CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU
3.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc của Tổng công ty
3.3.2 Danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp
Như ta thấy Mỹ là một thị trường khó tính, việc tìm hiểu về đối tác nhập khẩu trong từng mặt hàng là hết sức quan trọng, do vậy các doanh nghiệp nước ta nói chung và Tổng cơng ty CP Dệt May Hà Nội nói riêng nếu có thương hiệu mạnh sẽ mang lại sức hút lớn với các thị trường mới, tạo thuận lợi để mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng tìm hiểu về sản phẩm may mặc của mình. Ta có thể đánh giá thương hiệu của Tổng công ty qua hai tiêu chí dưới đây:
- Nhu cầu của khách hàng
Bảng 3.9: Số lượng sản phẩm may mặc được sản xuất của Tổng công ty giai đoạn 2018 – 2021
Đơn vị: triệu sản phẩm
Năm 2018 2019 2020 2021
Số lượng 17,03 25,21 20,14 23,5
(Nguồn: Báo cáo SXKD tại ĐHĐCĐ của Tổng công ty Dệt May Hà Nội 2018 – 2021)
Thông qua bảng số liệu, ta thấy số lượng sản phẩm may mặc được sản xuất vào giai đoạn 2018 – 2019 và 2020 – 2021 có xu hướng tăng lên, ngược lại giai đoạn 2019 – 2020 có chiều hướng giảm xuống, cụ thể:
+ Với việc liên tục triển khai nhiều chính sách như chi trả lương thưởng của người lao động cao hơn so với yêu cầu của Bộ luật lao động đặc biệt đảm bảo cơng bằng trên cơ sở đánh giá tồn diện kết quả cơng tác, trình độ chun mơn, tay nghề,
53
năng lực,… Tổng công ty đã tuyển thêm được nhiều lao động vào năm 2019 với số lượng 2.648 người (tăng 10,13% so với năm trước). Bên cạnh đó, năng suất lao động lao động trong năm cũng được cải thiện nên kết quả về hoạt động ngành may có nhiều diễn biến tích cực. Có thể thấy đây là năm có số lượng sản phẩm được sản xuất cao nhất với 25,21 triệu sản phẩm, tăng 48,03% so với năm 2018.
+ Do diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, sản xuất may mặc trong nước cũng như xuất khẩu gặp khơng ít khó khăn đặc biệt là ngun vật liệu đầu vào. Chính vì vậy số lượng sản phẩm may mặc được sản xuất năm 2020 thấp nhất trong vòng 3 năm qua với 20,14 triệu sản phẩm, giảm 20,11% so với năm 2019.
+ Năm 2021, Tổng công ty triển khai mở rộng quy mô sản xuất, cụ thể vốn và nguồn nhân lực của năm này lần lượt là hơn 2009 tỷ đồng và 3067 lao động, tăng tương ứng 11,21% và 15,82% so với năm 2020. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh cũng được kiểm soát tốt hơn, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại cả trong và ngoài nước, do vậy số lượng sản phẩm may mặc được sản xuất năm này là 23,5 tăng 16,68% so với cùng kì năm trước.
Nhìn chung, tình hình sản xuất của Tổng công ty khá ổn dịnh, dao động trong mức 17 triệu đến hơn 25 triệu sản phẩm hàng năm. Đặc biệt, ta có thể thấy số lượng sản phẩm được sản xuất năm 2020 cao hơn so với năm 2018 khi chưa có dịch bệnh xảy ra. Điều này chứng tỏ thương hiệu Hanosimex ngày càng nhận được sự yêu thích và ủng hộ của khách hàng. Bên cạnh đó, ta có thể thấy may mặc ln là một trong những nhu cầu cần thiết số một của mỗi người, do vậy là một mặt mặt hàng khó thay thế cho tới thời điểm hiện tại, nói cách khác nhu cầu tiêu thụ luôn ở mức cao. Tuy nhiên sự thay đổi mẫu mã, chất liệu sẽ làm cho sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng. Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội chủ yếu sản xuất các sản phẩm áo thun Polo, T-shirt, quần áo thể thao dệt kim,…Trong khi nhu cầu của khách hàng ngày càng có xu hướng thay đổi theo mốt, họ thích sự đa dạng trong kiểu cách, mẫu mã sản phẩm. Chính vì vậy, trong chiến lược sản phẩm, Tổng cơng ty cần tập trung đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu mặt hàng chủ lực được đón nhận tại thị trường quốc tế đồng thời cải tiến về mẫu mã, chất lượng phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, phù hợp với lứa tuổi,…đặc biệt với Mỹ - quốc gia nhập khẩu mặt hàng may mặc
54
chiếm thị phần cao nhất của Tổng cơng ty ln u thích thời trang năng động và bắt kịp xu hướng.
- Tỷ suất lợi nhuận của Tổng công ty
Bảng 3.10: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội trong giai đoạn 2018 – 2021
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Lợi nhuận ròng (VNĐ) 49.244.116.130 (6.152.722.060) 6.649.258.042 61.658.830.543 Doanh thu thuần (VNĐ) 2.545.498.442. 287 2.403.929.111.7 42 1.325.286.282. 876 1.657.244.114. 003 Tỷ suất lợi nhuận 0,0193455691 -0,002559444 0,0050172239 0,0372056416
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Tổng công ty giai đoạn 2018 – 2021)
Thông qua bảng tỷ suất lợi nhuận của Tổng cơng ty, ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:
+ Năm 2018, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ~ 0,01935 cho thấy Tổng công ty cứ 1 đồng doanh thu thuần sẽ thu được 0,01345 đồng lợi nhuận ròng.
+ Năm 2019, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ~ -0,00256 cho thấy Tổng công ty cứ 1 đồng doanh thu thuần sẽ bị lỗ 0,00256 đồng lợi nhuận ròng
+ Năm 2020, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ~ 0,00502 cho thấy Tổng công ty cứ 1 đồng doanh thu thuần sẽ thu được 0,00502 đồng lợi nhuận ròng.
+ Năm 2021, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ~ 0,03721 cho thấy Tổng công ty cứ 1 đồng doanh thu thuần sẽ thu được 0,03721 đồng lợi nhuận.
55
Nhìn chung, Tổng cơng ty trong năm 2018 và năm 2021 có kết quả kinh doanh rất khả quan khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao. Đặc biệt, năm 2021 có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao nhất và tăng 92,32% so với 2018. Đây được xem là một bước phát triển mạnh mẽ khi 2018 là năm đại thành công của các doanh nghiệp dệt may của nước ta nói chung và Tổng cơng ty nói riêng. Điều này chứng tỏ Tổng công ty đã kiếm thêm được nhiều đồng lợi nhuận để phục vụ cho việc phát triển và mở rộng doanh nghiệp. Mặt khác, do dịch bệnh Covid 19 diễn ra phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu nên năm 2019, Tổng công ty có tỷ suất lợi nhuận âm. Mặc dù Tổng công ty tiêu thụ được sản phẩm nhưng lợi nhuận khơng thể bù đắp chi phí bỏ ra. Sang năm 2020, với tỷ suất lợi nhuận dương ~ 0,00502 và tăng mạnh so với năm trước, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận gần 0 cho thấy tình hình kinh doanh của Tổng công ty vẫn không mấy khả quan. Sản xuất kinh doanh diễn ra nhưng lại khơng mang về lợi nhuận rịng đáng kể, từ đó, sẽ khơng có ngân sách để tái sản xuất cũng như phát triển mở rộng quy mô doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ dịch Covid 19 trong giai đoạn 2019 – 2020 đã tác động không hề nhỏ đến Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội.
Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội cũng đẩy mạnh sự nhận diện thương hiệu bằng cách quảng cáo trên các báo, tạp chí chuyên ngành dệt may đồng thời cập nhập những tin tức mới nhất trên website để quảng bá, giới thiệu Tổng công ty cũng như sản phẩm. Cho tới nay, sản phẩm của Hanosimex được bày bán tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Tổng công ty và hơn 50 đại lý tiêu thụ sản phẩm, bán lẻ trực tiếp hoặc đưa vào các siêu thị, hội chợ,….Ngồi ra, Tổng cơng ty cũng tham gia một số hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để tăng cường và quảng bá những mặt hàng may mặc tiếp cận một lượng khách hàng lớn hơn. Đặc biệt, thông qua các dịp hội chợ, triển lãm Tổng cơng ty đã có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tặng quà, giải thích, giới thiệu về Tổng cơng ty, về những sản phẩm kinh doanh, qua đó củng cố thương hiệu của chính mình. Hằng năm tại thị trường Mỹ, Tổng công ty sẽ tổ chức Hội nghị khách hàng với những nhà phân phối cấp 1. Đặc biệt, để xây dựng mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp với các đối tác, Tổng công ty thực hiện giảm giá từ 3-5% giá trị cho những đơn hàng lớn của khách hàng.
56
Không chỉ tập trung cho các hoạt động kinh doanh, Tổng công ty luôn ý thức và trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của cộng đồng và xã hội bằng việc thường xuyên tổ chức những chuyến đi về các vùng xa xôi để tặng quần áo, quà cho các em nhỏ có hồn cảnh khó khăn, cơng tác đền ơn đáp nghĩa,…với mong muốn mang lại cuộc sống tốt hơn cho cộng đồng. Có thể thấy rằng, bên cạnh những hành động đẹp của Tổng cơng ty thì đây được xem là một cách quảng bá tên tuổi hiệu quả khi để lại những ấn tượng tích cực đến cộng đồng về thương hiệu của mình, từ đó góp phần xây dựng thương hiệu mạnh của Tổng công ty