Pháp luật về đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn trước Cách

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn theo pháp luật việt nam (Trang 27 - 28)

1.4. Pháp luật Việt Nam về đảm bảo quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn

1.4.1 Pháp luật về đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn trước Cách

trƣớc Cách mạng tháng 8 năm 1945

Trước Cách mạng tháng Tám, nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến. Giai cấp địa chủ phong kiến và thực dân Pháp đã đặt ra những luật lệ nhằm duy trì quan hệ sản xuất phong kiến, duy trì quan hệ HN&GĐ lạc hậu, gây ảnh hưởng tư tưởng tư sản về HN&GĐ thể hiện trong việc truyền bá các quy định lạc hậu của Bộ dân luật Pháp vào Việt Nam nhằm duy trì và củng cố địa vị thống trị ở Việt Nam. Với chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã chia nước ta thành ba miền, mỗi miền có bộ dân luật riêng để áp dụng. Theo đó, miền Bắc áp dụng quy định trong Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931; miền Trung áp dụng quy định trong Bộ dân luật Trung Kỳ 1936 hay cịn gọi là Hồng Việt Trung kỹ hộ luật và miền Nam áp dụng quy định trong Bộ pháp quy giản yếu 1883.

Do quan hệ HN&GĐ ở mỗi miền được điều chỉnh bởi bộ luật riêng nên các vấn đề kết hôn, ly hôn, quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ và con … được quy định khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là các bộ luật trên đều thể hiện ý chí của giai cấp thực dân – phong kiến. Pháp luật thời kỳ này có rất ít các điều khoản về đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn. Bởi lẽ, pháp luật được xây dựng trên tinh thần Nho giáo, hôn nhân không tự do “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, đa thê và xác lập quyền tối cao chế độ gia đình gia trưởng. Với quan niệm “trọng nam, khinh nữ”, pháp luật thời kỳ Pháp thuộc phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Con ngồi giá thú khơng có quyền nhận cha, mẹ trước tịa án.

20

Điều 174 Bộ dân luật Bắc Kỳ (1931) quy định: “Phàm con hoang vơ thừa nhận,

thì khơng được phép thưa trước Tịa án để truy nhận gốc tích cha mẹ là ai.” Đặc biệt, pháp luật thời kỳ này có sự phân biệt đối xử với con ngoại tình hay con loạn luân. Điều 168 Bộ dân luật Bắc Kỳ (1931) quy định: “Nếu là con loạn luân

hay con ngoại tình của người mẹ, thì hộ lại khơng được đăng ký khai nhận đứa con hoang ấy. Nếu hộ lại trót đăng ký sự khai nhận đứa con loạn ln hay con ngoại tình đó, thì sự khai nhận ấy coi như khơng và vơ hiệu.” Mặt khác, nếu con

còn ở chung với cha, mẹ thì khơng có quyền có tài sản riêng, cha mẹ được quyền xin giam cầm con cái (Điều 108 Dân luật Bắc Kỳ). Điều 27 Dân luật Bắc kỳ có quy định: “Cha mẹ cịn sống thì con phải thuộc quyền cha mẹ, mà cứ lý thì

khơng được có tài sản riêng”. Có thể thấy dù có sống chung với cha mẹ hay cha

mẹ ly hơn thì con cái dường như khơng có quyền tài sản và quyền tài sản tất yếu phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ.

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn theo pháp luật việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)