Khái quát về quỹ bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại việt nam (Trang 49)

2.1.1. Khái niệm quỹ bảo hiểm xã hội

Theo nghiên cứu " Quỹ bảo hiểm xã hội và những giải pháp đảm bảo sự cân

đối ổn định giai đoạn 2000 - 2020", Trong hoạt động của đời sống xã hội cũng

như trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngồi những biến cố đã được con người tính tốn khoa học và được dự báo trước; con người luôn luôn phải đối mặt với những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Những sự kiện thiên nga đen có thể gây ra những tổn thất, hậu quả to lớn cả về mặt kinh tế, lẫn môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Do đó, con người đã phải đưa ra nhiều biện pháp để phòng ngừa, hạn chế và khắc phục những biến cố này.

Bảo hiểm là chế độ bù đắp thiệt hại, là sự san sẻ rủi ro giữa những người cùng tham gia, trên cơ sở những nguyên tắc, chuẩn mực đã được thống nhất trước. Bảo hiểm là cơng cụ quan trọng và có hiệu quả nhất để khắc phục hậu quả tổn thất khi xảy ra rủi ro. Đồng thời, bảo hiểm tạo ra nguồn vốn quan trọng để tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo C.Mác, khái niệm "bảo hiểm" là bao gồm bảo hiểm cho cả quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa người với tự nhiên trong quá trình tái sản xuất xã hội. Với nghĩa đó, bảo hiểm có 2 phần là: Bảo hiểm cho những "lỗ hổng" trong quá trình tái sản xuất và Bảo hiểm cho những "lỗ hổng" trong đời sống xã hội của lồi người.

Cùng với q trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại, BHXH đã xuất hiện và phát triển. Đến nay, chính sách BHXH đã được hầu hết các nước trên thế giới thực hiện và coi nó là một trong những chính sách quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia.

39

Bên cạnh đó, theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “BHXH là sự đảm bảo

thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động, khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm, nghỉ hưu, chết; gắn liền với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ đó cung cấp tài chính nhằm đảm bảo mức sống cơ bản cho bản thân người lao động và gia đình của người lao động, góp phần đảm bảo ổn định xã hội”.

Để có nguồn lực vật chất giúp bảo đảm hoặc thay thế thu nhập cho người lao động tham gia BHXH khi họ gặp phải rủi ro làm giảm, mất khả năng lao đông hoặc chết, nhằm đảm bảo đời sống cơ bản cho bản thân người lao động và gia đình họ cần phải có một cơ quan quản lý và thực hiện việc chỉ trả các chế độ BHXH - đó chính là quỹ BHXH. Như vậy, quỹ BHXH là một tổ chức

được giao quản lý hoạt động thu, chi và đầu tư tăng trưởng quỹ. Nguồn tài chính của quỹ hình thành chủ yếu từ đóng góp của các bên tham gia BHXH (người lao động, chủ sử dụng lao động và Nhà nước), sử dụng để bù đắp, hoặc thay thế thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khoẻ, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết; nhằm đảm bảo mức sống cơ bản cho bản thân người lao động và những người ruột thịt của người lao động trực tiếp phải ni dưỡng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội và phát triển kinh tế của đất nước.

Quỹ BHXH hình thành và hoạt động, đã tạo ra đã góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động, thân nhân của người lao động khi người lao động không may qua đời. Cơ sở hình thành quỹ BHXH do chính sách BHXH của mỗi quốc gia quy định. Nếu thực hiện theo mơ hình BHXH Nhà nước, các khoản chi BHXH được Nhà nước đài thọ. Mơ hình BHXH theo cơ chế đóng góp thì quỹ do các bên tham gia đóng góp theo những quy định của Luật. Theo cơ chế này thì nguồn tài chính quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau:

40

Thứ nhất, là từ đóng góp của NSDLĐ, NLĐ và sự đóng góp hoặc hỗ trợ

của ngân sách nhà nước trong một số trường hợp. Phần đóng góp này chiếm tỷ trọng lớn nhất của quỹ. Sự đóng góp của các bên phụ thuộc vào chính sách BHXH, vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước và phụ thuộc vào mơ hình thiết kế các chế độ BHXH.

Thứ hai, là từ lợi tức thu được khi tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi tương đối của quỹ. Do tính chất đặc thù của quỹ BHXH, nên trong quá trình hoạt động, tại một thời điểm, ln có một bộ phận của quỹ chưa sử dụng đến. Phần nhàn rỗi tương đối được đầu tư vào thị trường tài chính hoặc các hoạt động đầu tư khác để sinh lợi.

Thứ ba, là bộ phận được phân bổ từ tiền nộp phạt của những cá nhân và

41 Bảng 2.1: Tỷ lệ đóng BHXH ở một số quốc gia STT Quốc gia Mức đóng Hƣu trí, tử tuất Tất cả các chế độ NLĐ NSDLĐ Tổng NLĐ NSDLĐ Tổng Ghi chú

1 Brunei 8.5 8.5 17 8.5 8.5 17 Bao gồm Ốm đau TS+TNLĐ

2 Indonesia 2 4 6 2 7.24 9.24 NSDLĐ 3% ốm đau TS+0,24% TNLĐ

3 Lào 4.5 5 9.5 4.5 5 9.5 bao gồm Ốm đau TS+TNLĐ

4 Malaysia 11.5 13.5 25 11.5 14.75 26.25 NSDLĐ 1,25% TNLĐ 5 Philippin 3.33 7.07 10.4 4.83 8.77 13.6 NLĐ 1,5% Ốm đau TS

NSDLĐ 1,5% ốm đau TS +0,2% TNLĐ

6 Singapore 20 16 36 20 16 36 Bao gồm Ốm đau TS +TNLĐ

7 Thái Lan 3 3 6 5 5.2 10.2 NLĐ 1,5% Ốm đau TS+0,5 thất nghiệp;

NSDLĐ 1,5% ốm đau+0,2 TNLĐ+0,5% Thất nghiệp 8 Việt Nam 8 14 22 10,5 22 32,5 NLĐ 1,5% BHYT+ 1% thất nghiệp; NSDLĐ 3% ốm đau TS + 1% thất nghiệp + 1% TNLĐ + 3% BHYT 9 Hàn Quốc 4,5 4,5 9 8,14 8,99 17,13 NLĐ 3,45% Ốm đau TS+0,55% thất nghiệp; NSDLĐ 3,45% ốm đau TS+0,6% TNLĐ+0,8% Thất nghiệp 10 Trung Quốc 8 20 28 11 29 40 NLĐ 2% Ốm đau TS+1% thất nghiệp; NSDLĐ 6% ốm đau TS+1% TNLĐ+2% Thất nghiệp 11 Ấn Độ 12 17,61 29,61 13,75 22,36 36,11 NLĐ 1,75% Ốm đau TS NSDLĐ 4,75% Ốm đau TS Nguồn: Tổng hợp chính sách BHXH các nước

42

2.1.2. Vai trò của quỹ BHXH

Trong nền kinh tế thị trường, quỹ BHXH có vai trị rất to lớn và được thể hiện các mặt sau đây:

- Về chính trị- xã hội: Việc hình thành quỹ BHXH góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Khi người lao động ốm đau, hết tuổi lao động… nếu khơng có nguồn tài chính đảm bảo cho họ thì việc mất thu nhập có thể đưa họ tới con đường tệ nạn xã hội, góp phần gây mất ổn định về kinh tế, rối ren về chính trị và làm suy yếu đất nước. Những hiện tượng tiêu cực này sẽ được hạn chế nếu có quỹ BHXH chi trả cho họ khi họ gặp rủi ro để duy trì cuộc sống. Trên góc độ đó có thể nói rằng, quỹ BHXH đã góp phần tạo lập hệ thống an tồn chính trị- xã hội, giữ vững trật tự an ninh xã hội.

- Về kinh tế: quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập ngồi NSNN. Thơng qua q trình phân phối lại quỹ BHXH đã góp phần đảm bảo an tồn kinh tế cho ngừoi được bảo hiểm trước những biến cố rủi ro. Mặt khác, với chức năng phân phối lại theo ngun tắc “số đơng bù số ít”, BHXH góp phần ổn định và thúc đẩy sản xuất phát triển, khuyến khích động viên người lao động yên tâm làm việc.

- Về thị trường tài chính: Những khoản đóng góp của các chủ thể tham gia BHXH phần lớn được tích tụ lại mà chưa phải chi trả ngay do tính đặc thù của rủi ro mà người lao động gặp phải là rủi ro xuất hiện trong tương lai. Cùng với nguyên tắc có rủi ro thì mới chi trả, đặc điểm này làm cho các khoản đóng góp BHXH trở nên nhàn rỗi. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn tài chính nhàn rỗi của quỹ BHXH sẽ được chuyển vào thị trường tài chính như một sự vận động tất yếu. Hoạt động tích cực của quỹ BHXH trên thị trường tài chính sẽ khơng chỉ đơn thuần tài trợ vốn cho nền kinh tế mà còn làm giảm rủi ro thanh khoản và chuyển hóa tốt hơn thời hạn của cơng cụ tài chính.

43

2.1.3. Đặc điểm của quỹ BHXH

Là một quỹ tài chính nhưng được xây dựng để phục vụ cho các mục tiêu xã hội, vì vậy, khác với những loại quỹ tài chính thơng thường, quỹ BHXH có những nét đặc trưng riêng, cụ thể là:

Việc hình thành và hoạt động quỹ BHXH khơng vì mục tiêu lợi nhuận

Mục đích ra đời của quỹ BHXH là nhằm huy động sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ, ngân sách Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác để có thể đảm bảo chi trả các trợ cấp BHXH trong trường hợp người lao động bị giảm hoặc bị mất hẳn các khoản thu nhập thường xuyên từ lao động do gặp phải những “rủi ro xã hội” và những chi phí cho hoạt động thường xuyên của bộ máy BHXH. Khác với các công ty BHTM hay các quỹ đầu tư khác trên thị trường, trong kết cấu phí BHXH khơng tính đến lợi nhuận của bên bảo hiểm (ở đây là cơ quan BHXH). Trong q trình sử dụng quỹ, các chi phí chi trả trợ cấp BHXH chiếm phần lớn trong tổng chi, phần chi quản lý thường chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp và những chi phí này là những chi phí thực sự cần thiết đảm bảo cho cả hệ thống hoạt động bình thường.

Quỹ BHXH vừa có tính hồn trả vừa có tính khơng hồn trả

Tính hồn trả của quỹ BHXH: người lao động vừa là đối tượng tham gia và đóng góp BHXH, đồng thời họ cũng là đối tượng nhận trợ cấp, được chi trả từ quỹ BHXH cho dù chế độ, thời gian trợ cấp và mức trợ cấp của mỗi người khác nhau tuỳ thuộc vào những biến cố, rủi ro mà họ phải gặp, cũng như mức đóng góp và thời gian đóng góp BHXH của họ.

Tính khơng hồn trả của quỹ BHXH: mặc dù cùng tham gia và đóng góp BHXH, nhưng có người được hưởng trợ cấp nhiều lần và nhiều chế độ khác nhau, nhưng có những người được ít lần hơn thậm chí khơng được hưởng. Chính từ đặc điểm này nên một số đối tượng được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH thường lớn hơn nhiều so với mức đóng góp của họ và ngược lại. Điều đó thể hiện tính chất chia sẻ xã hội của hoạt động BHXH.

44

Quỹ BHXH cần phải được bảo tồn giá trị và bảo đảm an tồn về tài chính

Quỹ BHXH là “của để dành” của người lao động phịng khi ốm đau tai nạn, tuổi già. Vì vậy, quỹ BHXH phải tự bảo vệ mình trước những nguy cơ mất an tồn về tài chính. Xét tại một thời điểm cụ thể, quỹ BHXH ln có một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi để thực hiện nghĩa vụ chi trả trong tương lai. Lượng tiền này có nguy cơ biến động giảm giá trị do lạm phát. Do đó, bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH đã trở thành yêu cầu mang tính nguyên tắc trong quá trình hoạt động của BHXH.

Quỹ BHXH là hạt nhân của tài chính BHXH

Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia cũng như điều kiện lịch sử cụ thể trong từng thời kỳ. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì càng có điều kiện thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH.

Quỹ BHXH cùng với NSNN và tài chính doanh nghiệp hình thành nên hệ thống tài chính quốc gia. Tuy nhiên, mỗi bộ phận lại được tạo lập, sử dụng cho một mục đích riêng, gắn với một chủ thể nhất định và luôn độc lập với nhau trong quản lý và sử dụng.

Đồng thời, tài chính BHXH, NSNN và tài chính doanh nghiệp lại có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều chịu sự chi phối của pháp luật Nhà nước.

Bên cạnh những đặc trưng riêng có của quỹ BHXH, để làm rõ hơn bản chất của quỹ BHXH, cũng cần nghiên cứu, so sánh những sự giống và khác nhau giữa BHXH và BHTM.

BHTM là biện pháp chia sẻ tổn thất về mặt tài chính khi một người gặp phải một hay một số loại rủi ro nào đó, được bù đắp bởi một quỹ tiền tệ tập trung hình thành từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm cũng có khả năng gặp phải rủi ro đó, thơng qua hoạt động quản lý của các nhà kinh doanh bảo hiểm.

45

Hoạt động của BHTM là hoạt động kinh doanh kiếm lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm, tuân thủ theo nguyên tắc hạch tốn kinh tế. Theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo Luật kinh doanh bảo hiểm (2001), tr. 9.

BHTM có những đặc điểm khác với BHXH ở một số nội dung sau:

- Trong khi BHXH chỉ nằm trong lãnh thổ một quốc gia và chỉ tập trung vào các loại hình bảo hiểm liên quan đến con người thì phạm vi hoạt động của BHTM rất rộng, có mặt ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, có thể trải rộng xuyên quốc gia.

Xét theo phương thức quản lý có thể chia BHTM thành hai nhóm nghiệp vụ, đó là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.

"Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết", "bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ" theo Luật kinh doanh bảo hiểm (2001), tr. 11-12.

Thời hạn có hiệu lực điều chỉnh quan hệ giữa đối tượng tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thường là ngắn; chẳng hạn như bảo hiểm tai nạn giao thông các phương tiện vận tải thường là một năm; bảo hiểm một chuyến vận chuyển, chuyến du lịch, bảo hiểm nuôi trồng... thường là theo một chu kỳ hoạt động, kinh doanh của đối tượng.

Đối tượng tham gia BHTM có thể chọn các sản phẩm bảo hiểm với mức được bù đắp, bồi thường theo mức phí đóng góp và những điều kiện cụ thể khác như: tình trạng tài sản, tình trạng về sức khỏe, giới tính, điều kiện môi trường, lao động, sinh hoạt...được quy định trong hợp đổng bảo hiểm. Khơng có liên quan gì đến thu nhập của họ. BHTM chỉ bù đắp được một phần tổn thất khó khăn tạm thời, cấp bách cho người được hưởng bảo hiểm.

46

BHXH và BHTM có tính chất, đối tượng, phương thức và mục đích hoạt động khác nhau, nhưng có những ngun lý hoạt động mang tính phổ biến và nhất quán, mà bất kỳ loại hình bảo hiểm nào khi hoạt động cũng phải tuân thủ, đó là:

Thứ nhất, bảo hiểm là một hình thức hoạt động hỗ trợ lẫn nhau giữa

những đơn vị, cá nhân cùng tham gia bảo hiểm thực hiện theo nguyên tắc "cộng đồng - lấy số đông bù cho số ít”, nhằm phân tán rủi ro có thể gặp phải. Vì vậy, hoạt động bảo hiểm địi hỏi phải có số lượng người tham gia lớn mới đạt được mục đích phân tán rủi ro, tổn thất. Số người tham gia bảo hiểm càng đơng thì mức độ tổn thất được phân tán càng rộng, mức độ gánh chịu tổn thất của từng thành viên càng ít, hoạt động bảo hiểm càng có nhiều ý nghĩa xã hội và kinh tế. Hình thành được quỹ bảo hiểm tập trung càng lớn, mức độ an toàn quỹ bảo hiểm càng cao, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu chi

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)