CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU
2.3 Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh
2.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
* Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực đóng một vai trị quan trọng trong sự tồn tại và phát triển đối với doanh nghiệp bởi nó tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm. Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ chuyên mơn của cán bộ cơng nhân viên, trình độ tư tưởng văn hoá của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt thơng qua mẫu mã, chức năng sản phẩm,…từ đó giúp doanh nghiệp tạo được vị trí vững chắc trong tâm trí khách hàng.
Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được chia thành hai cấp là nhân lực quản lý gồm ban lãnh đạo và đội ngũ trực tiếp quản lý sản xuất, kinh doanh sản phẩm và nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh chi phối trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thông qua các yếu tố như: năng suất lao động, trình độ tay nghề,…Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp thì trình độ của cả hai cấp đều phải ở mức độ cao.
* Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Bên cạnh nguồn nhân lực, vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, ln đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch tốn các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chính xác. Nếu khơng có nguồn vốn dồi dào thì sẽ mang lại hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp như việc sử dụng công nghệ hiện đại, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ và nhân viên, hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý,…
29
Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó thể hiện năng lực sản xuất của một doanh nghiệp và tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Nếu năng lực công nghệ của doanh nghiệp đủ mạnh và phù hợp với khả năng sản xuất và thị trường sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm đồng thời tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đặc biệt, các doanh nghiệp lựa chọn chiến lược khác biệt hóa sản phẩm nếu có trình độ khoa học cơng nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ tạo nên những sản phẩm mẫu mã đẹp, độc đáo so với các đối thủ để tăng lợi thế cạnh tranh.
* Năng lực quản lí điều hành
Cơng tác tổ chức quản lý điều hành doanh nghiệp có vai trị hết sức quan trọng, thúc đẩy mọi hoạt động trong nội tại doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao trong mọi hoạt động với nguồn lực sẵn có của mình thì phải tính tốn, phân tích kỹ lưỡng các quy trình quản lý cùng với việc tăng cường tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, ngồi yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi. Với đội ngũ cán bộ đủ mạnh, doanh nghiệp sẽ tạo dựng được quy trình, cơng đoạn quản lý khoa học nhằm khai thác tốt các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp.
* Trình độ năng lực marketing
Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
30
Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển, người tiêu dùng càng hướng tới sử dụng những hàng hóa có thương hiệu uy tín. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một yếu tố yếu đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều khâu như tiêu thụ, khuyến mãi, nghiên cứu thị trường,…do đó dịch vụ bán hàng và sau bán hàng đóng vai trị quan trọng đến doanh số tiêu thụ – vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.