy nhiên về lâu dài đáp ứng sự tăng lên về số lượng và quy mô pháp nhân, các nhà lập pháp nên học tập Nhật Bản trong nội dung quy định này.

Một phần của tài liệu Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)