2.1. Giới thiệu khái qt về phƣờng Phƣơng Lâm, Thành phố Hịa Bình
2.1.1. Về vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa
Tháng 12/1986 tỉnh Mường (nay là tỉnh Hịa Bình) ở chợ Bờ chuyển về Phương Lâm đặt tên là phường Phương Lâm.
Phường Phương Lâm qua các giai đoạn có nhiều tên gọi khác nhau như: phố Đồng Nhân, phố Hòa Lâm, tiểu khu Phương Lâm. Từ năm 1976 đến nay là phường Phương Lâm.
Phường Phương Lâm là một trong 19 xã, phường thuộc thành phố Hịa Bình- tỉnh Hịa Bình, nơi đây có vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nằm ở trung tâm thành phố Hịa Bình; là đơn vị hành chính loại I với trên 3 nghìn hộ gia đình, gần 13 nghìn nhân khẩu; diện tích tự nhiên là 293,47 ha; được tổ chức thành 18 tổ dân phố.
Vị trí địa lý: Phía Đơng giáp xã Sủ Ngịi và xã Dân Chủ; phía Tây giáp xã Thái Thịnh; phía Nam giáp phường Thái Bình; phía Bắc giáp phường Tân Thịnh; phía Đơng Bắc giáp phường Đồng Tiến.
Trong những năm qua được sự quan tâm của tỉnh, thành phố trên địa bàn đã được tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. 100 % các hộ gia đình trên địa bàn phường đều được sử dụng điện sinh hoạt và nước hợp vệ sinh. 5/5 trường học đều đã được xây dựng khang trang, có 5/5 trường đạt chuẩn quốc gia. Bộ mặt đơ thị có nhiều khởi sắc xứng tầm với địa bàn trung tâm của thành phố và của tỉnh Hịa Bình.
Cơ cấu tổ chức: Tổng số cán bộ, cơng chức là: 20 đồng chí
- Trình độ lý luận: Cao cấp 1 đồng chí, trung cấp 14 đồng chí, sơ cấp là: 03 đồng chí.
- Trình độ chun mơn nghiệp vụ: Đại học 14 đồng chí, Cao đẳng 02 đồng chí, Trung cấp 01 đồng chí, Sơ cấp 01 đồng chí.
Gồm 01 đảng bộ, 25 chi bộ trực thuộc, trên 900 đảng viên; 04 tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội.
Uỷ ban nhân dân phường Phương Lâm đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, trong đó nịng cốt là cơng chức Tư pháp có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm đương công tác này. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ giữ chức vụ chủ chốt trong các hội đặc thù như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đồn TNCSHCM, Hội Cựu chiến binh ... ln thực hiện tốt công tác tuyên truyền và phối hợp những nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến đặc thù hoạt động của hội.
Uỷ ban nhân dân phường Phương Lâm với chức năng là cơ quan quản lý hành chính, cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân phường thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực thuộc địa bàn, đồng thời tổ chức nhân dân; Lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong phường chấp hành thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và phát triển kinh tế, văn hố - xã hội, Quốc phịng - An ninh, quản lý đô thị, vệ sinh môi trường, tài nguyên môi trường, đất đai. Thực hiện thi hành pháp luật trên địa bàn.
Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn thành phố nói chung, phường Phương Lâm nói riêng.
Quản lý cơng tác tổ chức biên chế lao động tiền lương, giới thiệu, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức của phường. Tổ chức việc thu chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật.
Quản lý địa giới hành chính, xây dựng đề án phân vạch, điều chỉnh đơn vị địa giới hành chính.
Về đặc điểm dân cư: tổng số dân cư trực tiếp sinh sống, lao động, sản xuất trên địa bàn là trên 13 nghìn người, trong đó dân tộc Kinh chiếm trên 80% tổng dân số, còn lại là dân tộc Mường, Tày .... Người dân chủ yếu sản xuất
thương mại và dịch vụ. Đây là yếu tố đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng GDP trên địa bàn phường.
Các đặc điểm nêu trên có ảnh hưởng đến công tác PBGDPL trên địa bàn phường Phương Lâm theo hai hướng tích cực và tiêu cực:
Về mặt tích cực
Phường Phương Lâm có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng và thuận lợi cho phát triển kinh tế Công nghiệp – Thương Mại – Dịch vụ. Với địa hình bằng phẳng, giao thơng đi lại thuận tiện, an ninh-chính trị ổn định, thu hút nhiều nguồn đầu tư, dân số đông, nguồn lao động dồi dào. Nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, Phường Phương Lâm không ngừng phấn đấu vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội. Đây là tiền đề cho hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật đạt được hiệu quả cao trong thực tế.
Về mặt tiêu cực
Do dân cư đông, thành phần dân cư phức tạp. Một bộ phận người dân sinh sống lâu năm nhưng không thực hiện đăng ký đăng ký hộ khẩu, với mục đích giữ đất để phục vụ cho hoạt động phát triển kinh tế, gây khó khăn cho vấn đề quản lý dân cư.
Mặt khác, do lịch sử để lại, một số khu đất khó xác định nguồn gốc đất dẫn đến người dân sử dụng đất một cách trái phép phục vụ lợi ích của mình. Đây là những khó khăn, bất lợi cho chính quyền địa phương trong cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật, giải phóng mặt bằng.