nhóm các quy định về bảo vệ quyền lợi của con và xử lý các hành vi vi phạm nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn
2.1.1. Quy định về xác định và thực hiện các nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi ly hôn con khi ly hôn
a. Quy định xác định và thực hiện nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục sau khi cha, mẹ ly hôn
Theo Điều 81của Luật HN&GĐ năm 2014 thì: “1. Sau khi ly hơn, cha mẹ vẫn
có quyền, nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”. Như vậy, Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 không nhằm xác lập nghĩa vụ mới cho cha mẹ. Bởi lẽ, việc trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con là nghĩa vụ “đương nhiên” của cha mẹ, có từ khi con được sinh ra và khơng phụ thuộc vào tình trạng hơn nhân của cha mẹ. Theo đó, sau khi ly hơn con vẫn có quyền được cha mẹ trông nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục bao gồm con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, con đã thành niên khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Trong đó, khoản 1 Điều 21 BLDS năm 2015 quy định về người chưa thành niên: “Người chưa thành niên là người
33
chưa đủ 18 tuổi.” Đồng thời theo Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em;
được Đại hội đồng Liên hợp quốc thơng qua ngày 20/11/1989 có quy định: “Trong phạm vi Công ước này; trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi; trừ
trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Ngồi ra, đối tượng con là người thành niên mất năng lực hành vi dân sự
được cha mẹ trơng nom, chăm sóc, giáo dục sau khi ly hơn được xác định theo quy định tại Điều 22 BLDS năm 2015, phải thỏa mãn hai điều kiện: bị mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình và họ phải được đặt trong tình trạng bị tồ án tun bố mất năng lực hành vi dân sự theo u cầu của người có quyền, lợi ích liên quan trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Mặt khác, hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam thì khơng có quy định về khái niệm “mất khả năng lao động”và “khơng có tài sản”.
Có thể khẳng định, khoản 1 Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng không nhằm giới hạn nội dung các quyền và nghĩa vụ đối với con sau khi ly hơn của cha mẹ mà chỉ có tác dụng nhắc nhở về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với con. Về nguyên tắc, tất cả các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con đều được duy trì sau khi ly hơn vì các quyền và nghĩa vụ ấy được xác lập trên cơ sở quan hệ cha, mẹ, con chứ không phải quan hệ hơn nhân của cha và mẹ.Do đó, khơng cần phải liệt kê trong một quy định cụ thể, trong khung cảnh luật thực định hiện nay pháp luật Việt Nam thừa nhận sau khi ly hơn cha mẹ tiếp tục duy trì các nghĩa vụ nhưđại diện, bồi thường thiệt hại, quản lý và định đoạt tài sản đối với con…
Thứ nhất, về quyền và nghĩa vụ đại diện cho con. Quyền đại diện cho con là
quyền nhân thân của cha mẹ đối với con cái, đặc biệt là đối với con chưa thành niên. Việc đại diện cho con được quy định tại Điều 73 Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó, về nguyên tắc, cha hay mẹ có quyền và nghĩa vụ đại diện cho con dựa trên nguyên tắc chung và trực tiếp. Dù khơng có quy định rõ ràng của luật viết, vẫn có thể khẳng định rằng trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc đại diện cho con ngay cả
34
khi cha mẹ ly hôn. Chỉ trong trường hợp khi con chưa thành niên khơng cịn cha, mẹ, không xác định được cha mẹ hoặc cả cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự bị tòa hạn chế quyền của cha mẹ thì khi đó người con chưa thành niên mới cần sự giám hộ của người khác, và khi đó người giám hộ mới có thể đại diện cho con chưa thành niên khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Thực tế, quy định về quyền và nghĩa vụ đại diện của cha mẹ cho con được đặt ra chủ yếu là nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên. Đối với con thành niên mà bị mất hành vi năng lực dân sự thì cha mẹ chỉ đại diện cho người con đó khi cha mẹ với tư cách là người giám hộ. Trong trường hợp cha và mẹ ly hơn, thì con chưa thành niên sẽ được giao cho một trong hai người trông nom, nuôi dưỡng hoặc người khác nuôi dưỡng trong một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ khi giải quyết vấn đề giao con chưa thành niên cho cha hoặc mẹ trơng nom, chăm sóc, giáo dục, ni dưỡng khơng đề cập đến việc đại diện cho con, tuy nhiên chúng ta hiểu rằng khi cha mẹ đã ly hôn vẫn có đầy đủ quyền này với con dù cho con chỉ do một bên trực tiếp nuôi dưỡng hoặc do người khác nuôi dưỡng. Đây là một quy định hoàn toàn hợp lý nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con.
Thứ hai, về nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do con gây ra khi cha mẹ ly hôn. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác dẫn đến phát sinh trách nhiệm bồi thường của cha mẹ. Vậy câu hỏi đặt ra, ai là người sẽ phải bồi thường thiệt hại do con gây ra trong trường hợp cha mẹ đã ly hôn. Pháp luật HN&GĐ Việt Nam khơng có quy định riêng về vấn đề này. Điều 74 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự”. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra. Cha mẹ chỉ được miễn trừ trách nhiệm bồi thường trong trường hợp con chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực
35
tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra; hoặc trường hợp con mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra [30, Điều 559].Có thể thấy,dù trong
hơn nhân hay sau khi hôn nhân đổ vỡ, việc bồi thường thiệt hại do con gây ra cũng khơng thể nói chỉ là trách nhiệm của người đang trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng con mà là nghĩa vụ của cả cha và mẹ. Bởi lẽ, ly hôn không làm thay đổi nghĩa vụ của cha và mẹ đối với con cái về mặt pháp lý tuy rằng trong thực tế, người trực tiếp nuôi con thông thường sẽ đứng ra chịu trách nhiệm với các khoản bồi thường do hành vi gây thiệt hại của con. Song phải hiểu rằng cả cha và mẹ đều phải có trách nhiệm liên đới về bồi thường thiệt hại cho con và không thể viện bất kỳ lý do nào để trốn trách nghĩa vụ.
Thứ ba, việc quản lý và định đoạt tài sản của con là quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ được phát sinh từ trong hơn nhân và nó được tiếp tục sau khi chấm dứt quan hệ hơn nhân. Luật HN&GĐ năm 2014 có những quy định về đặc biệt về vấn đề tài sản riêng của con, việc quản lý và định đoạt tài sản đó của cha mẹ để đảm bảo các quyền tài sản của con được bảo vệ. Trước tiên, con có quyền có tài sản riêng và sau khi ly hơn người thông thường sẽ quản lý tài sản riêng của con chính là người trực tiếp ni dưỡng, chăm sóc con. Để đảm bảo quyền lợi của con, pháp luật quy định con dưới 15 tuổi hoặc con bị mất năng lực hành vi dân sự thì cha mẹ có nghĩa vụ quản lý tài sản cho con và có quyền định đoạt tài sản của con. Ngược lại, con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý hoặc nhờ cha, mẹ quản lý giúp. Đây nghĩa vụ mà cha mẹ phải thực hiện, không được trốn tránh hoặc thối thác. Có thể nói, trong vấn đề quản lý tài sản và định đoạt tài sản của con sau khi ly hơn khơng có sự thay đổi về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. Song cần phải đảm bảo rằng nếu người trực tiếp nuôi con là người có trách nhiệm quản lý tài sản của con thì người khơng trực tiếp nuôi con sẽ thực hiện giám sát vấn đề này vì đây là trách nhiệm chung của cha mẹ đối với con cái của mình mà khơng phải của riêng ai cả.
36
Như vậy, trong khung cảnh luật thực định hiện nay khơng có bất kỳ quy định ngoại lệ nào về việc thực hiện nghĩa vụ “đương nhiên” của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hơn. Vì vậy, có thể khẳng định sau ly hôn dù con được giao cho một bên cha hoặc mẹ ni dưỡng thì các nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, giáo dục, đại diện, bồi thường thiệt hại, quản lý và định đoạt tài sản của con vẫn được thực hiện theo nguyên tắc “thực hiện chung và trực tiếp”. Theo đó cha mẹ phải là người tích cực, chủ động thực hiện các nghĩa vụ đối với con và phải là người trực tiếp thực hiện quyền đó. Điều này là hoàn toàn hợp lý nhằm đảm bảo rằng con được thụ hưởng quyền, lợi ích hợp pháp một cách tồn vẹn và tốt nhất.
b. Quy định xác định và thực hiện việc giao con cho một bên cha, mẹ nuôi dưỡng
Hậu quả của ly hơn dẫn đến việc cha mẹ khơng cịn chung sống với nhau và tách thành hai hộ riêng biệt. Tuy nhiên, quyền được sống chung và được cha, mẹ trực tiếp nuôi là quyền cơ bản của con. Sau khi cha mẹ ly hôn, con cái là người phải chịu nhiều thiệt thòi về tâm lý, tình cảm. Do đó, Luật HN&GĐ Việt Nam đã quy định về việc giao con cho một bên cha, mẹ trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Nói cách khác, việc một bên cha, mẹ trực tiếp nuôi dưỡng con vừa là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của cha, mẹ.
Thực tế, việc giao con cho ai nuôi dưỡng, giáo dục là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi ích hợp pháp của con, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con trong tương lai nên pháp luật Việt Nam quy định:
“2. Vợ,chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của
mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp khơng thỏa thuận được thì Tịa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
37
Như vậy, việc trông giữ con phải được quyết định trên cơ sở đảm bảo lợi ích của con. Trên cơ sở đó, pháp luật ghi nhận sự thoả thuận của cha mẹ trong việc quyết định người trực tiếp ni con. Bởi lẽ, con cái chính là máu mủ ruột rà của cha mẹ, cha mẹ nào cũng thương yêu con, cũng muốn gần gũi và chăm sóc cho con. Việc cha mẹ thỏa thuận với nhau về việc ai là người trực tiếp nuôi dưỡng con thông thường là vì họ hiểu được con ở với ai sẽ có điều kiện phát triển tốt nhất. Thực tế, đa số trường hợp, các thỏa thuận của vợ và chồng đều tính đến lợi ích của con, nhất là dến sự cần thiết của việc bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lành mạnh và tồn diện của con. Nhưng khơng loại trừ khả năng vợ và chồng, khi thỏa thuận, đã coi nhẹ các lợi ích đó [19]. Nếu trong trường hợp thuận tình ly hơn, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định rõ về việc Tòa án có quyền xem xét thỏa thuận về việc trông giữ con và chỉ định người trông giữ con sau khi ly hôn nếu xét thấy thỏa thuận này khơng đảm bảo lợi ích của con [28, Điều 55]. Tuy nhiên, trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên thì lại khơng đề cập đến vấn đề này.
Mặt khác, nếu cha mẹ không thoả thuận được về người trực tiếp ni con thì Tồ án phải can thiệp và quyết định người trực tiếp nuôi con trên cơ sở xem xét thật kỹ mọi mặt quyền lợi của con. Khi xem xét giao con cho ai trực tiếp ni dưỡng Tịa án phải xem xét một cách cẩn trọng và chính xác các yếu tố theo khoản 2, Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 dựa trên quyền lợi mọi mặt của con bao gồm ba yêu tố. Một là, yếu tố về đạo đức, lối sống của người trực tiếp nuôi con được đặt lên hàng đầu vì nếu người trực tiếp ni con có lối sống không tốt, không quan tâm đến cuộc sống và nhu cầu hàng ngày của con thì dù họ có điều kiện kinh tế tốt đến đâu, quyền lợi của người con vẫn không được đảm bảo. Khơng ai có thể n tâm giao những đứa trẻ cho người cha hoặc người mẹ suốt ngày rượu chè, cờ bạc, đánh đập, chửi rủa con cái, coi con cái là gánh nặng... Hơn nữa, khi phải sống với người cha hoặc mẹ có đạo đức khơng tốt thì khơng những ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con mà vấn đề vật chất cũng khó có thể được bảo đảm. Khi quyết định, Tồ án nên xem xét trước khi ly hơn thì ai là người thường xuyên ở bên cạnh con và chăm sóc con, gắn bó với con
38
nhiều hơn để tránh thiệt thòi cho con. Hai là, về khả năng kinh tế của người trực tiếp nuôi con. Bởi lẽ, người trực tiếp ni con là người có trách nhiệm đảm bảo cuộc sống mọi mặt cho con, họ nuôi con theo khả năng của mình, nguồn thu nhập mà họ có được thường là nguồn chủ yếu và ổn định để nuôi con. Tuy nhiên khả năng kinh tế không phải là yếu tố quyết định, bởi vì chúng ta khơng thể chỉ xem xét một cách nhất thời mà khơng có sự đề phịng cho tương lai. Ví dụ một người cha làm nghề buôn bán và một người mẹ là giáo viên. Mặc dù thu nhập của người cha cao hơn người mẹ nhưng xét về tính ổn định thì nguồn thu nhập của người mẹ là ổn định hơn. Vì vậy cần xem xét một cách cẩn thận khi tìm hiểu từng vấn đề để đảm bảo cho đứa trẻ một cuộc sống tốt nhất có thể. Ba là, mơi trường sống là yếu tố có tác động trực tiếp đến nhân cách cũng như tính cách của đứa trẻ. Sau khi ly hơn, vợ chồng đều có quyền có cuộc sống mới của mình. Quan hệ mẹ kế, cha dượng, con chung, con riêng luôn là một vấn đề nhạy cảm. Khi phải sống trong môi trường như thế, những đứa trẻ thường phải chịu những thiệt thòi và cảm thấy mặc cảm với bạn bè đồng lứa. Khi giải quyết, Tòa án cần