CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU
3.2 Hoạt động xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Tổng công ty
ty CP Dệt May Hà Nội
3.2.1 Khái quát thị trường Mỹ
Mỹ là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới cả về kinh tế và khoa học cơng nghệ.Với diện tích 9,83 triệu km2, dân số khoảng 330 triệu dân trong đó 75% sống ở thành thị, tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này trên 10.000 tỷ USD đồng thời thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 36.000 USD.
Hàng năm Mỹ nhập khẩu hàng hóa trên 1.300 tỷ USD, chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch nhập khẩu trên toàn thế giới. Đối với lĩnh vực dệt may nói riêng, theo báo cáo ngành dệt may của Cơng ty TNHH chứng khốn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), Mỹ nằm trong top 3 các nước nhập khẩu mặt hàng may mặc lớn nhất thế giới vào năm 2020 chiếm 62% tổng giá trị nhập khẩu may mặc toàn cầu bên cạnh Nhật Bản và EU.
42
(Nguồn: Báo cáo ngành dệt may Việt Nam năm 2021 của VCBS)
Thơng qua bảng số liệu có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam luôn nằm trong top 2 về giá trị nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ trong giai đoạn 2015 đến 6 tháng đầu năm 2021, chiếm 15%-19% thị phần nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường này chỉ sau Trung Quốc. Như chúng ta biết, Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, đa nền văn hóa, sự phân hóa giàu nghèo khá rõ, điều này tạo nên nhu cầu phong phú đa dạng đặc biệt là các nhóm mặt hàng tiêu dùng như may mặc, giày dép,…Bên cạnh đó với sức tiêu thụ khổng lồ gần 330 triệu dân, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu hấp dẫn và quan trọng của ngành may mặc các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Trong cách ăn mặc, người Mỹ thường chú trọng đến yếu tố tự nhiên. Với người Mỹ, sự thoải mái trong cách ăn mặc là ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, khi làm việc, nam giới thường kết hợp sơ mi và quần âu trong đó nữ giới mặc váy với chất liệu co giãn. Trong cuộc sống hằng ngày, quần jeans áo thun chính là phong cách ăn mặc đặc trưng nhất. Nhìn chung, người Mỹ khơng q khắt khe về kiểu dáng trang phục, tuy nhiên hàng may mặc xuất khẩu vào nước này đòi hỏi phải thực hiện chặt chẽ, đặc biệt là các yêu cầu về chất lượng một cách nghiêm ngặt và đồng bộ đồng thời ngày càng quan tâm đến các sản phẩm bảo vệ mơi trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt
43
Nam vẫn cịn gặp một số khó khăn khi thúc đẩy xuất khẩu may mặc cũng sang thị trường này.
3.2.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Tổng công ty sang thị trường Mỹ của Tổng công ty
Bảng 3.5: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Tổng công ty giai đoạn 2018 – 2021
Thị trường
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
GT (USD) GT (USD) Tăng giảm so với năm trước (%) GT (USD) Tăng giảm so với năm trước (%) GT (USD) Tăng giảm so với năm trước (%) Mỹ 18.727.178 18.358.39 5 -1,97 9.907.168 -46,03 15.599.0 06 +57,45 Tỷ trọng 79% 84,4% 87,5% 88,3% Tổng KNXK 23.705.289 21.751.65 3 -8,24 11.322.47 8 -47,95 17.665.9 19 +56,03
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Tổng công ty giai đoạn 2018 – 2021)
Bảng số liệu cho ta thấy Mỹ là thị trường tiêu thụ chính của Tổng cơng ty về mặt hàng may mặc xuất khẩu khi tỷ trọng tăng đều qua các năm và đạt mức cao nhất xấp xỉ 90% vào năm 2021.
Trong giai đoạn 2018 - 2019, tỉ trọng xuất khẩu tại thị trường Mỹ tăng mạnh từ 79% lên 84,4% (xấp xỉ 5,5%) mặc dù KNXK có giảm nhẹ 1,97% so với năm trước. Có thể thấy rằng cuộc chiến Thương mại Mỹ Trung nổ ra, Mỹ áp thuế cao lên mặt hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may
44
nước ta nâng cao thị phần tại Mỹ. Cụ thể trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam tăng lần lượt 35% so với cùng kì năm ngối trong khi từ Trung Quốc giảm 13%. Bên cạnh đó, tỷ trọng XK năm 2020 đạt mức cao nhất cho đến thời điểm đó chứng tỏ chiến tranh Thương mại của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ta duy trì và tăng thêm tỷ trọng tại thị trường Mỹ năm này. Trái ngược với tỷ trọng, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ có xu hướng giảm mạnh vào năm 2020 với 9.907.168 USD, giảm 46,03% so với năm 2019. Nguyên dân là do đại dịch Covid 19 tác động làm giảm khả năng tiêu thụ các đơn hàng xuất khẩu chính của Tổng cơng ty. Nếu tỷ trọng tăng ổn định trong khi KNXK có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018 – 2020 thì năm 2021 đánh dấu bước ngoặt phát triển của Tổng công ty khi tỷ trọng xuất khẩu đạt mức cao nhất là 88,3% và KNXK tăng 57,45% so với cùng kì năm trước. Theo Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa dịch bệnh (CDC), tính đến thời điểm cuối tháng 11/2021, tỷ lệ dân số Mỹ hoàn thành tiêm chủng đạt xấp xỉ 60%. Việc sống chung an tồn với dịch đã góp phần vào phục hồi sản xuất, thúc đẩy xuất nhập khẩu trở lại giữa Mỹ và các thị trường khác trong đó có các doanh nghiệp Việt nam.
Thông qua nghiên cứu về nhu cầu tiêu thụ cũng như nhập khẩu các sản phẩm chủ lực của Tổng công ty là áo thun Polo và T-shirt, có thể nhận thấy nhu cầu tại thị trường Mỹ luôn ở mức cao và ln ở mức ổn định. Chính vì thế, thơng qua việc tìm kiếm và nghiên cứu các thị trường tiềm năng, mục tiêu của Tổng cơng ty vẫn tiếp tục duy trì, gia tăng xuất khẩu mặt hàng may mặc và tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu tại thị trường Mỹ. Để làm được điều này, một trong số vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm là quy định về sản phẩm may mặc nhập khẩu của thị trường Mỹ.
Hệ thống các tiêu chuẩn kĩ thuật
+ Về tiêu chuẩn chất lượng: chất lượng sản phẩm may mặc được thể hiện qua tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đạt được như chứng chỉ ISO-9000. Những chứng chỉ này là điều kiện để xâm nhập và mở rộng thị trường. Nó chứng tỏ doanh nghiệp có hệ thống quản lí chất lượng đầy đủ theo tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, đối với một số thị trường, chứng chỉ ISO-9000 là yêu cầu bắt buộc để được phép xuất khẩu.
45
+ Về tiêu chuẩn chống cháy: Vấn đề an tồn sức khỏe cho người tiêu dùng ln được Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và Chính phủ Mỹ quan tâm. Họ đưa ra các tiêu chuẩn, quy định về ngun vật liệu cho hàng may mặc cao, có tính chống cháy nhằm bảo vệ người tiêu dùng, buộc nhà sản xuất và xuất khẩu phải đầu tư vào công nghệ hiện đại, tiên tiến để sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
+ Về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Hàng may mặc xuất khẩu vào Mỹ phải là các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định an toàn về sức khỏe đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất.
Hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
+ Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000: Hệ thống này đề cập đến các vấn
đề như Lao động trẻ em; Lao động cưỡng bức; An toàn và sức khỏe nơi làm việc; Thời gian sử dụng lao động; Lương và các phúc lợi cho người lao động,…Việc áp dụng SA 8000 sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức cụ thể là lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng, lợi ích đứng trên quan điểm của nhà cung cấp. + Chương trình chứng nhận về trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mơ tồn cầu (Chương trình chứng nhận WRAP): Năm 1998, AAFA đã áp dụng tiêu chuẩn này với một số nội dung liên quan như Cấm lao động cưỡng bức; Cấm lao động trẻ em; Thu nhập và phúc lợi; An toàn sức khỏe,…