Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn theo pháp luật việt nam (Trang 87 - 89)

*Hoàn thiện cơng tác xét xử của tịa án

Tịa án là một cơ quan có vai trị rất quan trọng trong việc thực thi pháp luật, trong việc đảm bảo quyền lợi của con cái thì việc đưa ra các bản án như tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn, mức cấp dưỡng nuôi con trong bản án quyết định,… ảnh hưởng không nhỏ đến các con. Tòa án nhân danh nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho các con, xem xét nguyện vọng của con trực tiếp với cái nhìn khách quan để ra những quyết định làm sao để trẻ không phải thiệt thòi và bị tâm lý khi cha mẹ ly hôn. Do vậy việc nâng cao nghiệp vụ của thẩm phán, tính hiệu quả của cơng tác xét xử cần:

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ kịp thời cho thẩm phán để đội ngũ thẩm phán luôn được nâng cao về kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ trong công tác xét xử, đặc biệt cần quan tâm hơn đến đội ngũ thẩm phán tại những vùng khó khăn cần thiết tăng thêm nguồn nhân lực cho những vùng miền khó khăn nhằm hỗ trợ giải quyết án nhanh hơn.

- Tăng cường công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, đổi mới tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án như việc đề cập đến thời hiệu trong vấn đề mức cấm dưỡng nuôi con.

- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu.Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện làm việc cho các Tịa án; tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động Tịa án ví dụ trong việc khó khăn lấy ý kiến của trẻ có thể thay vì lấy trực tiếp thì ta có thể áp dụng việc lấy trực tuyến qua online như vậy vẫn đảm bảo được tính cơng khai minh bạch tính chính xác từ lời khai của trẻ ngồi ra dễ dàng giải quyết án từ nhanh chóng trong thời kì dịch bệnh hiện nay.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan trong q trình giải quyết các vụ án tranh chấp trong hơn nhân gia đình, vụ việc ly hôn.

80

*Hồn thiện cơng tác kiểm sát

Đối với VKS có vai trị giám sát công tác xét xử, công tác thi hành án cần luôn nâng cao chất lượng công tác kiểm sát khi tiến hành các vụ án tranh chấp hơn nhân gia đình và các quyết định thi hành án theo yêu cầu như giao con, cấp dưỡng nuôi con bằng cách sau:

- Bố trí Kiểm sát viên có năng lực để làm cơng tác kiểm sát giải quyết các vụ việc hơn nhân gia đình; chỉ đạo kịp thời và thường xuyên công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc hơn nhân gia đình theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp tự đào tạo, tự nghiên cứu để nâng cao năng lực, kỹ năng của cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hơn nhân gia đình theo quy định của pháp luật. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của VKS theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự để hạn chế thiếu sót, thực hiện đầy đủ các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong lĩnh vực này.

- Lãnh đạo Viện tổ chức cho Cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát án hơn nhân gia đình rút kinh nghiệm ở đơn vị mình thơng qua các thơng báo rút kinh nghiệm của VKS nhân dân tỉnh và các VKS cấp cao mà đơn vị nhận được.

*Hồn thiện cơng tác thi hành quyết định bản án có hiệu lực của cơ quan THADS

Khi nhắc đến đảm bảo quyền lợi cho trẻ em khi ly hôn, những quyết định THADS liên quan thường sẽ là yêu cầu cấp dưỡng nuôi con, yêu cầu giao con cho nên khi tiến hành thi hành án dân sự đối với các quyết định thi hành án như trên cần:

- Chấp hành viên phải dành thời gian nghiên cứu văn bản pháp luật hiện hành; thận trọng và có tinh thần trách nhiệm trong việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ: xác minh điều kiện thi hành (điều kiện về mức lương của người cấp dưỡng ni con, hồn cảnh sống của người trực tiếp ni con), áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án (khấu trừ vào lương thu nhập của người

81

chịu trách nhiệm cấp dưỡng), biện pháp ngăn chặn cấm xuất nhập cảnh đối với trường hợp người phải giao con cho người con lại ni dưỡng có ý định không thực hiện nghĩa vụ và trốn khỏi nơi cư trú.

- Luôn nâng cao bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ chấp hành viên để xây dựng một bộ máy thi hành án ngày càng tốt hơn, đặc biệt là đội ngũ chấp hành viên ở những địa bàn địa hình hiểm trở đi lại khó khăn cần hỗ trợ thêm nguồn nhân lực giúp việc sao cho đảm bảo giải quyết án nhanh hơn tránh sự tồn động trong thi hành án dân sự

*Hồn thiện cơng tác phối hợp của chính quyền địa phương cơ quan thẩm quyền liên quan đến vấn đề hơn nhân gia đình, vấn đề về trẻ em và đẩy mạnh việc tuân thủ chấp hành pháp luật của toàn dân trong đời sống hàng ngày

Đối với cơ quan thẩm quyền liên quan đến vấn đề hơn nhân gia đình, vấn đề về trẻ em, chính quyền địa phương cần ln tun truyền các văn bản pháp luật đến người dân như Luật HN&GĐ năm 2014, luật chống bạo lực gia đình nhằm tổ chức các chương trình bổ túc pháp luật đến quần chúng nhân dân nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Hội phụ nữ, ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em cần tuyên truyền bằng cách tổ chức các buổi tọa đàm về ni dưỡng chăm sóc trẻ đến những người làm cha làm mẹ. Đối với trẻ em học sinh vẫn còn đang học tại ghế nhà trường cần rèn luyện ý thức cho các em từ nhỏ, nhà trường cần đưa các kiến thức pháp luật vào trong các bài học cho trẻ em..

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn theo pháp luật việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)