Pháp luật về đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn từ Cách

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn theo pháp luật việt nam (Trang 28 - 34)

1.4. Pháp luật Việt Nam về đảm bảo quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn

1.4.2. Pháp luật về đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn từ Cách

Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

a. Pháp luật về đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 – 1954.

Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thực dân Pháp vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Ngày 23/9/1945 thực dân Pháp bắt đầu công cuộc xâm lược miền Nam đã đe dọa nghiêm trọng nền độc lập dân tộc. Ngay sau khi thực dân Pháp gây hấn ở Sài Gịn thì Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi đồng bào Nam bộ đoàn kết, kiên quyết kháng chiến đến cùng. Tháng 12/1946, thực dân Pháp tấn công Hà Nội và các thành phố khác. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ trong toàn quốc. Một nhà nước vừa ra đời đã phải đối phó với giặc ngoại xâm, do vậy những vấn đề về pháp lý chưa thể thay đổi ngay để phù hợp với tính chất của Nhà nước mới. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại. Chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu khơng thể xóa bỏ dễ dàng và nhanh chóng. Những phong tục, tập quán lạc hậu đã ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân khơng thể xóa bỏ trong thời gian ngắn. Với bối cảnh lịch sự lúc bấy giờ, ngay sau khi vừa giành được chính quyền, Nhà nước ta chưa thể

21

ban hành ngay một đạo luật nhằm điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ. Theo Sắc lệnh ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho phép áp dụng có chọn lọc các quy định trong các bộ dân luật cũ. Bên cạnh đó, trong nội dung của cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa, Đảng và Nhà nước ta đã vận động nhân dân thực hiện phong trào “đời sống mới” nhằm xóa bỏ những hủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống HN&GĐ. Năm 1946 Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hịa ra đời. Với sự pháp triển nhanh chóng của xã hội và sự thay đổi nhận thức của toàn dân, các quy định trong các Bộ dân luật cũ khơng cịn phù hợp, có những quy định đã đi trái với quyền tự do, dân chủ của con người và cản trở bước tiến của xã hội. Trước tình hình đó, năm 1950, Nhà nước đã ban hành hai sắc lệnh quy định về HN&GĐ, đó là Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159-Sl ngày 17/11/1950. Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, trong đó vấn đề liên quan đến con cái được đề cập đến ở các điều 8, điều 9, điều 11. Việc xóa bỏ quyền “trừng giới” của cha mẹ đối với con: cha mẹ khơng có quyền xin giam cầm con cái khi chúng phạm lỗi (Điều 8). Bảo vệ quyền của người con ngoài giá thú, Sắc lệnh cho phép “người con hoang vơ thừa nhận có quyền thưa trước Tịa án để truy nhận cha hoặc mẹ cho mình” (Điều 9). Bảo vệ quyền thừa kế của vợ, chồng và các con, Điều 11 quy định: “Trong lúc còn sinh thời, người chồng góa

hay vợ góa, các con đã thành niên có quyền xin chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết sau khi đã thanh toán tài sản chung của vợ chồng”. Nếu Sắc lệnh số 97/SL mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng mà chưa đề cập tới vấn đề ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hơn thì những hạn chế này đã từng bước được khắc phục ở Sắc lệnh số 159/SL. Đặc biệt nhất là việc bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên khi cha mẹ ly hôn được quy định cụ thể trong Sắc lệnh: “Điều 6: Toà án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con

vị thành niên để ấn định việc trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng.Hai vợ chồng đã ly hơn phải cùng chịu phí tổn về việc ni dạy con, mỗi người tùy theo khả năng của mình.”Quy định này đã đánh dấu thêm một điểm mới của pháp

22

khơng cịn là lý do quá quan trọng để phân chia nghĩa vụ giữa cha và mẹ, nó chỉ cịn giữ vai trị đối với việc bồi thường khi một trong hai bên có lỗi với người kia, cịn vợ chồng dù ly hôn hay khơng thì vẫn phải có nghĩa vụ chịu phí tổn ni dạy con. Với hoàn cảnh xã hội và điều kiện của nước ta thời bấy giờ, giai đoạn này có những hạn chế về các hậu quả pháp lý khi ly hôn là điều dễ hiểu.

b. Pháp luật về đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam (1955-1975).

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đã giành được thắng lợi. Song cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước chưa hoàn thành, một nửa đất nước được giải phóng cịn một nửa đất nước vẫn nằm dưới ách thống trị của Đế Quốc. Đế quốc Mỹ hất cẳng Pháp, áp đặt chính sách thực dân kiểu mới ở Miền Nam nước ta và thể hiện dã tâm chia cắt lâu dài của đất nước ta. Trong giai đoạn lịch sử này, dưới ngọn cờ lãnh đạo thống nhất của Đảng, nhân dân cả nước đã tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc với mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến lên thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà.

Ở miền Bắc, sau ngày được hồn tồn giải phóng, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Quan hệ sản xuất phong kiến – cơ sở của chế độ HN&GĐ phong kiến bị xóa bỏ. Trong khi trước đó những biểu hiện lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến vẫn còn tác động mạnh mẽ vào đời sống xã hội, ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của quần chúng nhân dân. Hai Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950 mới chỉ khẳng định nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình và xóa bỏ một số luật lệ cũ gây cản trở hôn nhân tự do, tiến bộ. Trước tình hình đó cần phải xây dựng một chế độ HN&GĐ mới cho phù hợp với việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng mới là cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1951 đến năm 1958, Ban soạn thảo dự Luật HN&GĐ đã

23

tiến hành điều tra, khảo sát thực tế các quan hệ HN&GĐ ở các vùng thuộc miền Bắc. Dự Luật HN&GĐ đã được Quốc hội khóa I kỳ họp thứ 11 thơng qua ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước công bố theo Sắc lệnh số 2-SL ngày 13/1/1960 (sau đây gọi là Luật HN&GĐ năm 1959). Luật HN&GĐ năm 1959 đã khẳng định rõ “thực hiện mục đích của hơn nhân trong chế độ ta là xây dựng

những gia đình dân chủ, hịa thuận, hạnh phúc”. Một trong bốn nguyên tắc mà

Luật HN&GĐ năm 1959 xây dựng được là nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái. Luật năm 1959 đã ghi nhận nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái sau khi cha mẹ ly hôn như: Khi chia tài sản của vợ chồng phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái; Vợ chồng đã ly hơn vẫn có mọi nghĩa vụ và quyền lợi đối với con chung; Về nguyên tắc, con cịn bú phải do mẹ phụ trách. Người khơng giữ con vẫn có quyền thăm nom, săn sóc con; phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con cái, từ đó quyết định việc giao cho ai trơng nom, nuôi nấng và giáo dục con cái chưa thành niên khi ly hôn,.Vợ chồng đã ly hơn phải cùng chịu phí tổn về việc ni nấng và giáo dục con. Vì lợi ích của con cái, khi cần thiết, có thể thay đổi việc ni giữ hoặc việc góp phần vào phí tổn ni nấng, giáo dục con cái; Việc trông nom, nuôi nấng và giáo dục con cái, việc góp phần vào phí tổn ni nấng và giáo dục con cái sẽ do hai bên, …. Nhìn chung, Luật HN&GĐ năm 1959 cơ bản đã làm tròn được chức năng là văn bản pháp lý hoàn chỉnh đầu tiên của nhà nước XHCN Việt Nam, góp phần xóa bỏ hồn tồn tàn dư phong kiến về mặt pháp lý HN&GĐ, đặt nền móng vững chắc cho chế độ hôn nhân tiến bộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con cái khi cha mẹ ly hôn.

Ở miền Nam, từ cuối năm 1954 đến tháng 3 năm 1975, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để thể hiện chính sách thống trị của chúng ở miền Nam, trong đó có các văn bản pháp luật và quy định về những vấn đề hơn đề nhân gia đình bao gồm: Luật gia đình ngày 02/01/1959 dưới chế độ Ngơ Đình Diệm; Sắc luật năm 1964 ngày 23/7/1964 dưới chế độ của Nguyễn Khánh và Bộ dân luật ngày 20/12/1972 dưới chế độ của Nguyễn Văn Thiệu. Dù ban hành vào các thời điểm khác nhau, song nhìn chung các văn bản này đã có những chuyển biến vượt bậc trong quy định về yếu tố bình đẳng trong

24

quan hệ HN&GĐ. Chế độ hôn nhân kiểu cũ bị xóa bỏ; hơn nhân một vợ một chồng được ghi nhận; quyền gia trưởng đã có nhiều biến đổi khơng cịn chiếm vị trí tuyệt đối. Sắc luật 15/64 đã xóa bỏ những quy định khơng hợp lý của luật gia đình. Khi lên cầm quyền, Nguyễn Văn Thiệu cho ban hành bộ Dân luật Sài Gòn 1972 cơ bản dựa trên Sắc luật 15/64 nhưng đã được soạn thảo, sửa đổi sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội và phục vụ nhu cầu của mình. Tuy nhiên, việc giải quyết hậu quả của vấn đề ly hôn về đảm bảo quyền của con vẫn chưa được đặt ra một cách rõ ràng. Vấn đề tài sản và quyền nuôi dưỡng, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hơn được tịa xem xét quyết định trên cơ sở đánh giá lỗi của các bên. Ví dụ như việc “Người khơng có lỗi đương nhiên được ni con

dưới 16 tuổi” vẫn cịn gây nhiều hạn chế, chưa thật sự quan tâm đến quyền của

người con vì điều này có thể khơng đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của đứa trẻ.

Nhìn lại một cách tổng quan, các quy định về HN&GĐ thời kỳ này vẫn còn mang tư tưởng gia trưởng, lạc hậu, là cơng cụ để bảo vệ chính quyền phản động tay sai, đi ngược lại với lợi ích của tồn dân ta. Quyền và lợi ích của người con khi cha mẹ ly hơn chưa được đảm bảo ở giai đoạn này.

c. Pháp luật về đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn trong giai đoạn cả nước thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1976 đến nay).

Trong bối cảnh đất nước thay đổi nhiều về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, Luật HN&GĐ năm 1959 về cơ bản không thể phù hợp với sự phát triển mau chóng của xã hội. Hiện tại, địi hỏi cần có những quy định cụ thể và đầy đủ hơn nhằm điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ theo yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Việc ban hành Luật HN&GĐ mới là một tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. Tại kỳ họp thứ 12, Quốc hội khóa VII, dự thảo Luật HN&GĐ mới đã được thông qua vào ngày 29/12/1986 và được công bố ngày 3/1/1987 (gọi là Luật HN&GĐ năm 1986). Luật HN&GĐ năm 1986 gồm 57 điều được chia thành 10 chương, đối với trẻ em trong luật này bảo vệ dựa trên hai nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và các con nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Luật

25

HN&GĐ năm 1986 là sự kế thừa và phát triển của Luật HN&GĐ năm 1959 góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa, thật sự dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc về bền vững; thúc đẩy sự nghiệp xây dựng về bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Về vấn đề hậu quả pháp lý sau ly hôn liên quan đến con cái, Luật HN&GĐ năm 1986 điều chỉnh quy định khi chia tài sản phải bảo vệ quyền lợi của con cái sửa thành bảo vệ quyền lợi người con chưa thành niên. Đối tượng được pháp luật quan tâm ở đây đã trở nên cụ thể hơn do những người con bị ảnh hưởng và chịu thiệt thịi hơn chính là những người con cịn nhỏ này.

Ngồi ra, Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định việc người không nuôi giữ con phải đóng góp phí tổn ni dưỡng, giáo dục con, nếu người khơng ni giữ con trì hỗn hoặc lẩn tránh việc đóng góp, thì TAND quyết định khấu trừ vào thu nhập hoặc buộc phải nộp những khoản phí tổn đó. Đây là một biện pháp mới nhưng đầy tính thuyết phục để đảm bảo cha hoặc mẹ bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi cấp dưỡng cho con.

Sau Luật HN&GĐ năm 1986 thì Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan hệ kinh tế, xã hội thay đổi có tác động khơng nhỏ tới các quan hệ HN&GĐ. Để bảo vệ những thành quả đã đạt được trong quan hệ HN&GĐ, đồng thời nhằm phát huy vai trò của các cá nhân, cơ quan, tổ chức…. trong việc tiếp tục xây dựng và củng cố chế độ HN&GĐ tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của đất nước, Luật HN&GĐ năm 2000 đã xác định nhiệm vụ là phải “góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hơn nhân gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của Việt Nam, nhằm xây dựng một gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững” [26, Điều 1]

Về đảm bảo quyền của con khi cha mẹ ly hơn, Luật HN&GĐ năm 2000 đã có một số thay đổi như: quy định cha hoặc mẹ khơng trực tiếp ni con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn

26

tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con [26, Điều 56]; cả cha cả mẹ vẫn có nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, giáo dục, ni dưỡng khi con ở trong những trường hợp như trên; nếu không thỏa thuận được thì Tịa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp ni, nếu các bên khơng có thỏa thuận khác [26, Điều 92].

Hiện nay, các quan hệ HN&GĐ trong đó có vấn đề đảm bảo quyền của con khi cha mẹ ly hôn được quy định trong Luật HN&GĐ năm 2014. Luật này được xây dựng một mặt nhằm bảo đảm tính đồng bộ với các quy định khác hiện hành (như Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Dân sự,…). Mặt khác, nó thể hiện những quan điểm có tính chiến lược về yêu cầu nâng cao chất lượng, sự bền vững của hôn nhân gia đình, luật đã củng cố và vận dụng để đảm bảo nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là đảm bảo quyền

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn theo pháp luật việt nam (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)