Phân định nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH XUẤT KHẨU mặt HÀNG MAY mặc SANG THỊ TRƯỜNG mỹ của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY hà nội (Trang 34)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU

2.5 Phân định nội dung nghiên cứu

Đối với đề tài này, bài khóa luận tập trung tìm hiểu các vấn đề sau:

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc của Tổng công ty sang thị trường Mỹ.

+ Thực trạng nâng cao lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc của Tổng công ty sang thị trường Mỹ thông qua các chỉ tiêu đánh giá cụ thể là chất lượng sản phẩm, thương hiệu và thị phần xuất khẩu may mặc của Tổng công ty.

+ Chiến lược mà Tổng công ty sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ trong những năm trở lại đây.

Phân tích những vấn đề trên giúp khóa luận thể hiện được một cách khái quát năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ và thực trạng sử dụng các chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của Tổng công ty tại thị trường trên. Thông qua các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng vấn đề đã được chỉ ra, khóa luận sẽ đề xuất ra các giải pháp thích hợp để hồn thiện hoặc thúc đẩy chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ.

34

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 3.1 Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội

Tên giao dịch: Tổng công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội

Địa chỉ: Số 25 ngõ 13 đường Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành

phố Hà Nội

Ngày thành lập: 21/11/1984

Vốn điều lệ: 205.000.000.000 đồng

Người đại diện: Nguyễn Song Hải

Website: http://www.hanosimex.com.vn

3.1.1 Khái qt q trình hình và phát triển của Tổng cơng ty

Sau một thời gian dài hình thành và phát triển, hiện nay HANOSIMEX là một Tổng Công ty lớn nằm trong chuỗi cung ứng Sợi - Dêt - May của VINATEX. Để đạt được thành cơng to lớn và có vị trí vững chắc như ngày hơm nay, Tổng Công ty đã trải qua một số mốc thời gian quan trọng sau:

+ 21/11/1984: Nhà máy sợi Hà Nội chính thức đi vào hoạt động

+ 30/04/1991: Đổi tên Nhà máy Sợi Hà Nội thành Xí nghiệp Liên Hợp Sợi – Dệt Kim Hà Nội với tên giao dịch quốc tế là HANOSIMEX

+ 17/02/1995: Sáp nhập Nhà máy Dệt Hà Đông vào Hanosimex. + 28/02/2000: Chính thức đổi tên thành Cơng ty Dệt May Hà Nội

+ Năm 2005 – 2006: Tập trung triển khai mơ hình “Cơng ty mẹ - Cơng ty con” và thực hiện cỏ phần hóa các Cơng ty thành viên.

+ 02/2007: Đổi tên Công ty Dệt May Hà Nội thành Tổng công ty dệt may Hà

35

+ 12/2007: Tiến hành đại hội cổ đông để thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ và chuyển thành Tổng cơng ty Cổ phần Dệt May Hà Nội (Nhà nước giữ 57% vốn điều lệ), hoạt động từ 01/01/2018

+ 05/2013: Tổng Công ty bao gồm 13 đơn vị thành viên trong đó có 8 cơng ty cổ phần, 1 công ty TNHH-MTV và 4 nhà máy thành viên.

 Hiện nay, Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội là một trong số ít đơn vị có chuỗi cung ứng Sợi – Dệt – May hàng đầu Việt Nam

3.1.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội sản xuất kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm sợi, vải dệt kim, sợi dệt kim sang thị trường nước ngoài. Hơn 30 năm thành lập và phát triển, Tổng công ty đã trở thành một tên tuổi có tiếng trong ngành dệt may đồng thời ngày càng phát triển lớn mạnh và hoạt động kinh doanh tốt tại các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Ai Cập,… Trong khoảng thời gian kinh doanh đến nay đã có rất nhiều biến động ảnh hưởng đến TCT. Điều đó được phản ánh qua kết quả hoạt động kinh doanh qua các giai đoạn.

Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội giai đoạn 2018 – 2021

(Đơn vị: VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.558.536.936.2 42 2.420.818.149.3 06 1.344.824.131.7 81 1.670.912.774.5 23 Doanh thu thuần 2.545.498.442.2 87 2.403.929.111.7 42 1.325.286.282.8 76 1.657.244.114.0 03

36 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 62.353.338.472 (63.475.258.183) (5.508.839.689) 72.033.156.586 Lợi nhuận khác 470.960.582 63.221.429.951 17.961.017.370 488.289.787 Lợi nhuận trước thuế 62.824.299.054 (253.828.232) 12.452.177.681 72.521.446.373 Lợi nhuận sau thuế 49.244.116.130 (6.152.722.060) 6.649.258.042 61.658.830.543 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2.204 (479) 324 3.008

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty năm 2018 – 2021)

Qua số liệu thống kê trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Về kết quả kinh doanh: Lợi nhuận của Tổng công ty giảm rất mạnh giai đoạn 2018 –

2019 và sau đó tăng trở lại vào giai đoạn 2020 – 2021.

+ Năm 2018, Tổng công ty đạt mức lợi nhuận khá cao với hơn 49 tỷ đồng, đây được xem là một năm đại thành công của các doanh nghiệp dệt may nước ta khi đa số đều có mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn so với năm 2017. Ngồi ra, Tổng cơng

37

ty có nguồn thu lợi nhuận từ việc thối vốn của khoản đầu tư dài hạn vào công ty CP phát triển đô thị Nam Việt.

+ Lợi nhuận năm 2019 giảm rất mạnh với - 6.152.722.060 đồng, giảm 112,49% so với mức đạt được năm 2018. Năm này, Tổng cơng ty gặp rất nhiều khó khăn khi một số công ty con thuộc hệ thống của Tổng cơng ty có mức SXKD khơng đạt kế hoạch do thị trường khó khăn. LNST khơng đạt của các cơng ty con này đã góp phần ảnh hưởng đến LNST của Tổng cơng ty. Bên cạnh đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục diễn biến phức tạp vào năm 2019 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tồn ngành dệt may nói chung và các doanh nghiệp lĩnh vực này nói riêng, đặc biệt là các đơn vị sản xuất sợi. Tổng cơng ty với ngành sợi đóng vai trị chủ lực đã ảnh hưởng không nhỏ khi giảm sâu về lợi nhuận so với năm trước. Nguyên nhân là các khách hàng từ thị trường chính Trung Quốc hiện đang trả giá rất thấp. Bên cạnh đó, Tổng cơng cịn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về đơn hàng từ các doanh nghiệp sợi FDI trong nước, các doanh nguồn từ các quốc gia cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan.

+ Năm 2020, lợi nhuận ghi nhận 6.649.258.042, tăng 208,07% với năm trước. Tuy nhiên, vẫn được xem là sự giảm mạnh về lợi nhuận nếu so sánh năm này và năm có lợi nhuận cao nhất (2018) trong giai đoạn 2018 – 2020, chênh lệch lên tới 88,52%. Dù vẫn chịu tác động của cuộc chiến tranh thương mại và đại dịch Covid – 19 làm cho hoạt động kinh doanh của Tổng cơng ty gặp khơng ít khó khăn nhưng với nguồn lợi nhuận khác ổn định giúp Tổng công ty tăng lợi nhuận so với năm trước.

+ Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của ngành dệt may ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020. Đây là một năm khởi sắc với ngành dệt may nước ta và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này kể từ năm 2018. Tổng công ty cũng gặt hái được những thành cơng nhất định khi 2021 là năm có lợi nhuận thu được cao nhất với hơn 61 tỷ đồng, tăng rất mạnh so với năm ngoái (827,3%) và tăng 25,21% so với năm có lợi nhuận cao thứ hai trong vịng 4 năm qua. Ngun nhân chính là do năm 2021 nhu cầu của thị trường sản phẩm sợi, may có nhiều thuận lợi bên cạnh nhiều đơn đặt hàng lớn. Điều này đã giúp Tổng công

38

ty tăng năng suất đồng thời giảm chi phí sản xuất dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng so với năm trước.

3.1.3 Quy mô và cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu của Tổng công ty

3.1.3.1 Cơ cấu các mặt hàng may mặc xuất khẩu

Bảng 3.2: Cơ cấu các mặt hàng may mặc xuất khẩu của TCT giai đoạn 2018 – 2021 (Đơn vị: %)

2018 2019 2020 2021

Áo Polo Shirt 43,5 40,3 41,2 38,7

T-shirt 27,6 28,4 25,7 29,8

Quần áo thể thao dệt kim 15,4 16,6 15,8 16,8

Các sản phẩm khác 13,5 14.7 17,3 14,7

(Nguồn: Báo cáo thường niên của TCT giai đoạn 2018 – 2021)

Nhận xét

+ Năm 2018, cơ cấu mặt hàng áo Polo Shirt chiếm tỉ lệ cao nhất với 43,5%, đứng thứ hai là mặt hàng T-shirt và cuối cùng là quần áo thể thao dệt kim với 15,4%. + Năm 2019, trong khi mặt hàng xuất khẩu áo Polo giảm 3,2% so với năm 2018 thì T-shirt và quần áo thể thao dệt kim tăng nhẹ lần lượt là 0,8% và 1,2%.

+ Năm 2020, Áo Polo Shirt khẳng định vị thế số 1 về mặt hàng may mặc xuất khẩu của TCT khi liên tiếp đứng đầu trong 3 năm đồng thời tăng nhẹ 0,9% so với năm trước. Mặt khác, hai mặt hàng T-shirt và quần áo thể thao dệt kim có xu hướng giảm nhẹ trong khi các sản phẩm khác tăng từ 14,7% đến 17,35 tăng 2,6%.

+ Năm 2021 đánh dấu sự tăng trưởng của mặt hàng T-shirt khi tăng 4,1% so với năm 2020. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong vòng 4 năm qua. Mặc dù mặt hàng chủ lực áo Polo Shirt vẫn duy trì vị trí đứng đầu nhưng sang năm 2021 giảm 2,5% trong khi quần áo thể thao dệt kim tăng nhẹ 1% so với cùng kì năm trước.

Mặt hàng

39

Kết luận: Mặc dù có sự tăng giảm khơng ổn định giữa các mặt hàng may mặc xuất

khẩu của TCT qua các năm nhưng top ba vẫn khơng có sự thay đổi lần lượt là áo Polo Shirt, T-shirt và quần áo thể thao dệt kim. Tính đến thời điểm 2020, ta thấy khoảng cách về tỷ trọng giữa hai mặt hàng áo thun Polo và T-shirt của TCT khá cao khi lên tới 15,5%. Trong giai đoạn 2020 – 2021, khoảng cách đã được thu hẹp xấp xỉ 9%. Điều này chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm áo thun Polo vẫn được ưa chuộng hơn tại các thị trường chính của Tổng cơng ty. Bên cạnh đó, một ưu điểm của loại áo này so với T-shirt là khi lên dáng rất sang trọng, lịch sự đồng thời không kém phần trẻ trung, năng động do vậy có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như đi chơi, học tập hay làm việc. Chính vì vậy, Polo Shirt ln được xem là mặt hàng tiềm năng và chủ lực của Tổng cơng ty. Bên cạnh đó, có thể thấy tỷ trọng các sản phẩm khác năm 2020 tăng 2,6% - mức tăng trưởng cao nhất trong số mặt hàng may mặc xuất khẩu của Tổng công ty trong giai đoạn 2018 – 2020. Nguyên nhân là do đại dịch Covid – 19 đã giúp tăng mạnh các đơn hàng khẩu trang xuất khẩu đi các nước Nhật, Mỹ, Séc, điều này tác động đến tỷ trọng của các sản phẩm khác của Tổng công ty. Tuy nhiên, sang năm 2021, tình hình dịch bệnh được kiểm sốt tốt hơn bởi tỷ lệ gia tăng tiêm chủng vaccine phòng Covid – 19 cho người dân tại các quốc gia trên thế giới, do vậy những đơn đặt hàng về khẩu trang nói riêng đã giảm xuống đáng kể so với năm trước.

3.1.3.2 Giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành may của Tổng công ty

Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu ngành may của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội giai đoạn 2018 – 2021

(Đơn vị: USD)

Ngành may Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Trị giá 23.705.289 21.751.653 11.322.478 17.665.919

Tỷ trọng 34,97% 40,11% 27,14% 39,26%

Tổng KNXK (*)

40

Lưu ý: (*) là tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành sợi, ngành dệt và ngành may của

Tổng công ty

(Nguồn: Báo cáo thường niên Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội năm 2018 – 2021)

Thông qua bảng KNXK may mặc của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội, ta có đưa ra một số nhận xét như sau:

Kim ngạch xuất khẩu: Năm 2018, giá trị KNXK ngành may của Tổng công ty

xếp ở vị trí cao nhất, nguyên nhân là do đây là năm xuất khẩu ấn tượng của ngành Dệt May Việt Nam đồng thời một số yếu tố khác tác động như chất lượng và chi phí sản xuất của Tổng cơng ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nói chung, dẫn tới các đơn hàng xuất khẩu được nhiều hơn. Tuy nhiên, bước sang năm 2019, KNXK của Tổng cơng ty giảm gần 2 triệu USD vì một trong hai đơn hàng xuất khẩu chủ yếu của ngành may là đơn hàng FOB sụt giảm so với năm 2018. Năm 2020 giảm tới hơn 10 triệu USD tương đương gần 50% so với mức đạt được năm 2019. Lí do là một số nhà may của Tổng công ty thiếu nhân lực và nguyên phụ liệu đầu vào không ổn định ảnh hưởng đến các đơn hàng CM. Ngoài ra, các đơn hàng FOB của TCT cũng sụt giảm so với năm 2019 vì khách hàng giảm lượng đặt hàng do đại dịch Covid 19. Sang năm 2021, KNXK của Tổng cơng ty nói chung và ngành may nói riêng có nhiều diễn biến tích cực khi nhu cầu của thị trường may thuận lợi bên cạnh có nhiều đơn hàng lớn sau các đợt bùng phát dịch lớn tại nhiều quốc gia nhập khẩu của Tổng công ty.

Tỷ trọng: Nhìn chung năm 2018, với những tín hiệu đáng mừng về KNXK của

ngành dệt may Việt Nam thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh khai thác tiềm năng của mặt hàng này. Với công tác phát triển thị trường May có cải thiện rõ rệt, lượng khách hàng may tìm đến Tổng cơng ty ngày một nhiều tạo cho họ cơ hội thuận lợi để đánh giá và lựa chọn khác hàng, đồng thời đặt mục tiêu gia tăng tỉ trọng ngành may nói riêng và phát triển tỷ trọng hàng FOB nói riêng. Đó là lí do tại sao năm 2019, tỷ trọng ngành may tăng hơn 5% so với năm 2018. Mặc dù KNXK giảm tới gần 50% trong năm 2020, tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu giảm không đáng kể (3%) so với năm trước. Điều này chứng minh TCT luôn định hướng tập trung phát triển ngành may đặc biệt là các đơn hàng FOB để nâng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ

41

khác trong thị trường xuất khẩu. Sang năm 2021, ta có thể nhận ra tỷ trọng của ngành may chiếm ưu thế so với sợi và dệt của Tổng công ty sau sự tăng trưởng mạnh mẽ về KNXK so với năm trước cùng với việc tập trung phát triển ngành này theo định hướng lâu dài của Tổng công ty.

3.2 Hoạt động xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội ty CP Dệt May Hà Nội

3.2.1 Khái quát thị trường Mỹ

Mỹ là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới cả về kinh tế và khoa học cơng nghệ.Với diện tích 9,83 triệu km2, dân số khoảng 330 triệu dân trong đó 75% sống ở thành thị, tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này trên 10.000 tỷ USD đồng thời thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 36.000 USD.

Hàng năm Mỹ nhập khẩu hàng hóa trên 1.300 tỷ USD, chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch nhập khẩu trên toàn thế giới. Đối với lĩnh vực dệt may nói riêng, theo báo cáo ngành dệt may của Cơng ty TNHH chứng khốn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), Mỹ nằm trong top 3 các nước nhập khẩu mặt hàng may mặc lớn nhất thế giới vào năm 2020 chiếm 62% tổng giá trị nhập khẩu may mặc toàn cầu bên cạnh Nhật Bản và EU.

42

(Nguồn: Báo cáo ngành dệt may Việt Nam năm 2021 của VCBS)

Thơng qua bảng số liệu có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam ln nằm trong top 2 về giá trị nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ trong giai đoạn 2015 đến 6 tháng đầu năm 2021, chiếm 15%-19% thị phần nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường này chỉ sau Trung Quốc. Như chúng ta biết, Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, đa nền văn hóa, sự phân hóa giàu nghèo khá rõ, điều này tạo nên nhu cầu phong phú đa dạng đặc biệt

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH XUẤT KHẨU mặt HÀNG MAY mặc SANG THỊ TRƯỜNG mỹ của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY hà nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)