Chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH XUẤT KHẨU mặt HÀNG MAY mặc SANG THỊ TRƯỜNG mỹ của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY hà nội (Trang 46 - 53)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU

3.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc của Tổng công ty

3.3.1 Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Nếu cùng một loại sản phẩm có cơng dụng và giá bán như nhau thì chắc chắc người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Thậm chí, nếu hàng hóa đó có giá cao hơn mà chất lượng tốt hơn thì cũng sẽ được người tiêu dùng lựa chọn. Và các sản phẩm may mặc cũng không phải ngoại lệ nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chất lượng sản phẩm được coi là tiêu chí đánh giá hàng đầu quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

46

Đối với Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội, Mỹ là thị trường xuất khẩu mặt hàng may mặc chủ lực, chiếm tới 88,3% tỷ trọng xuất khẩu năm 2021. Tuy nhiên, đây là quốc gia có những yêu cầu khắt khe và nghiêm ngặt về các sản phẩm nhập khẩu nên chất lượng sản phẩm luôn được Tổng công ty nâng cao để giành được sự quan tâm và tin tưởng của khách hàng trên thị trường.

- Đảm bảo chất lượng đầu vào: Tổng Cơng ty ln cố gắng quản lí chặt chẽ

đối với các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bằng cách kiểm tra chứng từ về nguồn gốc xuất xứ kèm chất lượng được nơi sản xuất kiểm soát, sử dụng nhiều loại vải và nguyên phụ liệu chất lượng cao được nhập từ nước ngồi. Đồng thời, duy trì nguồn nguyên vật liệu ổn định và tiết kiệm để tối ưu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bảng 3.6: Chi phí ngun vật liệu đầu vào bình qn trên 1 ĐVSP của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021

Năm 2019 2020 2021

Tổng chi phí nguyên vật liệu đầu vào

(triệu đồng) 1.219.696 551.857 805.586 Số lượng sản phẩm được sản xuất (triệu sp) 25,21 20,14 23,5 Chi phí ngun vật liệu đầu vào bình qn trên 1 ĐVSP

(VNĐ)

48.381 27.401 34.280

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng cơng ty giai đoạn 2019 – 2021)

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy chi phí ngun vật liệu đầu vào bình qn trên 1 ĐVSP của Tổng cơng ty có xu hướng giảm vào giai đoạn 2019 – 2020 và tăng trở lại vào năm 2021.

47

Năm 2019 có chi phí ngun vật liệu lên tới 1.219.696 triệu đồng vì đây là năm có số lượng sản phẩm sản xuất cao nhất trong vòng 3 năm qua đòi hỏi nguồn cung nguyên vật liệu lớn. Tuy nhiên, việc chưa tiếp cận được các nguồn cung cấp nguyên liệu với chất lượng ổn định và giá cả cạnh tranh nên Tổng công ty phải đầu tư một khoản tiền khá lớn dẫn đến chi phí nguyên vật liệu đầu vào trên 1 ĐVSP cao nhất trong giai đoạn 2019 – 2021 (48.381 đồng).

Sang năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, tình hình sản xuất kinh doanh may mặc gặp nhiều khó khăn, thị trường xuất khẩu đặc biệt là Mỹ bị đứt đoạn dẫn đến KNXK của Tổng công ty không cao, nhu cầu nguyên vật liệu cũng giảm mạnh. Trước đây, các nhà cung cấp chủ yếu cho Tổng công ty thường là các nhà cung cấp nước ngồi. Để có thể xuất khẩu những sản phẩm đảm bảo về chất lượng và thời gian đến cho khách hàng đều phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung ứng. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid – 19 bùng phát, đã xảy ra nhiều trường hợp thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào của các nhà cung ứng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như tiến độ công việc của Tổng công ty. Chẳng hạn như nguyên liệu đầu vào cho Nhà May Nam Đàn của Tổng cơng ty ln gặp phải tình trạng khơng ổn định thậm chí thiếu nguyên liệu sản xuất, gây ảnh hưởng đến năng suất đạt được. Nhận thấy những bất cập trong việc phụ thuộc quá nhiều vào các nhà cung ứng nước ngồi, do vậy Tổng cơng ty đã mở rộng và nhanh chóng tìm kiếm các nhà cung ứng trong nước để đảm bảo chất lượng sản phẩm may mặc cho thị trường xuất khẩu. Với chi phí giá rẻ và khoảng cách địa lí thuận tiện, do đó chi phí ngun vật liệu đầu vào bình quân trên 1 ĐVSP năm 2020 là 27.401 đồng, giảm 43,36% so với năm 2019.

Do tình hình dịch bệnh được kiểm sốt, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu trở lại, mức tiêu thụ sản phẩm cao hơn, do đó chi phí ngun vật liệu đầu vào năm 2021 tăng lên 47,95% so với cùng kì năm trước. Ngồi ra, bên cạnh một số nhà cung ứng ở trong nước, Tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ,… nên chi phí ngun vật liệu bình qn có tăng lên 34.280 đồng, tăng 25,1% so với năm 2020. Tuy nhiên với mức KNXK sang thị trường chủ lực của Tổng công ty là Mỹ tăng gần 60% chứng tỏ việc tìm kiếm được nguồn lao động dồi dào cả trong và ngoài nước đồng thời được cung

48

cấp ổn định đã giúp Tổng cơng ty tính tốn chi phí ngun vật liệu nói chung và chi phí bình qn trên 1 ĐVSP nói riêng một cách hiệu quả và phù hợp để tăng năng suất. Bởi quy mô và hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Tổng công ty ngày càng đước mở rộng và phát triển, việc tìm kiếm những nhà cung ứng có khả năng duy trì đáp ứng nguồn nguyên liệu ổn định là rất cần thiết.

- Đảm bảo quy trình sản xuất: May mặc là một trong những lĩnh vực yêu cầu

số lượng lao động nhiều và ổn định. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngồi ngành, Tổng cơng ty CP Dệt May Hà Nội đã gặp khơng ít khó khăn khi nguồn lao động bị thiếu hụt cả cơng nhân và lao động có trình độ cao vào giai đoạn 2018. Nhận thấy vấn đề cần giải quyết, Tổng cơng ty nhanh chóng thực hiện cơng tác tuyển dụng lao động qua website và trên các trạng mạng xã hội đồng thời chú trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lí cho cơng nhân kĩ thuật, cán bộ công nhân viên thông qua việc cử nhiều lượt người tham gia các lớp đào tạo. Ngồi ra, Tổng cơng ty thường xun cập nhật các chính sách theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người lao động bên cạnh duy trì chế độ bổ sung lương ngày lễ, tết,… để thúc đẩy tinh thần làm việc cũng như tăng khả năng gắn bó của họ với doanh nghiệp, từ đó duy trì lực lượng lao động ổn định, chất lượng và năng suất làm việc sẽ cao hơn.

Bên cạnh chú trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn lực, Tổng cơng ty cũng trang bị máy móc, cơng nghệ tiên tiến phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm may mặc. Chẳng hạn, phịng LAB của Tổng cơng ty lắp đặt đầu đủ các thiết bị thí nghiệm hiện đại như cân điện tử, máy kiểm tra ma sát, máy giặt,…Phòng thiết kế trang bị hệ thống phần mềm thiết kế nhảy mẫu giác sơ đồ Accumark, máy vẽ sơ đồ, máy in mã vạch của nhiều hãng nổi tiếng. Ngồi ra, Tổng cơng ty cũng đầu tư chi phí khá lớn để th máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm được tạo thành.

Bảng 3.7: Chi phí th máy móc thiết bị của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021

49

Năm 2019 2020 2021

Chi phí 32.407.500.000 27.187.500.000 21.967.500.000

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng cơng ty giai đoạn 2019 – 2021)

Ta có thể thấy chi phí th máy móc thiết bị của Tổng cơng ty CP Dệt May Hà Nội có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2019 – 2021. Cụ thể, vào năm 2020, chi phí đầu tư của Tổng cơng ty hơn 27 tỷ đồng, tăng 16,1% so với năm 2019. Năm 2021 có mức chi phí th máy móc thiết bị thấp nhất với gần 22 tỷ đồng, giảm 19,2% so với năm trước và giảm tới 32,2% so với năm 2019. Điều này chứng tỏ với nguồn vốn ổn định dao động trong khoảng 1800 – 2500 nghìn tỷ, Tổng cơng ty có đủ khả năng mua sắm trang thiết bị thường xuyên phục vụ sản xuất, từ đó góp phần giảm chi phí th máy móc thiết bị qua các năm.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như sức cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm, Tổng công ty luôn quan tâm tới việc triển khai xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lí theo tiêu chuẩn quốc tế như hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001, hệ thống quản lí mơt trường ISO 14001 và hệ thống quản lí trách nhiệm xã hội SA 8000. Ngồi ra, Tổng cơng ty cũng đạt được một số chứng nhận khác như WRAP – chứng nhận về trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mơ tồn cầu và GAP – chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt. Điều này cho thấy Tổng công ty đã đáp ứng được những quy định về sản phẩm may mặc nhập khẩu của Mỹ thông qua hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật và hệ thống trách nhiệm xã hội. Hơn nữa, việc đạt được những chứng nhận trên cũng như áp dụng các hệ thống quản lí theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ là những cơng cụ quản lí tiên tiến, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần khẳng định đẳng cấp chất lượng sản phẩm và thương hiệu của Tổng cơng ty. Hiện nay, trên thị trường quốc tế nói riêng và thị trường Mỹ nói chung, các đối tác nhập khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam đang có xu hướng chuyển sang ưu tiên các doanh nghiệp xanh. Cùng với đó người tiêu dùng trên tồn cầu cũng ngày càng quan tâm đến trách nhiệm với môi trường của doanh nghiệp khi lựa chọn sản phẩm. Nắm bắt tình hình trên, dự án Nhà máy may tại Nghi Lộc (Nghệ An) của Tổng công ty được xây dựng theo tiêu chuẩn Green Leed của Mỹ, vận hành

50

theo hướng giảm thiểu các tác động đến môi trường, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và cung cấp môi trường sống, làm việc tốt cho người lao động. Hơn nữa, Tổng công ty cũng triển khai các biện pháp xanh hóa sản xuất bằng việc tiết kiệm năng lượng, xử lý nước thải, tái chế phế phẩm, lắp đặt các tấm quang điện áp mái tại các nhà máy. Đặc biệt, một phần điện phục vụ cho sản xuất tại nhà máy được sử dụng năng lượng mặt trời thông qua các tấm quang điện được lắp trên mái nhà xưởng. Điều này khơng những giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí điện năng, nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn giúp giảm áp lực cho lưới điện quốc gia và giúp giảm bớt nhiệt độ của nhà xưởng vào mùa hè. Bên cạnh đó, để giảm thiểu ơ nhiễm, từ năm 2014, Hanosimex đã đầu tư 500 triệu đồng lắp đặt các biến tần cho quạt thơng gió, sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng. Do vậy Tổng cơng ty đã tiết kiệm trên 4 triệu kWh điện/năm, giảm 4.000 tấn CO2/năm. Tại các phân xưởng dệt, đầu tư hệ thống hút bụi, tại các lò cấp hơi sử dụng nước, nên giảm được 3 – 5% ơ nhiễm khơng khí và tăng hiệu suất lị hơi. Ngồi ra, nhiều nhà máy của tổng cơng ty cũng đã bố trí lại lao động, ca sản xuất để giảm sử dụng điện giờ cao điểm; bảo dưỡng thiết bị được quản lý theo chuẩn ISO, xây dựng cơ chế quản lý năng lượng dựa trên định mức tiêu thụ.

- Đảm bảo chất lượng đầu ra: Với việc đảm bảo về nguyên vật liệu đầu vào và

đảm bảo quy trình sản xuất đã giúp Tổng công ty nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc đầu ra và giảm thiểu những chi phí phát sinh khơng đáng có.

Bảng 3.8: Giá trị sản phẩm may mặc xuất khẩu sang Mỹ bị trả lại của Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị: USD Năm 2019 2020 2021 Giá trị 91.784 41.823 46.718 Tỷ lệ (*) 0,5% 0,42% 0,3%

(*) là tỷ lệ giữa giá trị sản phẩm may mặc xuất khẩu sang Mỹ bị trả lại so với KNXK sang Mỹ của Tổng công ty

51

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng cơng ty giai đoạn 2019 – 2021)

Bảng số liệu cho ta thấy giá trị sản phẩm may mặc xuất khẩu sang Mỹ bị trả lại cũng như tỷ lệ so với KNXK sang Mỹ của Tổng công ty giảm dần theo thời gian. Năm 2019 có giá trị sản phẩm may mặc bị trả lại cao nhất với hơn 91.784 USD. Nguyên nhân là vì một số đơn hàng FOB của Tổng cơng ty phát triển cho khách hàng Mỹ Sanmar, Itochu,… không thành công do vải của công ty CPDK HanoKnit không đáp ứng được yêu cầu được khách hàng. Điều này dẫn đến số sản phẩm may mặc bị trả lại lớn. Bước sang năm 2020, con số này là 41.823 giảm 54,43%% so với cùng kì năm trước. Năm 2021 với KNXK sang Mỹ tăng 57,45% so với năm trước, dẫn đến số sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ bị trả về cao hơn với 46.718 USD tăng 11,07% so với cùng kì năm 2020. Tuy nhiên, năm này đánh dấu sự phát triển của Tổng cơng ty khi có tỷ lệ giữa giá trị sản phẩm may mặc xuất khẩu bị trả lại với KNXK sang Mỹ thấp nhất là 0,3%. Có thể thấy việc tìm kiếm được nguồn ngun liệu chất lượng, ổn định và tiết kiệm sau khi dịch Covid – 19 bùng phát mạnh mẽ vào năm 2020 đồng thời trang bị nhiều máy móc, cơng nghệ hiện đại với sự điều khiển của đội ngũ cơng nhân có kỹ thuật, trình độ chun mơn tốt đã giúp Tổng công ty giảm thiểu tỷ lệ mặt hàng bị trả lại, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của Tổng công ty với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Việc bị hoàn trả sản phẩm là điều khó tránh khỏi với các doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt đối với Tổng cơng ty khi có thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ. Như ta biết, Mỹ là một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng cho việc xuất khẩu các sản phẩm may mặc của Việt Nam. Tuy nhiên với khoảng cách rất xa về địa lí, chi phí vận tải và bảo hiểm chuyên chở hàng hóa xuất khẩu lớn, điều này làm cho chi phí kinh doanh hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ tăng. Hơn nữa thời gian vận chuyển dài làm cho hàng hóa có thể gặp những tổn thất về chất lượng, bị hư hỏng hoặc hao hụt. Điều này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ và cũng góp phần làm tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu bị trả lại của Tổng công ty.

Bên cạnh đó, hơn 30 năm hoạt động kinh doanh trong và ngồi nước, các tập khách hàng của Tổng cơng ty CP Dệt May Hà Nội khá đa dạng từ khách hàng cá nhân cho đến các công ty, đại lý bán buôn, các đại lý bán lẻ,...Và những yêu cầu của khách

52

hàng về chất lượng sản phẩm cũng như hình thức là rất khắt khe đặc biệt tại thị trường Mỹ. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021 có xu hướng gia tăng mạnh mẽ so với năm trước nhưng với điều kiện hiện nay, Tổng công ty vẫn gặp phải nhiều sự cạnh tranh gây gắt từ các doanh nghiệp khác cùng hoạt động trong cùng lĩnh vực. Chính vì vậy, Tổng cơng ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nghiên cứu thị trường và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, hạ giá thành để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hạn chế giá trị sản phẩm may bị trả lại, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH XUẤT KHẨU mặt HÀNG MAY mặc SANG THỊ TRƯỜNG mỹ của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY hà nội (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)