Thực tiễn đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội ở một số quốc gia

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại việt nam (Trang 78 - 89)

2.4. Kinh nghiệm từ hoạt động đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội ở các nước trên thế

2.4.1. Thực tiễn đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội ở một số quốc gia

* Hoạt động đầu tƣ Quỹ BHXH tại Mỹ

Hệ thống các quỹ hưu trí cơng Mỹ (Các chương trình hưu trí xác định mức hưởng do các Bang quản lý)

68

Mỹ có hệ thống hưu trí cơng bao gồm các quỹ hưu trí cơng riêng lẻ do các Bang quản lý nhằm mục đích cung cấp các chế độ BHXH cho người lao động (bao gồm chế độ hưu trí, tử tuất và bảo hiểm tàn tật). Hệ thống này có hoạt động theo nguyên tắc thực thanh thực chi và có nguồn thu từ đóng góp an sinh xã hội do người lao động, chủ sử dụng lao động đóng, thuế từ người thụ hưởng có thu nhập ở mức cao và lợi nhuận từ quỹ tín thác dự phịng. Đóng góp an sinh xã hội được miễn thuế và chia đều giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên các khoản trợ cấp sẽ bị đánh thuế nếu tổng tiền hưu trí cao hơn một ngưỡng nhất định. Tuổi nghỉ hưu tại Mỹ tùy thuộc vào năm sinh và từ 65 đến 67 tuổi. Hiện tại Hệ thống hưu trí cơng của Mỹ có trên 222 quỹ đơn lẻ do các Bang quản lý với trên 17,5 triệu người tham gia và 7,3 triệu người thụ hưởng trên toàn quốc.

Tại Mỹ các quỹ hưu trí do các Bang quản lý đã cho thấy sự tích cực trong việc đầu tư vào năm 2010 và 2011, sau hai năm liên tiếp thua lỗ vào năm 2008 và 2009. Năm 2011, tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư là 410,6 tỷ USD, tăng 41% so với năm 2010 (với tổng lợi nhuận là 291 tỷ USD). Do các hệ thống hưu trí cơng của Mỹ đầu tư rất nhiều vào thị trường tài chính, lợi nhuận thu được phụ thuộc rất lớn vào các biến động của thị trường.

Tổng tài sản của các quỹ hưu trí cơng Mỹ đang quản lý vào khoảng 2.500 tỷ USD, trong đó 5 quỹ lớn nhất là của các Bang California, New York, Texas, Ohio và Florida.

Tỷ trọng đầu tư

Tổng tài sản và đầu tư của hệ thống hưu trí cơng do các tiểu bang quản lý đã tăng 14,6% năm 2011 lên 2.500 tỷ USD so với năm 2010. Tổng các tài sản và đầu tư của hệ thống này bao gồm các khoản tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, chứng khốn chính phủ (trái phiếu chính phủ liên bang, tiểu bang và địa phương) và phi chính phủ (trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp, chứng khoán

69

quốc tế và nước ngồi, cầm cố, tín thác...). Tuy nhiên có thể thấy cổ phiếu doanh nghiệp (873 tỷ USD) và chứng khốn quốc tế và nước ngồi (446 tỷ USD) là 2 cấu phần lớn nhất trong các loại hình đầu tư của hệ thống này.

Do các hệ thống hưu trí cơng của Mỹ đầu tư rất nhiều vào thị trường tài chính, lợi nhuận thu được phụ thuộc rất lớn vào các biến động của thị trường. Tại Mỹ các quỹ hưu trí do các Bang quản lý đã cho thấy sự tích cực trong việc đầu tư những năm gần đây. Sau hai năm liên tiếp thua lỗ vào năm 2008 (73,9 tỷ USD) và 2009 (613,5 tỷ USD), tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư năm 2011 đã bật lại mạnh mẽ lên 364,1 tỷ USD vào năm 2010 và 410,6 tỷ USD vào năm 2011.

* Hoạt động đầu tƣ Quỹ BHXH tại Canada

Chương trình hưu trí Canada (CPP) là một chương trình BHXH đóng góp dựa trên thu nhập. CPP cùng với An sinh hưu trí (OAS) cấu thành hai bộ phận lớn của hệ thống thu nhập hưu trí cơng của Canada. Đối tượng tham gia của CPP là tất cả người lao động Canada từ 18 tuổi trở lên có đóng góp một phần thu nhập vào chương trình hưu trí do nhà nước quản lý.

Năm 1997, dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính, Hội đồng Đầu tư CPP (CPPIB) được thành lập. Đây là cơ quan độc lập của chính phủ giám sát và đầu tư các quỹ do CPP quản lý. Hội đồng đầu tư CPP đã lập ra Quỹ dự trữ CPP. Hội đồng định kì hàng quý báo cáo về hoạt động của mình. Hội đồng này có một nhóm quản lý chuyên nghiệp giám sát các hoạt động của quỹ dự phòng CPP, đồng thời cũng lên kế hoạch thay đổi định hướng, và hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giải trình tuy nhiên lại độc lập với chính quyền liên bang.

CPPIB là tổ chức quản lý đầu tư chuyên nghiệp với một mục đích quan trọng - tạo nền tảng để người dân Canada xây dựng an sinh tài chính lúc về hưu. CPPIB đầu tư những tài sản mà hiện tại CPP chưa cần sử dụng để chi trả chế độ hưu trí, mất khả năng lao động và tử tuất.

70

Là cơ quan ủy thác của 18 triệu người tham gia và người hưởng lợi, mục tiêu chính của CPPIB là tạo ra lợi nhuận dài hạn cần để duy trì Chương trình hưu trí Canada qua nhiều thế hệ, bảo đảm sự bền vững của CPP. Phương pháp đầu tư của CPP tập trung vào các đặc trưng rủi ro/lợi nhuận của đầu tư hơn là các hạng mục đầu tư truyền thống.

Danh mục đầu tư của CPPIB gồm cổ phiếu công, cố phiếu tư nhân, trái phiếu, bất động sản, cơ sở hạ tầng và các loại hình đầu tư khác. Trong tổng số hơn 161 tỷ USD tài sản hiện nay, khoảng 65 tỷ USD được đầu tư trong nước, số còn lại được đầu tư trên toàn cầu.

Nằm trong số 10 quỹ hưu trí lớn nhất thế giới, CPPIB đang theo đuổi chiến lược góp phần vào sự bền vững lâu dài của CPP. Ước tính tài sản của CPPIB ước tính lên tới 275 tỷ USD năm 2020 và gần 500 tỷ năm 2040.

Tính đến cuối tháng 6 năm 2011, Hội đồng Đầu tư CPP quản lý khối lượng tài sản lên tới 153,2 tỷ USD. Đến 30 tháng 6 năm 2012, tổng giá trị tài sản của quỹ do CPPIB quản lý đã tăng lên 165,8 tỷ USD.

Năm 2012, quỹ do CPPIB quản lý đã tăng 13,4 tỷ USD lên 161,6 tỷ USD trở thành quỹ hưu trí lớn thứ 7 trên thế giới. Năm tài khóa 2012, Quỹ đạt được 9,9 tỷ USD lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận đầu tư đạt 6,6%. Lợi nhuận hàng năm trung bình 10 năm của Quỹ là 6,2%, cao hơn so với mục tiêu 4% tỷ lệ lợi nhuận dài hạn. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ nhất là giai đoạn 10 năm này chứng kiến hàng loạt những sụt giảm lớn của thị trường cổ phiếu.

Trong những năm gần đây, CPP lựa chọn đa dạng hóa đầu tư và thực hiện một loạt các chiến lược đầu tư chủ động. CPP tiếp tục đa dạng hóa danh mục đầu tư theo lớp tài sản, các đặc trưng rủi ro/lợi nhuận và địa lý với trọng tâm tăng đầu tư quốc tế. Danh mục đầu tư của Quỹ CPP bao gồm cổ phiếu, tài sản cố định (chủ yếu là trái phiếu chính phủ), và bất động sản (bất động sản và cơ sở hạ tầng). Đến tháng 6/20012, cổ phiếu công và tư nhân chiếm

71

khoảng 50,9% (khoảng 84,4 tỷ USD) tổng tài sản đầu tư, trong đó cổ phiếu công chiếm khoảng 34% và cổ phiếu tư nhân chiếm khoảng 16,9% tổng tài sản đầu tư. Đối với bất động sản, đầu tư bất động sản chiếm 10,7% và đầu tư vào cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 5,7%.

Kết thúc năm tài khóa 2011, tài sản do CPPIB quản lý là 148,2 tỷ USD, tăng 20,6 tỷ USD so với cùng kì năm trước. Phần gia tăng này bao gồm 5,4 tỷ USD tiền đóng góp của người tham gia và 15,2 tỷ USD tiền lợi nhuận đầu tư. Lợi nhuận đầu tư 12 tháng là 11,9%. Lợi nhuận trung bình hàng năm giai đoạn 5 năm là 3,3% và lợi nhuận trung bình hàng năm giai đoạn 10 năm là 5,9%.

* Hoạt động đầu tƣ Quỹ BHXH tại Nhật Bản

Trong những năm gần đây hệ thống hưu trí Nhật đã trải qua nhiều cuộc cải cách cả trong khối công cộng và tư nhân. Hệ thống hiện tại bao gồm Hệ thống Hưu trí Quốc gia và hưu trí nghề nghiệp cho NLĐ lĩnh vực cơng và tư. CSDLĐ có thể thiết lập Quỹ Hưu trí cho người lao động. Lao động tự tạo việc làm có thể tạo một tài khoản hưu trí tại Hiệp hội Quỹ Hưu trí Quốc gia.

Vào năm 2004, hưu trí cơng là mục tiêu chính trong một cải cách lớn, tự động điều chỉnh mức độ trợ cấp được thực hiện cho phép hệ thống hưu trí điều chỉnh linh hoạt với những thay đổi về kinh tế và nhân khẩu.

Hiện tại sự phát triển về nhân khẩu học tại Nhật tạo ra một thách thức lớn. Quốc gia này có dân số già hóa nhanh nhất thế giới. Trên thực tế rất nhiều nhà quan sát coi Nhật là đất nước có dân số già nhất hiện nay. Tỷ lệ người già phụ thuộc hiện nay của Nhật là 30 và tỷ lệ này sẽ lên tới 74 vào năm 2050. Cũng trong thời gian này dân số Nhật sẽ giảm từ 128 triệu người xuống 102. Ngồi ra, tuổi thọ bình qn của người Nhật là vào hàng cao nhất thế giới.

Tuy nhiên tài sản hưu trí hiện tại là khoảng 548,9 tỷ Euro và dự kiến chỉ tăng trưởng khoảng 1% mỗi năm cho tới 2015.

72 Quỹ Đầu tư Hưu trí Chính phủ (GPIF)

Thành lập năm 2001 và được tái cấu trúc vào năm 2006, GPIF là một tổ chức độc lập quản lý và đầu tư tài sản của Quỹ Hưu trí Quốc gia và quỹ Bảo hiểm Hưu trí cho người lao động Nhật. Quỹ Đầu tư Hưu trí Chính phủ là quỹ hưu trí lớn nhất thế giới với tổng tài sản lên tới 1,4 nghìn tỷ USD tính tới 2012.

Quỹ có nguyên tắc đầu tư là “an toàn” và “hiệu quả” về lâu dài (theo Luật Bảo hiểm Hưu trí cho người lao động, Luật Hưu trí Quốc gia). Theo các luật này, “an toàn” đồng nghĩa với việc rủi ro cho việc đầu tư chỉ ngang bằng với rủi ro của trái phiếu trong nước, “hiệu quả” đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả đầu tư mà không phải tăng tỷ lệ rủi ro bằng cách đa dạng hóa đầu tư tài sản.

Tỷ trọng đầu tư

Chế độ hưu trí liên quan trực tiếp tới mức lương của NLĐ, tuy nhiên trên thị trường lại khơng có loại tài sản đầu tư nào có mối liên hệ với tỷ lệ tăng trưởng của lương. Do đó GPIF cố gắng tối ưu hóa chiến lược đầu tư trung hạn của mình, sử dụng mối tương quan dài hạn giữa lợi nhuận tài sản đầu tư với tỷ lệ tăng trưởng của lương để đưa ra kế hoạch đầu tư trung hạn. Kế hoạch này sẽ được xem xét lại 5 năm một lần (tuy nhiên kế hoạch vẫn được đánh giá lại trước định kỳ nếu cần thiết).

Ngồi ra vì quỹ GPIF có quy mơ rất lớn, GPIF rất thận trọng khi đánh giá tới tác động của hoạt động đầu tư của mình tới thị trường.

GPIF đầu tư 79,8% tổng tài sản của mình vào các tài sản nội địa trong đó 63% vào trái phiếu trong nước, 13% vào cổ phiếu Nhật và 4% vào các tài sản ngắn hạn. Trong đó các khoản đầu tư được xem xét đánh giá để đầu tư thụ động (với mục đích tìm kiếm lợi nhuận dài hạn) hay đầu tư chủ động (tìm kiếm cơ hội thu lợi ngắn hạn do thay đổi từ giá).

73 Lợi tức

Trong những năm qua GPIF có tỷ lệ lợi nhuận tăng trưởng là 1,6%. Tuy nhiên xu hướng trong tương lai của quỹ là mở rộng đầu tư vào các thị trường mới mở để đa dạng hóa tài phân bổ tài sản và bù đắp cho những khoản thanh tốn hưu trí ngày càng tăng.

* Hoạt động đầu tƣ Quỹ BHXH tại Trung Quốc

Như nhiều nước Đông Nam Á khác, Trung Quốc đang đối mặt với tốc độ tăng dân số già. Vào năm 1990, chỉ có 6% dân số từ 65 tuổi trở lên. Nếu tỷ lệ sinh giảm thì tốc độ già hóa sẽ tiếp tục gia tăng, Liên hiệp quốc dự báo đến năm 2030 Trung Quốc sẽ có 16,5% dân số từ 65 tuổi trở lên trong khi tỷ lệ thanh niên dưới 14 tuổi ít hơn 14,6%, so với năm 2012 tỷ lệ này là 20%. Hay như số liệu của IMF, độ tuổi bình quân của Trung Quốc năm 2005 là 32,5 tuổi thì đến 2050 độ tuổi bình quân sẽ tăng lên là 48 tuổi và dân số già sẽ chiếm 39% dân số của Trung Quốc cùng thời điểm.

Quỹ BHXH bảo đảm mọi cá nhân được trợ cấp và hỗ trợ tài chính khi tuổi già, thất nghiệp, ốm đau, tai nạn lao động và sinh đẻ ở mức cơ bản. Nguồn kinh phí để chi trả các chế độ này chủ yếu trên cơ sở đóng góp của NLĐ và CSDLĐ.

Cấu trúc chính của hệ thống này là hệ thống lương hưu, hệ thống BHXH của Trung Quốc là trợ cấp lương hưu là nó bao gồm hai trụ cột được biết như là quỹ bảo trợ xã hội. Trụ cột thứ nhất được gọi là trụ cột ủy thác nơi mà các quỹ được đặt tại các chính quyền địa phương, trụ cột này không được hỗ trợ và theo phương thức thực thanh thực chi. Trụ cột thứ hai là hệ thống theo mức độ đóng góp theo từng tài khoản hưu trí cá nhân. Tỷ lệ đóng góp hay tỉ lệ thay thế và quản lý quỹ được quyết định bởi chính quyền địa phương.

Cấu thành của cơ chế hưu trí Trung quốc được tổng hợp như sau: Độ tuổi được hưởng hưu trí nam bắt đầu 60 tuổi và nữ là 55 tuổi.

74

Cư dân thành thị phải đóng góp cho quỹ đủ 15 năm thì mới nhận được các chế độ từ quỹ hưu trí. Cá nhân đóng góp khơng q 8% lương tháng và chủ sử dụng đóng góp 20% tháng lương.

Lợi tức của quỹ hưu trí gồm hai phần: phần lợi tức cố định tương đương 20% lương bình quân vùng/năm trước khi nghỉ hưu, và một khoản lợi tức dựa trên số tổng đóng góp vào thời điểm người lao động nghỉ hưu chia cho 120 và chỉ số lương cũng được tính yếu tố lạm phát.

Hệ thống hưu trí hiện tại được giám sát các cấp chính quyền địa phương vì vậy các chính quyền cơ sở chịu trách nhiệm cho các khoản thiếu hụt của quỹ trong khi chính phủ trung ương đóng vai trị bao cấp vốn. Vào năm 2009, Trung Quốc đã khởi động một chương trình hưu trí cho cư dân nơng thơn. Cư dân khi đạt 60 tuổi thì sẽ được nhận 55 tệ/tháng dưới dạng thanh tốn hưu trí cơ bản. Ngày nay nông dân chiếm 49% dân số Trung Quốc. Kế hoạch này sẽ được áp dụng cho toàn quốc vào năm 2020.

Quỹ An sinh xã hội quốc gia (NSSF)

NSSF không là một phần của hệ thống hưu trí tuy nhiên nó có vai trị quan trọng trong hế thống hưu trí với chức năng tạo vốn bù đắp cho sự suy giảm của quỹ do sự già hóa dân số, quỹ NSSF được thành lập vào năm 2000 và hiện đang trong tình trạng tích lũy, nó được giám sát và quản lý với hội đồng của quỹ BHXH mà được thành lập cùng thời điểm. Quỹ An sinh xã hội Quốc gia Trung Quốc được thành lập nhằm mục đích giải quyết các vấn đề già hóa dân số Trung Quốc thơng qua việc quản lý một quỹ dự trữ tích lũy bởi Chính phủ Trung ương Trung Quốc nhằm đáp ứng các nhu cầu chi trả chế độ an sinh xã hội trong tương lai.

Quỹ An sinh xã hội Quốc gia Trung Quốc được hình thành thành từ các nguồn tài chính sau (số liệu năm 2010):

75

Vốn và tài sản sinh ra từ khấu trừ cổ phần của các công ty nhà nước (12%)

Quỹ phúc lợi công xổ số (8%)

Vốn từ các nguồn khác do Nhà nước chuyển (9%) Lợi nhuận từ đầu tư (36%)

Trong 10 năm qua, quỹ NSSF đã tăng nhanh, năm 2000 tổng quỹ là 12,6 tỷ USD, đến năm 2011 tổng quỹ đã đạt 136 tỷ USD, chiếm 18% GDP của Trung Quốc.

Chính sách đầu tư của quỹ NSSF dựa trên nền tảng tính thanh khoản và danh mục được đầu tư vì vậy quy định yêu cầu tỷ lệ gửi tiết kiệm và trái phiếu chính phủ phải chiếm ít nhất 50% tổng tài sản, 10% được đầu tư dưới dạng tiết kiệm, tối đa 10% đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và tổng đầu tư vào cổ phiếu và các quỹ đầu tư là 40%. Năm 2003, quỹ NSSF bắt đầu thực hiện việc quản lý một phần tài sản dưới hình thức ủy thác đầu tư. Vào năm 2005, 5

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tại việt nam (Trang 78 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)