Tổng quan về việc áp dụng pháp luật Việt Nam về đảm bảo quyền lợi của

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn theo pháp luật việt nam (Trang 56)

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về đảm bảo quyền lợi của con

2.2.1. Tổng quan về việc áp dụng pháp luật Việt Nam về đảm bảo quyền lợi của

con cái khi cha mẹ ly hôn

2.2.1. Tổng quan về việc áp dụng pháp luật Việt Nam về đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn. lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn.

Trong những năm gần đây, nhu cầu ly hôn của các cặp vợ chồng ngày càng tăng cao do vậy việc giải quyết ly hôn và các tranh chấp giữa vợ và chồng cũng tăng cao. Tòa án đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong giải quyết các vụ việc về HN&GĐ, góp phần làm ổn định các quan hệ gia đình, thực hiện và bảo vệ tốt quyền của các thành viên trong HN&GĐ, đặc biệt là đảm bảo quyền, lợi ích liên quan của trẻ em trong quan hệ HN&GĐ. Theo số liệu thống kê của TAND tối cao, từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2020 TAND các cấp đã thụ lý tổng cộng 1.210.867 vụ án việc về HN&GĐ, trong đó số vụ đã giải quyết là 1.101.577 vụ. Cụ thể như sau:

+ Đối với công tác xét xử sơ thẩm

Bảng 2.1: Bảng số liệu số vụ việc HN&GĐ đã thụ lý và giải quyết ở cấp sơ thẩm Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng Tổng số vụ việc đã thụ lý 206395 236040 225205 245326 286044 1199010 Tổng số vụ việc đã giải quyết 178135 (86%) 203391 (86%) 210423 (93%) 230606 (94%) 268544 (93,88%) 1091099 (91%) Nguồn: [Vụ Tổng hợp TANDTC] – Phụ lục

49

Dựa trên số liệu bảng 2.1 cho thấy:

Trong 5 năm trở lại đây, từ năm 2016 đến năm 2020, tổng số vụ việc HN&GĐ tại tòa án nhân dân các huyện, tỉnh trên cả nước đã thụ lý ở cấp sơ thẩm chiếm số lượng lớn, trung bình trên 240.000 vụ/năm. Năm 2020, số vụ việc tòa án thụ lý cao nhất lên tới 286.044 vụ. Việc giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình ở cấp sơ thẩm đạt tỷ lệ cao. Ở hai năm 2016 và năm 2017 lần lượt tổng số vụ việc đã được tòa án hai cấp giải quyết trên tổng số vụ việc đã thụ lý là đều đạt tỷ lệ khoản 86%. Từ năm 2018 cho thấy công tác xét xử các vụ việc HN&GĐ không ngừng chú trọng, nâng cao với tỷ lệ dao động cao nhất lên khoảng 93% đến 94% và các vụ việc không ngừng tăng theo mỗi năm thêm hàng nghìn vụ.

+ Đối với công tác xét xử phúc thẩm:

Bảng 2.2:Bảng số liệu số vụ việc HN&GĐ đã thụ lý và giải quyết ở cấp phúc thẩm

Nguồn: [Vụ Tổng hợp TANDTC] – Phụ lục

Tổng số vụ việc HN&GĐ đã được các tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa án nhân dân cấp cao thụ lý tương đối lớn nhưng khơng đều. Năm 2017 tịa án thụ lý tới 2850 vụ, nhiều hơn 136 vụ so với năm 2016, nhưng đến năm 2018 chỉ có 2118 vụ, giảm tới 732 vụ sau đó những năm 2019 đến năm 2020 số lương các vụ giảm dần khoảng sấp xỉ 100 đến 200 vụ số với năm trước đó. Tỷ lệ giải quyết các vụ việc HN&GĐ ở cấp phúc thẩm của tòa án tăng dần qua các năm. Các con số trên thể hiện công tác xét xử các vụ việc HN&GĐ ở cấp phúc thẩm không ngừng được nâng cao và đạt kết quả cao trên 80%, thậm chí có những năm đạt trên 90%.

+ Đối với công tác xét xử tại các cấp giám đốc thẩm và tái thẩm

Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng Tổng số vụ việc đã thụ lý 2714 2850 2118 2032 1824 11538 Tổng số vụ việc đã giải quyết 2217 (82%) 2407 (84%) 1972 (93%) 1910 (94%) 1724 (94,5%) 10230 (88,7%)

50

Bảng 2.3: Bảng số liệu số vụ việc HN&GĐ đã thụ lý và giải quyết ở cấp giám đốc thẩm, tái thẩm

Nguồn: [Vụ Tổng hợp TANDTC] – Phụ lục

Căn cứ bảng số liệu 2.3 cho thấy:

Tỷ lệ giải quyết các vụ việc HN&GĐ ở cấp giám đốc thẩm, tái thẩm của tòa án tăng dần qua các năm từ năm 2016 đến năm 2020.

+ Năm 2016, tổng số vụ việc HN&GĐ toà án đã thụ lý và giải quyết ở cấp giám đốc thẩm, tái thẩm là 24/38 vụ, đạt tỷ lệ 63%;

+ Năm 2017, vụ việc HN&GĐ toà án đã thụ lý và giải quyết ở cấp giám đốc thẩm, tái thẩm đạt tỷ lệ 70% với tổng số 54/77 vụ;

+ Năm 2018, tổng số vụ việc HN&GĐ toà án đã giải quyết trên tổng số vụ việc đã thụ lý là 63/75 vụ, chiếm tỷ lệ 84%.

+ Năm 2019, vụ việc HN&GĐ toà án đã thụ lý và giải quyết ở cấp giám đốc thẩm, tái thẩm đạt tỷ lệ 84% với tổng số 58/69 vụ;

+ Năm 2020, tổng số vụ việc HN&GĐ toà án đã giải quyết trên tổng số vụ việc đã thụ lý là 48/60 vụ, chiếm tỷ lệ 80%.

Ta có thể thấy rõ được sự chuyển biến tích cực trong cơng tác giải quyết các vụ việc dân sự nói chung và vụ việc HN&GĐ nói riêng của tịa án. Thể hiện phần nào chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ trong ngành tịa án khơng ngừng chuyển biến, nâng cao, chú trọng từ việc giải quyết chính xác ngay từ cấp sơ thẩm. Công tác kiểm tra những hồ sơ vụ án đã được giải quyết, phát hiện những sai sót cũng được tịa án đặc biệt để ý, góp phần nâng

Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng Tổng số vụ việc đã thụ lý 38 77 75 69 60 319 Tổng số vụ việc đã giải quyết 24 (63%) 54 (70%) 63 (84%) 58 (84%) 48 (80%) 248 (77,7%)

51

cao hiệu quả giải quyết các vụ việc, đặc biệt trong công tác giải quyết các vụ việc HN&GĐ.

Trong các án về HN&GĐ, tỷ lệ án có liên quan và ảnh hưởng đến con cái chiếm tỷ lệ khá cao. Bảng số liệu dưới đây cho ta thấy rõ tỷ lệ này:

Bảng 2.4: Bảng số liệu số vụ việc HN&GĐ đã giải quyết ở cấp sơ thẩm từ năm 2016 đến năm 2020 Loại vụ án và việc HN&GĐ Đặc điểm vợ, chồng, con trong vụ án ly hôn Tổng số vụ việc đã giải quyết Vợ, chồng từ 18 đến 30 tuổi Số vụ án có con chƣa thành niên A. Loại vụ án 1.Vụ án ly hôn 223.538 (22,27%) 291.400 (29,03%) 1.003.651 (100%) 2. Vụ án liên quan đến HN&GĐ 1328 (6,85%) 2456 (12,67%) 19.384 (100%) B. Loại việc 11.118 (16,22%) 13.204 (19,27%) 68.532 (100%) Nguồn: [Vụ Tổng hợp TANDTC] – Phụ lục

Căn cứ vào số liệu bảng 2.4 tác giả đưa ra một số phân tích như sau:

+ Số vụ ly hôn trong các gia đình trẻ tăng đáng kể và chiếm tỷ lệ cao, trên 20% số vụ ly hôn thuộc về các cặp vợ chồng từ 18-30 tuổi, nhiều vụ ly hôn khi mới kết hơn năm. Trong đó Số vụ án ly hơn có con chưa thành niên chiếm tới 29,03% số vụ án ly hôn đã giải quyết trong 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020. + Số vụ án HN&GĐ liên quan đến con cái như tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, tranh chấp về cấp dưỡng trong các gia đình trẻ,… xảy ra tương đối nhiều (19.384 vụ trong 5 năm). Trong đó, số vụ án có con chưa thành niên chiếm tới 12,67% số vụ án đã giải quyết.

+ Trong số các loại việc liên quan đến HN&GĐ như u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, u cầu cơng nhận thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con, yêu cầu hạn chế quyền cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn, … Số loại việc HN&GĐ có con chưa thành niên đã được Tòa án giải quyết chiếm tới 19,27% số vụ án đã giải quyết trong 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020.

52

Số vụ việc HN&GĐ có con chưa thành niên chiếm tỉ cao trên tổng số các vụ việc đã giải quyết trong vòng 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020.

Ngun nhân chính dẫn đến tình trạng ly hơn tăng cao như hiện nay được xác định là do mâu thuẫn gia đình, kinh tế khó khăn, bạo hành vợ con và các loại tệ nạn xã hội... Đây là một trong những căn cứ giúp Tịa án giải quyết việc ly hơn và các vụ việc HN&GĐ. Đối với những gia đình trẻ, họ dễ dàng đến với nhau rồi lại dễ dàng chia tay, thế nhưng những mất mát đổ vỡ lớn nhất lại không phải là đối với những cặp vợ chồng. Đối tượng mất mát lớn nhất ở đây là các con, phần lớn con cái có độ tuổi dưới vị thành niên sẽ phải chịu những tác động nặng nề về cả thể chất lẫn tinh thần. Các bé có thể trở thành đối tượng trong các vụ án tranh chấp quyền nuôi con, tranh chấp về cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn. Một điểm cho thấy tòa án nhân dân cũng như cơ quan ban ngành ngày càng quan tâm hơn vấn đề liên quan đến HN&GĐ liên quan đến trẻ em đặc biệt là sau khi luật HN&GĐ năm 2014 đang được áp dụng vào đời sống đó là việc áp dụng mơ hình “Tịa án gia đình và người chưa thành niên”. Việc ra đời của Tịa gia đình và người chưa thành niên trong tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân là dấu ấn quan trọng, một trong những thành tựu của tiến trình cải cách tư pháp. Đây là bước đi cụ thể nhằm triển khai có hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, phát triển gia đình Việt Nam; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng. Thành lập Tịa gia đình và người chưa thành niên chứng tỏ cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền trẻ em, thông qua việc xây dựng một hệ thống tư pháp trẻ em tồn diện mà Tịa gia đình và người chưa thành niên là trung tâm, với sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Đây cũng là phương thức để thực hiện nguyên tắc Hiến định về việc xét xử kín đối với người chưa thành niên [27, khoản 3, Điều 10]. Thực tiễn công tác xét xử cho thấy, các vụ việc hôn nhân gia đình có

những đặc thù riêng, xuất phát từ quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình. Khi giải quyết các vụ việc về lĩnh vực này, cùng với yêu cầu phải tuân thủ các quy định của pháp luật, phải chú ý đến yếu tố

53

tâm lý, tình cảm, đạo đức, truyền thống của dân tộc; trong đó yếu tố pháp lý và yếu tố tình cảm đan xen vào nhau giữa các bên trước, trong và cả sau quá trình giải quyết vụ việc. Vụ việc hơn nhân gia đình có thể đã được giải quyết, nhưng khác với các vụ việc dân sự thông thường, các bên trong vụ việc HN&GĐ vẫn bị ràng buộc với nhau về trách nhiệm đối với con chung; về đạo đức truyền thống và có thể kéo dài suốt cuộc đời họ. Bên cạnh đó, việc giải quyết các vấn đề gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm lý của từng thành viên trong gia đình, có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến định hướng phát triển của trẻ em là thành viên trong gia đình do vậy để quyền lợi của trẻ luôn là sự ưu tiên hàng đầu thì việc ra đời Tịa án gia đình và người chưa thành niên như một thành tựu mà tòa án đã đạt được nhằm giải quyết được tốt hơn những vụ án lắt léo vụ án gia đình và đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho trẻ em, đặc biệt những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình khơng trọn vẹn.

Ngoài ra các cơ quan khác như viện kiểm sát nhân dân luôn xác định công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, HN&GĐ là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá do vậy xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả.. Việc sát sao của viện kiểm sát được thể hiện qua công tác kiểm tra giám sát thể hiện qua các thông báo rút kinh nghiệm. Đối với các vụ việc, vụ án liên quan đến lĩnh vụ hôn nhân và gia đình Viện kiểm sát đã có tới trên 30 thơng báo rút kinh nghiệm nhằm hướng tới giải quyết triệt để những sai sót, vướng mắc trong q trình giải quyết án của tịa án. Còn phải kể đến là cơ quan thi hành án dân sự, tòa án giải quyết càng nhiều vụ án, vụ việc hơn nhân gia đình thì cơ quan thi hành án dân sự cũng cho ra khơng ít quyết định thi hành án. Các vụ liên quan đến cấp dưỡng nuôi con khi được cơ quan thi hành án dân sự thụ lý thì các chấp hành viên khi nhận hồ sơ cũng luôn giải quyết kịp thời làm sao cho người cấp dưỡng luôn được nhận khoản cấp dưỡng nuôi con theo đúng quy định, các vụ giao con luôn được sử dụng các biện pháp kịp thời để người được tịa giao quyền ni con sớm thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, hạn chế tối đa vấn đề khi tịa tun cho người A được nuôi con nhưng người B không thực hiện đúng theo đúng quyết định của tịa và khơng giao con cho người A chăm sóc theo đúng quy

54

định. Cuối cùng, các cơ quan ban ngành như Bộ tư pháp, chính quyền địa phương , cơ quan truyền thơng cơ quan báo chí đã dùng nhiều cách thức khác nhau để truyền đạt về luật HN&GĐ năm 2014 đến với từng vùng miền từng địa phương góp phần triển khai thi hành luật một cách kịp thời, phổ biến rộng đến mọi miền trên tổ quốc.

2.2.2. Những sai sót, vƣớng mắc, bất cập trong áp dụng pháp luật Việt Nam về đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn

a. Những vướng mắc bất cập trong vấn đề nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn

Thứ nhất, điều kiện cha, mẹ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với con: pháp luật quy định độ tuổi và khả năng của con là điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con. Theo quy định tại Điều 21 BLDS năm 2015, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp cha, mẹ ly hôn khi con chưa đủ 18 tuổi, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải chi trả tiền cấp dưỡng để đảm bảo quyền lợi cho con về tài sản cho đến khi con trưởng thành.

Tuy nhiên tại một vụ án đình đám tại TAND TP.HCM xét xử vào năm 2019 đã ghi nhận về trường hợp cha mẹ cấp dưỡng cho con trên 18 tuổi. HĐXX TAND TP.HCM sẽ tuyên án vụ ly hôn và tranh chấp tài sản chung vợ chồng giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo (46 tuổi) và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên).Tại toà, riêng về phần ni con và cấp dưỡng, ơng Vũ trình bày rằng sẽ thực hiện việc cấp dưỡng từ năm 2013 cho đến khi bốn người con của ông bà học xong đại học.Tại phần phát biểu quan điểm giải quyết vụ án, đại diện VKSND TP.HCM đề nghị toà ghi nhận sự tự nguyện cấp dưỡng luôn đối với người con đã thành niên của ông Vũ. Bản án phúc thẩm ngày 5-12-2019 của TAND Cấp cao tại TP.HCM đã tun xử cơng nhận thuận tình ly hơn giữa bà Thảo và ông Vũ. Về cấp dưỡng, tịa cơng nhận sự tự nguyện của bà Thảo về việc nuôi bốn người con, ông Vũ cấp dưỡng 2,5 tỉ đồng mỗi người con/năm từ năm 2013 đến khi học xong đại học. Vấn đề đặt ra là theo Luật HN&GĐ 2014, ơng Vũ khơng có trách nhiệm phải cấp dưỡng cho người con đã thành niên, nhưng trong bản án trên tòa

55

vẫn ghi nhận sự tự nguyện cấp dưỡng nuôi con của ông cho các con kể cả khi con ông đủ 18 tuổi.

Ngoài ra, Điều 110 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình trong trường hợp khơng sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.Vấn đề đặt ra là, luật hơn nhân và gia đình cũng như luật trẻ em năm 2016, được sửa đổi, bổ sung năm 2018 không đưa ra khái niệm cụ thể về “nuôi dưỡng” cũng

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn theo pháp luật việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)