Thị phần xuất khẩu may mặc sang Mỹ của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH XUẤT KHẨU mặt HÀNG MAY mặc SANG THỊ TRƯỜNG mỹ của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY hà nội (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU

3.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc của Tổng công ty

3.3.3 Thị phần xuất khẩu may mặc sang Mỹ của doanh nghiệp

* Thị phần may mặc xuất khẩu của Tổng công ty so với toàn bộ thị trường

Bảng 3.11: Thị phần may mặc xuất khẩu sang Mỹ của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021

(Đơn vị: USD) Năm 2019 2020 2021 KNXK may mặc sang Mỹ của TCT 18.358.395 9.907.168 15.599.006 KNXK may mặc sang Mỹ của toàn ngành 14.305.500.000 14.000.000.000 14.769.000.000 Thị phần may mặc XK của TCT (%) 0,12833 0,07076 0,10562

(Nguồn: Báo cáo thường niên của TCT giai đoạn 2019 – 2021) (Nguồn: Báo cáo ngành dệt may Việt Nam năm 2021 của VCBs)

Bảng số liệu cho ta thấy thị phần xuất khẩu may mặc sang Mỹ của Tổng công ty tăng giảm chênh lệch không nhiều trong giai đoạn 2019 – 2021 cụ thể như sau:

57

+ Năm 2019, Tổng cơng ty có thị phần may mặc xuất khẩu sang Mỹ cao nhất với 0,12833%.

+ Năm 2020, mặc dù diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19 nhưng KNXK may mặc sang Mỹ của tồn ngành nhìn chung khá ổn định khi chỉ giảm 2,1% so với cùng kì năm trước. Ngược lại, nó đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty khi KNXK sang Mỹ giảm tới 46,03%. Điều này dẫn đến thị phần may mặc XK của Tổng cơng ty so với tồn bộ thị trường giảm.

+ Năm 2021, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt hơn bởi tỷ lệ gia tăng tiêm vaccine đối với các quốc gia trên thế giới, hoạt động xuất khẩu giữa các doanh nghiệp do đó cũng dễ dàng hơn. Ta có thể thấy năm này KNXK may mặc của Tổng công ty cũng như KNXK may mặc sang Mỹ của toàn ngành đều tăng, lần lượt là 57,45% và 5,49%. Với sự tăng trưởng mạnh về KNXK nên thị phần may mặc xuất khẩu của Tổng công ty cũng tăng lên so với năm 2020.

Dệt may nói chung và may mặc nói riêng ln được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, do vậy số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động và có xu hướng hoạt động trong lĩnh vực này ngày một nhiều.

* Thực trạng đối thủ cạnh tranh trong ngành

Tọa đặt tại thủ đô Hà Nội, Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội có nhiều điệu kiện thuận lợi để phát triển bền vững song với đó là việc phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh có hoạt động nổi bật và có vị thế trong ngành. Thứ nhất, đối với doanh nghiệp trong nước, ta có thể kể đến:

+ Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến: Được thành lập vào năm 1977, hiện nay Tổng công ty được nhìn nhận là một trong những doanh nghiệp may mặc hàng đầu nước ta với 21 đơn vị trực thuộc và các nhà máy liên doanh trong nước, hệ thống phân phối rộng khắp trong và ngoài nước. Đặc biệt, sản phẩm của May Việt Tiến chiếm phần lớn các sản phẩm bán chạy trên thị trường và được nhiều khách hàng yêu thích và tin tưởng. Hơn nữa, Tổng cơng ty cũng tập trung xuất khẩu sang các quốc

58

gia chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản đồng thời một số quốc gia khác để gia tăng thị phần trên thị trường quốc tế.

+ Công ty cổ phần may Nhà Bè: Trong hơn 40 năm hình thành và phát triển,

Cơng ty cổ phần may Nhà Bè đã xây dựng được uy tín với khách hàng trong và ngồi nước về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và đội ngũ cán bộ, nhân viên vững mạnh và đoàn kết. Hiện nay, cơng ty có hơn 37 đơn vị và xí nghiệp thành viên với gần 30.000 công nhân viên. Năm 2020, tổng thu nhập là 2700 tỷ đồng, sau khi trừ các khoản chi phí, cơng ty lãi gần 51,7 tỷ đồng, vượt 22% so với kế hoạch. Đây là một con số ngoài sức tưởng tượng khi dịch Covid bùng phát mạnh mẽ vào năm 2020 đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong đó Tổng cơng ty Dệt May Hà Nội chỉ thu được lợi nhuận sau thuế hơn 6,5 tỷ. Ngồi ra, Cơng ty cổ phần may Nhà Bè cũng đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,…

Nhìn chung, Tổng cơng ty cổ phần May Việt Tiến và Công ty may Nhà Bè là hai trong số những doanh nghiệp có vị thế về may mặc hàng đầu tại Việt Nam. Cả hai cơng ty đều có dây chuyền may đồng bộ tạo ra những mặt hàng may mặc chất lượng, không thua kém các đối thủ trên thị trường quốc tế. Quan trọng hơn, May Việt Tiến và cơng ty may Nhà Bè có kim ngạch xuất khẩu đạt ở mức cao và đều tập trung hướng vào các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản như Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội. Điều này gia tăng thêm sự cạnh tranh cho Tổng công ty khi vừa phải giành thị phần trong nước đồng thời phải cạnh tranh về thị phần xuất khẩu.

Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước, Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội còn phải đối mặt với rất nhiều doanh nghiệp có tiếng đến Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,…

+ Các công ty của Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất so với các đối thủ khác trên thị trường quốc tế. Theo số liệu thống kê năm 2021 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc có thị phần chiếm 31,6% trong tổng số mặt hành may mặc xuất khẩu với giá trị đạt 142 tỷ USD. Hàng may mặc của Trung Quốc nổi bật với lợi thế chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, phong phú, giá bán thấp và được nhiều

59

khách hàng trên thế giới biết đến do có hệ thống kênh phân phối rộng khắp,…Do vậy các công ty Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh số 1 của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng cơng ty nói riêng khi xuất khẩu sang các thị trường quốc tế đặc biệt là Mỹ

+ Các công ty xuất khẩu hàng may mặc của Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh thứ hai của Tổng cơng ty do Ấn Độ có đội ngũ các nhà thiết kế chuyên nghiệp nên ngành công nghiệp nguyên phụ liệu rất phát triển đặc biệt là ngành dệt vải, do đó, giá thành sản phẩm thấp dẫn tới giá bán thấp hơn. Mặt khác, Trung Quốc, Ấn Độ đều hưởng lợi thế do ngành dệt nội địa phát triển, điều này giúp họ có chi phí ngun liệu thấp hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn và dịch vụ khách hàng tốt hơn so với những nước luôn phải nhập khẩu nguyên liệu như nước ta.

* Thực trạng đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và lâu đời của nước ta cho tới nay. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của ngành dệt may ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020. Đồng thời việc kí kết từ các hiệp định tự do tạo ra nhiều cơ hội phát triển đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới. Điều này rõ ràng sẽ thu hút rất nhiều doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực này, cùng với đó cũng tạo ra mơi trường canh tranh khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc hiện có bao gồm Tổng cơng ty CP Dệt May Hà Nội. Ngoài ra, các chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngồi cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam. Việc các doanh nghiệp ra đời sau và được tạo điều kiện đầu tư, áp dụng công nghệ mới hơn hẳn các công ty đang hoạt động trong ngành sẽ giúp họ đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao và dịch vụ tốt tạo nhiều áp lực cho các doanh nghiệp may mặc nói chung và Tổng cơng ty cổ phần Dệt May Hà Nội nói riêng. Đặc biệt, trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều công ty nhỏ chuyên sản xuất các sản phẩm thời trang theo sát nhu cầu thị trường, với lợi thế là cơ sở nhỏ chi phí sản xuất, mặt bằng thấp nên giá thành họ rất thấp, dễ thích nghi với mơi trường hơn.

60

Nhìn chung, với áp lực về đối thủ cạnh trong ngành cũng như đối thủ cạnh tranh tiềm năng có thể thâm nhập thị trường bất kì lúc nào, đặc biệt là tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp từ năm 2020, có thể nhận thấy thị phần may mặc xuất khẩu sang Mỹ của Tổng công ty so với tồn ngành cao nhất xấp xỉ 0,13% trong vịng 3 năm qua. Đây là một con số khá khiêm tốn, tuy nhiên với những bất lợi kể trên, Tổng công ty vẫn đang làm tốt vai trị của mình như một trong những doanh nghiệp may mặc có vị thế lâu đời đồng thời nếu nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu, Tổng cơng ty có thể chiếm được thị phần cao hơn trong tương lai.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH XUẤT KHẨU mặt HÀNG MAY mặc SANG THỊ TRƯỜNG mỹ của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY hà nội (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)