3.1. Quan điểm
3.1.2. Đổi mới hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật để góp phần tích
cực vào việc xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương giai đoạn mới
quân ta đã thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh mục tiêu tổng quát về định hướng phát triển là:
Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những thành tựu của Đại hội XIII của Đảng đã góp phần tích cực trong xây dựng, phát triển KT-XH ở địa phương. Theo tinh thần của Đại hội VIII của Đảng, mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển, có cơng nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, Là nước đang phát triển, có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Mục tiêu cao nhất của nước ta nói chung và các địa phương nói riêng là phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước giàu mạnh, hiện đại hóa. Mỗi địa phương có tiêu chí khác nhau, mức độ hồn thành khác nhau nhưng hiện nay tập trung nhất là kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh, hạnh phúc. Từ những phân tích trên có thể thấy rằng mục tiêu lớn nhất và xuyên suốt nhất của nước ta hiện nay là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và phát triển nền kinh tế thị trường dựa trên nền tảng pháp luật.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta “...vừa vận động theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội ...”. Với mơ hình kinh tế thị trường như vậy, Nhà nước nói chung, pháp luật nói riêng có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển.
Xuất phát từ đòi hỏi khách quan về việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Hiến pháp năm 1992, và đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 đã nêu rõ:
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các thành phần kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa (Điều 51, Hiến pháp năm 2013).
Dựa vào các quy định nền tảng đó, hàng loạt các đạo luật, bộ luật mới về kinh tế - dân sự - lao động lần lượt ra đời (điều mà trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp khơng thể có), như Bộ Luật Dân sự (năm 1995, 2005, 2015); Bộ Luật Lao động (năm 1995, 2003, 2006, 2012), Luật Doanh nghiệp (năm 1999, 2003, 2006, 2014), Luật Đầu tư (năm 2005, 2014), Luật Thương mại (năm 1997, 2005), Luật Việc làm (năm 2013), Luật Đất đai (năm 2003, 2013), Luật Phá sản (năm 2004, 2014), Luật Kinh doanh bất động sản (năm 2014), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế (năm 2016), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi (năm 2014) và hàng chục đạo luật, bộ luật khác.
Pháp luật là mắt xích, là một trong những yêu cầu của nhà nước pháp quyền. Đối với Phường Phương Lâm, mục tiêu trong thời gian tới, đưa pháp luật vào đời sống, trong đó, cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật là cầu nối có tính chất tiền đề, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong điều kiện Việt Nam đang tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, cơng tác PBGDPL có vai trị đặc biệt quan trọng, và vì vậy phát triển hệ thống thơng tin và phổ biến, giáo dục pháp luật, đổi mới hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là một đòi hỏi khách quan của thực tiễn hiện nay.