Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật qua thực tiễn ủy ban nhân dân phường phương lâm, thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 87 - 91)

3.2. Giải pháp

3.2.1.Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện

Xuất phát từ vai trị, ý nghĩa quan trọng của cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Trong rất nhiều Văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó, Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công

tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng….”. Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư

Trung ương Đảng về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW (Kết luận số 04- KL/TW) cũng đã chỉ rõ: “Đảng đoàn Quốc hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cơ

quan, tổ chức hữu quan khẩn trương xây dựng, ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật…” và nhiều chương trình, đề án,

quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã đề cập đến cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng và yêu cầu nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, ngày 20 tháng 6 năm 2012, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII thơng qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Lần đầu tiên nước ta có một văn bản Quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao dưới hình thức văn bản luật để điều chỉnh các hoạt động về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, góp phần bảo đảm mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận thông tin về pháp luật, qua đó nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật.

Thực hiện các Văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các đề án, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật của UBND tỉnh, Sở Tư pháp và nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp đẩy mạnh thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trước xu thế hội nhập toàn diện đời sống kinh tế xã hội đất nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, vấn đề nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để qua đó củng cố, tăng cường hiệu lực pháp luật đang trở nên cấp thiết, quan trọng. Để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ

nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, nâng cao hiệu quả quản lý xã hội bằng pháp luật của các cấp chính quyền, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính

quyền các cấp đối với công tác tuyên truyền. Trước hết, cần tiếp tục quán triệt Chỉ

thị số 32/CT-TW của Ban Bí thư và đẩy mạnh thực hiện các Đề án, Chương trình, Kế hoạch của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2015 - 2020; đồng thời triển khai thực hiện tốt Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành và hưởng ứng có hiệu quả Ngày “Pháp luật Việt Nam” hằng năm, qua đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của các tổ chức Đảng và đảng viên về công tác giáo dục pháp luật, đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luậtL vào trong Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên hằng năm của Ban Thường vụ cấp ủy các cấp. Các cấp ủy phải thường xuyên tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch PBGDPL trên địa bàn cấp mình và phải ln xác định vai trò gương mẫu và tiên phong của đảng viên trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động, kịp thời đôn đốc, chỉ đạo xử lý những vướng mắc nảy sinh trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật.

Bên cạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thì sự tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, chính quyền địa phương cần thực hiện tốt những vấn đề sau:

Đối với Hội đồng nhân dân: Phải từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả

hoạt động của HĐND nói chung và trong việc ra Nghị quyết về công tác phổ biến, giáo dục pháp luậtL nói riêng. Trong q trình hoạt động của mình, HĐND khơng chỉ chú ý tới việc ban hành các văn bản QPPL mà quan trọng hơn là phải chỉ đạo, giám sát hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xem đây là biện pháp hàng đầu trong việc đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn.

Đối với ủy ban nhân dân: Hằng năm, UBND cần chủ động xây dựng kế

chủ trương của Đảng, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các Đề án, Chương trình, Kế hoạch của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh và phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương. Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Để tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, phường Phương Lâm cần quán triệt và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao thực hiện tại Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và Quyết định 1521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ thường xuyên, gắn liền hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Coi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật “là nhiệm vụ chung của toàn bộ hệ thống chính trị”; trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, phường Phương Lâm cần chú trọng thực hiện công tác này. Không đánh đồng giữa quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với trách nhiệm thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cần phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc phường, các tổ chức đồn thể trong thực hiện cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Một mặt là trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật; mặt khác là tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Quan tâm tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng là một giải pháp để phường Phương Lâm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của toàn thể cán bộ và Nhân dân; góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm, phường Phương Lâm ban hành quyết định phê duyệt chương trình cơng tác Tư pháp, trong đó chỉ rõ, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phải được

ban hành kế hoạch cụ thể, gắn với đối tượng cụ thể và phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật qua thực tiễn ủy ban nhân dân phường phương lâm, thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 87 - 91)