Đánh giá thành công, tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH XUẤT KHẨU mặt HÀNG MAY mặc SANG THỊ TRƯỜNG mỹ của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY hà nội (Trang 70)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU

3.6 Đánh giá thành công, tồn tại hạn chế và nguyên nhân

3.6.1 Thành tựu đạt được

- Hoạt động kinh doanh: Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, Tổng công

ty luôn củng cố danh tiếng và vị thế vững chắc trong ngành Dệt May Việt Nam với mức mức lợi nhuận duy trì ổn định qua các năm. Đối với Mỹ - thị trường xuất khẩu may mặc chủ lực của Tổng công ty, tỷ trọng xuất khẩu trong giai đoạn 2018 – 2021 ln duy trì ở mức cao dao động từ 79% - 88,3%, đặc biệt KNXK năm 2021 tăng 57,45% so với cùng kì năm trước.

- Năng lực tài chính: Tình hình sản xuất kinh doanh nhìn chung khá ổn định với tổng tài sản dao động trong mức 1.800 tỷ - 2.500 tỷ. Lợi nhuận rịng của Tổng cơng ty năm 2021 đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ khi tăng tới 827,3% so với năm 2020 và là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 4 năm qua. Ngồi ra, với hệ số thanh tốn dương và lớn hơn 1, Tổng cơng ty ln có khả năng thanh tốn khi nợ tới hạn. Với năng lực tài chính tương đối mạnh như vậy có thể xem là một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong ngành.

- Chất lượng hàng hóa xuất khẩu: Do quản lí chặt chẽ đối với các yếu tố đầu

vào của quá trình sản xuất, đầu tư tối đa trong việc quản lí chất lượng sản phẩm từ công ty đến các phân xưởng theo tiêu chuẩn quốc tế như Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001, hệ thống quản lí mơt trường ISO 14001, hệ thống quản lí trách nhiệm xã hội SA 8000,…bên cạnh sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng cao từ trong và ngoài

70

nước, Tổng cơng ty có khả đáp đáp ứng các u cầu khắt khe về sản phẩm may mặc tại các thị trường xuất khẩu.

- Cơ sở vật chất: Dây chuyền công nghệ may mặc của Tổng công ty thuộc thế

hệ mới, hiện đại đáp ứng đủ năng lực sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, có tính phức tạp, độ ổn định sản phẩm theo chuyền may cơng nghiệp. Ngồi ra, Tổng cơng ty thường xun trang bị thêm máy móc hiện đại, tự động như các dây chuyền sản xuất tự động, các máy cắt, máy kiểm tra chất lượng,… để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm.

3.6.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

• Tồn tại, hạn chế

Việc xuất khẩu các mặt hàng may mặc của Tổng công ty với tỉ trọng lớn sang Mỹ - một trong những thị trường đặt nhiều ra nhiều rào cản thương mại và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá để bảo vệ thị trường nội địa. Điều này khiến cho Tổng cơng ty chịu nhiều các chi phí từ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, ảnh không không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của TCT.

Việc cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước vẫn đang là thách thức lớn đối với Tổng cơng ty. Có rất nhiều các doanh nghiệp lâu đời và có vị thế ổn định trong ngành dệt may ở nước ta chẳng hạn như Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến, Công ty cổ phần may Nhà Bè NBC,… với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,… gia tăng sự cạnh tranh thị phần khơng chỉ ở trong nước mà cịn là xuất khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp may mặc được thành lập ngày một nhiều dẫn đến nguồn cung rất lớn, việc cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất về giá bán và chất lượng ngày càng khốc liệt.

Về nhân lực, trong giai đoạn tình hình dịch bệnh đang phức tạp, duy trì nguồn nhân lực ổn định trở nên quan trọng hơn. Đối với Tổng công ty, cạnh tranh về nguồn nhân lực quản lí và nguồn lao động trực tiếp rất lớn, điều này mang lại khó khăn cho TCT khi liên tục bổ sung nguồn lao động của ngành may bị thiếu hụt (công nhân và nhân lực có trình độ cao).

71

Thơng qua việc tìm hiểu và nghiên cứu, có thể thấy rằng việc Tổng công ty gặp phải những hạn chế trên là do một số nguyên nhân sau:

+ Do những quy định về quy trình xuất khẩu của hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều đổi mới, yêu cầu về thủ tục phức tạp và chưa thực sự hiệu quả.

+ Do các rào cản thương mại của các nước nhập khẩu đặc biệt là thị trường Mỹ ngày càng gia tăng, yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm.

+ Đại dịch Covid 19 lan rộng trên tồn cầu đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước trên thế giới nói chung và Mỹ nói riêng Tổng cơng ty không đạt được kỳ vọng đặt ra.

+ Ngoài ra Tổng cơng ty cịn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt các quốc gia khác cũng có thế mạnh về xuất khẩu mặt hàng dệt may như Ấn Độ, Bangladesh, Đức, Trung Quốc,…

72

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 4.1 Định hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu

4.1.1 Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu may mặc của Việt Nam

May mặc là mặt hàng chiến lược, có vai trị quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước. Với mục tiêu là xây dựng Dệt may thành một trong những ngành cơng nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao. Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đảm bảo cho ngành Dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo các chuẩn mực quốc tế. Dưới đây là một số quan điểm cụ thể về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc Việt Nam.

Thứ nhất, phát triển sản phẩm may mặc theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền

vững, tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm may mặc.

Thứ hai, đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, xây dựng

chiến lược bán hàng ổn định, bền vững trên cơ sở thiết lập hệ thống khách hàng thân thiết, hợp tác lâu dài.

Thứ ba, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hội

nhập khu vực và thế giới; phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước cũng như của các doanh nghiệp may mặc.

Thứ tư, tập trung đầu tư chiều sâu và khai thác hiệu quả, ứng dụng thiết bị công

nghệ hiện đại 4.0 theo hướng phát triển bền vững, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất hàng may mặc

Thứ năm, xây dựng thương hiệu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gắn liền với

nâng cao hiệu quả thực thi, phát triển và khai thác hiệu quả giá trị sản phẩm may mặc Việt Nam cho sự phát triển và hội nhập kinh tế.

73

4.1.2 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Tổng công ty

Đối với Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội, một trong những mục tiêu hàng đầu là nâng cao năng lực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại các nhà máy hiện có, phấn đấu chuyển dần từ làm hàng CM sang hàng FOB và ODM. Trong thời hạn 5 năm tới sẽ phát triển Tổng công ty theo định hướng liên kết chuỗi cung ứng Sợi – Dệt nhuộm – May, phấn đấu trở thành đơn vị hàng đầu phía Bắc có chuỗi cung ứng nội bộ tốt. Ngồi ra, ln đảm bảo sự ổn định về nguồn nhân lực với mục tiêu lao động bình quân cả năm từ 2600 – 2700 người.

Bên cạnh đó, Tổng cơng ty cũng củng cố hệ thống quản trị từ bán hàng đến kĩ thuật, may mẫu,… để có thể phát triển đơn hàng FOB, phấn đấu tỉ trọng doanh thu FOB đạt 30 – 50% tổng doanh thu ngành may. Ngoài ra, xây dựng hệ thống khách hàng ổn định, đảm bảo tối thiểu có từ 4 – 5 khách hàng chiến lược, đổi mới cơng tác quản trị ngành may, rà sốt đội ngũ cán bộ quản lí, tinh giảm tỷ lệ gián tiếp. Hơn nữa, từng bước hoàn thiện hệ thống sản xuất tại nhà máy May Nghi Lộc để tăng năng suất và doanh thu cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty.

Đối với mục tiêu về tốc độ tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ, Tổng cơng ty sẽ cố gắng duy trì tỷ trọng xuất khẩu ~ 90% năm 2021 trong vịng vài năm tiếp theo, ngồi ra thúc đẩy xuất khẩu sang một số thị trường tiềm năng khác như EU, Brazil,…

4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Tổng công ty.

Mỹ là thị trường quan trọng và nằm trong danh sách top đầu những thị trường xuất khẩu may mặc của Tổng công ty. Vậy để nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ, Tổng cơng ty cần có những biện pháp để tháo gỡ những khó khăn tồn tại và khai thác những cơ hội mà thị trường này mang lại.

Các giải pháp cắt giảm chi phí cho Tổng cơng ty

Thứ nhất, chủ động về nguồn nguyên vật liệu và đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất.

74

Việc chủ động tìm nguồn nguyên liệu tới từ các đối tác khác sẽ góp phần làm

đa dạng nguồn nguyên vật liệu, tránh sự lệ thuộc vào nguồn cung từ một thị trường. Doanh nghiệp sớm chủ động nguồn ngun liệu sẽ nhanh chóng hồn thiện quy trình sản xuất kinh doanh, hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững dù cả trong những bối cảnh khó khăn. Tổng cơng ty chủ động nguồn ngun vật liệu để đáp ứng những lô hàng theo yêu cầu của bên nhập khẩu về số lượng lớn cũng như về số lượng…Bên cạnh đó, Tổng cơng ty có thể tránh được những rủi ro khơng đáng có trong q trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Đầu tư các trang thiết bị máy móc sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng trong các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc của Tổng công ty. Việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại giúp Tổng công ty gia tăng năng suất lao động, sản xuất sản phẩm với chất lượng đồng đều, giảm các chi phí nhân cơng và các chi phí khác. Ngồi ra, Tổng cơng ty cũng nên đầu tư hệ thống máy tính và hệ thống phần mềm quản lý, nhằm quản lý nhân viên và sản phẩm một cách hiệu quả nhất.

Thứ hai, tập trung phát triển nguồn nhân lực

Nhân lực là nguồn lực quan trọng để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong tình hình dịch Covid, nguồn lao động ngành may không ổn định, bên cạnh đó Tổng cơng ty CP Dệt May Hà Nội thiếu những nhân viên am hiểu về thị trường Mỹ, các nhân viên nghiên cứu, các nhân viên tiếp thị và bán hàng. Do đó, Tổng cơng ty cần phải đầu tư vào nguồn nhân lực để có thể đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình trên thị trường này đồng thời cần đầu tư vào nguồn nhân lực bằng con đường đào tạo và phát triển nhân lực.

Bên cạnh đó, Tổng cơng ty nên tạo cơ hội thăng tiến cho những người có khả năng thực sự trong các lĩnh vực, tạo điều kiện cho họ học tập nâng cao trình độ. Cơng tác đào tạo, huấn luyện đối với đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất cần chú trọng thực hiện thường xuyên, nhằm cập nhật và bổ sung, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho CBCNV trong điều kiện thay đổi về công nghệ sản xuất diễn ra liên tục.

75

ngành có liên quan tổ chức các khóa học tìm hiểu về thị trường Mỹ về các mặt hàng may mặc. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên thêm các kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, marketing quốc tế, ngoại ngữ để bổ sung vào đội ngũ nhân viên của Tổng cơng ty. Ngồi ra, Tổng cơng ty cần đầu tư, khuyến khích nhân viên của mình tham gia các khóa học để nâng cao trình độ chun mơn,trình độ ngoại ngữ…của mình.

Thứ ba, xây dựng chính sách đãi ngộ nhân viên

Để thúc đầy nhân viên làm việc một cách có hiệu quả nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, Tổng công ty cần chú trọng đến việc xây dựng chính sách về lương, thưởng hấp dẫn theo chính sách và luật lao động của Nhà Nước đặt ra, cùng với việc tạo điều kiện môi trường làm việc tốt cho nhân viên. Bên cạnh đó, Tổng cơng ty cần quan tâm đến đời sống của họ, điều này sẽ giúp các công nhân sẽ trung thành với cơng ty tránh tình trạng nghỉ việc làm Tổng cơng ty mất nhiều công sức đào tạo cho nhân viên mới.

Các giải pháp tạo sự khác biệt hố sản phẩm cho Tổng cơng ty

Thứ nhất là tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm

Để tăng khả năng đáp ứng chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, Tổng công ty cần tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng về xu hướng tiêu thụ các mặt may mặc, nghiên cứu về các phân khúc khách hàng tại thị trường Mỹ để từ đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm. Cụ thể, các kết quả nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp cho khâu thiết kế những thông tin, số liệu về nhu cầu, thị hiếu, xu hướng thay đổi mốt,...Trên cơ sở đó, bộ phận thiết kế sẽ nghiên cứu tạo ra những sản phẩm may mặc phù hợp với thị trường đa văn hóa như Mỹ, thơng qua các hoạt động quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm mới với khách hàng và biết được phản ứng của họ để có sự điều chỉnh kịp thời.

Bên cạnh đó, Tổng cơng ty cần nâng cao hiệu quả hệ thống quản lí chất lượng ISO, áp dụng đúng và nghiêm ngặt hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để tăng sức cạnh tranh và uy tín của sản phẩm trên thị trường Mỹ, phổ biến, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên về chất lượng sản phẩm. Lập kế

76

hoạch thường xuyên, kiểm tra lại các khâu có lỗi tiềm ẩn, phát hiện và ngăn chặn ngay khi chưa xảy ra. Ngoài ra, xây dựng chỉ tiêu chất lượng đến từng bộ phận, định kỳ khen thưởng các đơn vị đạt và vượt chỉ tiêu.

Tiếp tục chủ động trong việc mua nguyên phụ liệu đồng thời khắc phục tối đa hạn chế của việc thiếu hụt hay nhập khẩu với giá quá cao. Vải thể hiện chất lượng sản phẩm nên với loại sản phẩm chất lượng cao Tổng cơng ty có thể tìm kiếm ngun phụ liệu này bằng nguồn khác như đặt các doanh nghiệp dệt trong nước với các thông số kỹ thuật chính xác để có được vải tốt thay vì phải nhập vải có chất lượng từ nước ngồi với khối lượng lớn mà giá thành rất cao. Với sản phẩm cấp chất lượng thấp hơn thì nên sử dụng các loại vải sẵn có trong nước để giá thành sản phẩm không bị đẩy cao. Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu đưa vào quá trình sản xuất.

Do sức cạnh tranh về giá của hàng Trung quốc, Ấn Độ... trên thị trường thế giới là rất cao nên chiến lược xuất khẩu của Tổng công ty là sẽ tập trung vào các mặt hàng chất lượng cao, có tính chun biệt, hợp thời trang, giá cả hấp dẫn thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Xây dựng chiến lược mặt hàng đối với từng nhóm sản phẩm theo từng giai đoạn căn cứ vào nhu cầu thị trường, thế mạnh sản xuất của Tổng công ty và lợi nhuận mà sản phẩm mang lại. Tập trung ưu tiên cho những đơn hàng lớn, kéo dài, ổn định để tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Cương quyết không sản

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH XUẤT KHẨU mặt HÀNG MAY mặc SANG THỊ TRƯỜNG mỹ của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY hà nội (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)