Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động phổ biến giáo dục

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật qua thực tiễn ủy ban nhân dân phường phương lâm, thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 99 - 108)

3.2. Giải pháp

3.2.5.Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động phổ biến giáo dục

Trong thời gian gần đây, đặc biệt từ khi có Chỉ thị số 32 và các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, việc đầu tư nguồn lực về bộ máy, cán bộ và kinh phí cho cơng tác PBGDPL được tăng cường. Triển khai Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nay là Thông tư số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày ngày 14 tháng 5 năm 2010, các bộ, ngành, địa phương đều bố trí kinh phí cho cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong kế hoạch ngân sách hàng năm của mình. Việc ban hành Thơng tư số 73/2010/TTLT-BTC-BTP đã bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc bố trí ngân sách hàng năm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Hằng năm, UBND phường Phương Lâm đã phê duyệt ngân sách cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luậtL, mặc dù khỏa kinh phí cịn thấp nhưng đã phần nào thể hiện sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngoài khoản ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, phường Phương Lâm còn nhận được hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, dự án; huy động được sự đóng góp từ phía doanh nghiệp (vừa và nhỏ), cá nhân đóng trên địa bàn phường.

Tiểu kết chƣơng 3

Việc đổi mới hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần tích cực vào việc xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương giai đoạn mới. Các chủ trương, quan điểm, mục tiêu, yêu cầu thể hiện trong các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật đã được quán triệt tương đối đầy đủ và triển khai thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua. Các quan điểm đề ra phải gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, phù hợp với Nghị Quyết của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh. Các giải pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải được triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, rộng khắp, chú trọng hướng về cơ sở, bám sát các chương trình kế hoạch phát triển 5 năm của tỉnh, các Nghị Quyết, văn bản pháp luật của Trung ương, của tỉnh để thể chế hóa và phổ biến, giáo dục pháp luật cho cụ thể, phù hợp và hiệu quả. Tập trung ưu tiên nguồn lực phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù, yếu thế trong xã hội trên cơ sở lựa chọn các nội dung pháp luật phù hợp nhu cầu của các đối tượng đó và bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ. Đổi mới về tư duy, nội dung, hình thức, cách làm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân; kết hợp giữa giáo dục pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật nhằm xây dựng thói quen tích cực, nét văn hóa trong chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Đây là những giải pháp chủ yếu, đảm bảo tính khả thi có tính đến u cầu của thực tiễn và xu hướng thời đại. Cần phát huy tính tích cực chủ động, vận động một cách linh hoạt, sáng tạo các giải pháp trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là yêu cầu không thể thiếu trong quá trình nâng cao hiểu biết pháp luật, xây dựng và hình thành ý thức pháp luật của cơng dân, góp phần xây dựng văn hóa pháp lý và hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa, con người Việt Nam.

KẾT LUẬN

Phổ biến, giáo dục pháp luật là quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục và lâu dài của chủ thể tuyên truyền lên đối tượng, là cầu nối để chuyển tải đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống, nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật cho cán bộ, nhân dân góp phần ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật do thiếu kiến thức về pháp luật. công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là cầu nối, là một phương tiện quan trọng để đưa pháp luật vào cuộc sống.

Phổ biến, giáo dục pháp luật có tác động tích cực đến việc tổ chức, thực hiện pháp luật trên cơ sở giúp người dân có hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật. Trong công tác quản lý nhà nước, phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu theo nghĩa rộng và được xác định là một công việc trọng tâm của các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành và xuyên suốt trong công tác tư pháp hàng năm.

Trong những năm vừa qua, được sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, UBND phường Phương Lâm đã không ngừng nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với nhiệm vụ đặt ra hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Phường Phương Lâm đã đạt được những kết quả nhất định trong việc thực hiện tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thơng qua cơng tác hịa giải ở cơ sở, xây dựng tủ sách pháp luật, thực hiện Ngày pháp luật, qua việc ứng dụng công nghệ thông tin... UBND phường Phương Lâm đề cao hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp (tuyên truyền miệng), là phương thức tuyên truyền hiệu quả nhất, phù hợp với từng đối tượng (đối tượng đa dạng như người dân, học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên chức, người khuyết tật....) và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Hiệu quả của phương pháp này đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền những chính sách pháp luật của nhà nước, những chủ trương đổi mới để nhân dân tiếp cận được một cách nhanh chóng, chính xác. Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn về kinh phí, nguồn nhân lực, nhưng không thể phủ nhận những thành quả mà UBND phường Phương Lâm đã đạt được trong thời gian qua.

Trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn phường; xây dựng triển khai các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật theo từng giai đoạn; Tăng cường sự chỉ đạo và hoạt động công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, theo hướng thường xuyên, sâu sát hơn; tiếp tục tổ chức kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật cho đội ngũ này để đáp ứng tốt yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng làm thay đổi cách nghĩ, cách nhìn của nhân dân đối với pháp luật; cung cấp đầy đủ, có hệ thống thơng tin pháp luật trong từng lĩnh vực để phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào cuộc sống góp phần bảo đảm an ninh, an toàn, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch trong thời gian tới theo đúng tinh thần của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2003), Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9 tháng 12 năm

2003 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội.

2. Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (2014), Kế hoạch số 38-KH/CCTP

ngày 15 tháng 8 năm 2014 của về đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp, Hà Nội.

3. Ban Tổ chức Trung ương Đảng, “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”, Tạp chí nghiên cứu, hướng dẫn cơng tác tổ chức xây dựng Đảng. 4. Bộ Thông tin và truyền thông (2017), Thông tư số 37/2017/TT-BTTTT ngày

15/11/2017 quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến (sau đây gọi chung là cổng thông tin điện tử) của cơ quan nhà nước, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp - Vụ phổ biến giáo dục pháp luật (2012), Đề cương giới thiệu luật

phổ biến giáo dục pháp luật, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp (2018), Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10 tháng 3 năm 2018 Quy định bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật,

Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp (2019), Quyết định số 1347/QĐ-BTP ngày 14 tháng 6 năm 2019 về việc ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” giai đoạn 2019-2021,

Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp, Vụ phổ biến giáo dục pháp luật (2019), Nâng cao hiệu quả phổ biến giáo dục pháp luật thơng qua hịa giải ở cơ sở, Hà Nội.

9. Chính Phủ (2012), Đặc san tuyên truyền pháp luật số 08/2012, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL, Hà Nội.

10. Chính phủ (2013), Nghị định số 28/2013/NĐ-CP, ngày 04 tháng 04 năm 2013

Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội.

11. Chính phủ (2019), Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính Phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, Hà Nội.

12. Chính phủ (2020), Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 quy định về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Hà Nội.

13. Chính phủ (2020), Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Hà Nội.

14. Cục Cơng tác phía Nam - Bộ Tư pháp, Tài liệu huấn luyện kỹ năng tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội.

15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Nghị Quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của

Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

16. Trần Thị Bích Hạnh (2016), Phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên đô thị

- từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc Sĩ Luật Hành chính và Hiến

pháp, Học viện Hành chính Quốc gia.

17. Phường Phương Lâm (2020), Báo cáo kết quả công tác tư pháp năm 2020 số

137 ngày 06/11/2020.

18. Phường Phương Lâm (2018 - 2020), Báo cáo công tác PBGDPL giai đoạn 2018-2020.

19. Phường Phương Lâm (2020), Báo cáo phát triển kinh tế-xã hội.

20. Phường Phương Lâm (2021), Báo cáo Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi

phạm hành chính năm 2021 số 91 ngày 14/6/2021.

21. Phường Phương Lâm (2021), Báo cáo sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2021 và nhiệm vụ, giải pháp công tác tư pháp 6 tháng cuối năm 2021 số 81 ngày 03/6/2021.

22. Trần Văn Nghĩa (2019), Phổ biến giáo dục pháp luật đối với đồng bào dân tộc

23. Hoàng Thị Kim Quế (2011), Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay, Khoa Luật, ĐHQGHN.

24. Quốc hội (2012), Luật Hòa giải cơ sở, Hà Nội.

25. Quốc hội (2012), Luật phổ biến giáo dục pháp luật 2012 (Luật số 14/2012/QH13), Hà Nội.

26. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

27. Quốc hội (2015), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội. 28. Quốc hội (2015), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội.

29. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội. 30. Quốc hội (2017), Luật Trợ giúp pháp lý, Hà Nội.

31. Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học,

Nghiên cứu đề xuất giải pháp đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL đối với đông bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

32. Nguyễn Quốc Sửu (2010), “Giáo dục pháp luật cho cán bộ cơng chức hành chính ở nước ta hiện nay”, Nghiên cứu lập pháp, Văn Phòng Quốc Hội, (07). 33. Hoàng Thị Thanh Thủy (2016), Phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn

huyện Vân Đồn - Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

34. Nguyễn Lưu Thủy (2017), Phổ biến giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử của Tòa án từ thực tiễn tỉnh Long An, Luận văn Thạc sĩ luật học.

35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

36. Phạm Thanh Tuyền (2009), “Những vấn đề cần quan tâm trong công tác phổ biến và giáo dục hiện nay”, Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, (09).

37. Nguyễn Thanh Xuân (2017), Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Đồng Tháp,

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật qua thực tiễn ủy ban nhân dân phường phương lâm, thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 99 - 108)