1.5. Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về đảm bảo quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn của con khi cha mẹ ly hôn
Thứ nhất, đảm bảo quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn trong Luật Gia đình Serbia.
Trong luật gia đình hiện đại, con cái là chủ thể mà luật gia đình quan tâm điều chỉnh. Trong giai đoạn lịch sử trước đây, trọng tâm của luật gia đình là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, sau đó đến những lý thuyết về sự tồn tại của mối quan hệ tương quan giữa các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và quyền của con. Trong luật gia đình hiện đại đứa trẻ trở thành người nắm giữ các quyền độc lập, nhưng cũng có quyền tham gia vào việc ra quyết định trong các vấn đề quan trọng liên quan đến trẻ em, “quyền độc lập” được coi là một bước quan trọng trong vị thế của trẻ em trong luật gia đình.
Theo luật gia đình của Serbia, quyền trẻ em được quy định rõ ràng trong một chương riêng biệt. Đạo luật Gia đình 2005 quy định về các nguyên tắc liên quan
27
đến đứa trẻ như: lợi ích tốt nhất của trẻ em, nguyên tắc công bằng các quyền của trẻ em ngoài giá thú với quyền trẻ em trong giá thú, nguyên tắc đánh đồng quyền của trẻ em được nhận làm con nuôi đối với quyền của con nuôi. Đây là sự cụ thể hóa ngun tắc khơng phân biệt đối xử với trẻ em nói chung. Đảm bảo lợi ích của trẻ em khi cha mẹ ly hơn được đạo luật gia đình Serbia ghi nhận, điều chỉnh. Theo đó, con cái có quyền quyết định sống cùng với ai khi cha mẹ không sống cùng nhau [18, Điều 60/4]. Trong luật cũng quy định rằng, một đứa trẻ có quyền được sống với cha mẹ của mình, quyền được chăm sóc bởi cha mẹ của mình, các quyền của một đứa trẻ được sống với cha mẹ của mình chỉ có thể bị giới hạn bởi tịa án quyết định, nếu đó là lợi ích tốt nhất của đứa trẻ. Đạo luật Gia đình Serbia 2005 cũng tạo ra một thủ tục đặc biệt để bảo vệ quyền trẻ, do vậy trong trường hợp có tranh chấp xảy ra mà ngay trong trường hợp cụ thể là cha mẹ ly hơn thì tịa án sẽ được cung cấp bởi một quyền hạn đặc biệt để bảm đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ. Lúc này, trẻ em có thể được tiếp nhận tất cả các thơng tin cần thiết một cách hợp lý hợp lệ, được bày tỏ ý kiến của mình.
Thứ hai, đảm bảo quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn theo Bộ luật dân sự Cộng Hòa Pháp
Pháp là một quốc gia tiêu biểu trên thế giới sử dụng hệ thống tư pháp Dân luật (Civi Law). Thành công của Bộ luật dân sự Pháp chính là tầm ảnh hưởng của nó đem lại đối với luật dân sự trên toàn thế giới. Bộ luật dân sự Pháp là biểu tượng cho sự ổn định và khả năng vượt thời gian. Nhận thấy rằng đối với mảng hơn nhân gia đình tuy bộ luật dân sự Pháp khơng có những điều luật quy định sâu cụ thể xong cơ bản một số điều luật mà trong bộ luật dân sự Pháp nói đến đều thể hiện ngun tắc hơn nhân bình đẳng tự nguyện một vợ một chồng trước pháp luật và đặc biệt vấn đề đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn cũng được quy định.
Ở nước ta tại thời điểm còn là thuộc địa của Pháp, hai vấn đề ly hôn và li thân là nét đặc trưng mà Pháp đã áp dụng vào nước ta và nó chính là những nét tương đồng với BLDS Pháp. BLDS Pháp quy định ly hôn tại Chương I, Thiên VI, Quyển thứ nhất của BLDS Pháp trong đó quy định rõ, đối với trường hợp vợ
28
chồng thuận tình ly hơn, thẩm phán có thể từ chối phê chuẩn thỏa thuận của các bên và không giải quyết ly hôn nếu thỏa thuận này khơng đảm bảo đầy đủ lợi ích của con hoặc một trong hai bên [47, Điều 254]. Trong trường hợp khơng phải thuận tình ly hơn, thẩm phán lúc này sẽ đưa ra các biện pháp cần thiết trên cơ sở xem xét thỏa thuận của các bên nhằm đảm bảo cuộc sống của mỗi bên, của con cái cho đến khi quyết định ly hơn có hiệu lực. Ngồi ra, biện pháp đảm bảo quyền lợi của con cái cũng được đề cập tới: “Con cái được bảo đảm tuyệt đối cha mẹ không được viện dẫn các vấn đề liên quan đến con để làm căn cứ yêu cầu ly hôn hoặc làm căn cứ bào chữa” [47, Điều 259 (Luật số 2004-439
ngày 26-5-2004, điều 14-II)]
Về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái khi cha mẹ ly hôn được thể hiện tại các điều 373-2 (từ Điều 373-2 đến Điều 373-2-13), Điều 373-3, Điều 373-4 (luật số 2002-305 ngày 4-3-2002) Chương I, Thiên IX, Quyển thứ nhất BLDS Pháp. Sau ly hôn, vợ hoặc chồng vẫn có thể được sử dụng họ của người kia nếu chứng minh được việc sử dụng đó liên quan đến lợi ích đặc biệt của bản thân hoặc của các con và với điều kiện là người kia đồng ý hoặc thẩm phán cho phép. Trường hợp nơi ở của gia đình là tài sản riêng của một bên thì thẩm phán có thể quyết định cho thuê nơi ở đó cho người vợ hoặc người chồng thực thi một mình hoặc thực thi cùng với người kia quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, với điều kiện con vẫn thường sống tại nơi đó và quyết định cho thuê là cần thiết để đảm bảo lợi ích của con. Thẩm phán quy định thời hạn cho thuê và có thể gia hạn cho đến khi người con nhỏ nhất đến tuổi vị thành niên [4, Điều 285-1 (Luật số 2004-439 ngày 26-5-2004, điều 19)]. Đối với khoản cấp dưỡng thì trong trường hợp có sự xa cách giữa cha mẹ hoặc giữa cha mẹ với con cái, một khoản đóng góp với sự hỗ trợ của cha mẹ và việc giáo dục sẽ được thực hiện dưới hình thức đó là các khoản thanh tốn định kỳ được trả, tùy theo hoàn cảnh bởi một trong các bên cha, mẹ hoặc người mà đứa trẻ được giao phó. Các điều khoản và bảo đảm của các khoản thanh tốn định kỳ đó sẽ được ấn định theo thỏa thuận đã được phê duyệt bởi Thẩm phán.
29
Nhìn chung BLDS Pháp đã có những quy định cụ thể hơn trong việc đảm bảo quyền lợi của trẻ đặc biệt quyền lợi khi cha mẹ của trẻ ly hôn. Đối với vấn đề chăm nom chăm sóc cho con cái khi cha mẹ ly hơn, thẩm phán có quyền giao cho người cha hoặc người mẹ. Nếu trong trường hợp cả cha và mẹ đều khơng thể thực hiện được nghĩa vụ của mình thì thẩm phán có thể quyết định giao con cho người thứ ba; người này được ưu tiên lựa chọn trong số họ hàng của con và có thể bị thẩm phán yêu cầu tổ chức giám hộ. Đối với việc giao cho người cha hoặc người mẹ thì người cịn lại có thể bị từ chối quyền chăm nom, thăm đón nếu có lý do chính đáng.Quyền hạn của thẩm phán ở Pháp rộng hơn thẩm phán ở Việt Nam, họ có thể áp dụng các biện pháp để mối quan hệ giữa con với mỗi bên cha mẹ được đảm bảo duy trì liên tục trên thực tế. Đặc biệt, thẩm phán có thể yêu cầu ghi chú vào hộ chiếu của cha mẹ việc cấm đưa con ra khỏi lãnh thổ Pháp khi khơng có sự đồng ý của cả hai bên cha mẹ.
Như vậy, với tính mềm dẻo và tính thích ứng với thực tế của tòa án đã khiến cho Bộ luật được trường tồn, thêm vào đó việc vận dụng đáp ứng nhu cầu của người dân khá cao đặc biệt trong việc đảm vảo quyền lợi của con cái, điều này pháp luật Việt Nam cần học hỏi để có thể giải quyết những tồn đọng còn gặp phải.
Thứ ba, đảm bảo quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn theo Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan
Thái Lan là một trong các quốc gia thuộc khối ASEAN và có nhiều nét tương đồng về mặt văn hóa với Việt Nam. Nếu như Việt Nam có luật HN&GĐ riêng biệt thì Thái Lan các vấn đề HN&GĐ được quy định tại Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan, đặc biệt vấn đề liên quan đến đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn được quy định tại Chương III, quyển 5 của Bộ luật này.
Ở Thái Lan, quyền tự do ly hôn là quyền nhân thân của vợ, chồng. Theo quy định của pháp luật Thái Lan, việc li hơn chỉ có thể tiến hành với sự đồng ý của hai vợ chồng hoặc theo sự phán quyết của tịa án. Việc ly hơn sẽ được tiến hành có sự đồng ý của hai bên phải được làm bằng văn bản và có ít nhất chữ kí của hai người làm bằng chứng [48, Điều 1514 (quyển 5, Gia đình)]. Trong trường
30
hợp, khi các bên vợ chồng khơng đồng ý ly hơn thì quyền u cầu ly hơn được pháp luật ghi nhận bình đẳng cho các bên vợ, chồng.
Về vấn đề đảm bảo quyền lợi của con trong trường hợp cha mẹ ly hơn thì nếu như pháp luật Việt Nam ghi nhận rằng việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng khi người phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hoặc nguyên tắc bảo vệ quyền phụ nữ và con khi chia tài sản chung trong trường hợp ly thì pháp luật Thái Lan lại không dự liệu về điều này. Cùng với đó, tại Thái Lan vấn đề kết hơn ly hơn đối với những nơi có người hồi giáo sinh sống thì ngồi việc áp dụng pháp luật về dân sự và thương mại Thái Lan còn áp dụng cả luật Hồi giáo và đây cũng được coi là sự khác biệt giữa việc áp dụng pháp luật ở Thái Lan so với Việt Nam. Theo điều 1496, Quyển V, Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan có quy định về việc con cái của các cặp vợ chồng có thể yêu cầu tòa án đưa ra phán quyết về tính vơ hiệu của cuộc hôn nhân, điều này thể hiện quyền tự chủ của con cái khi con cái muốn tự mình giải thốt cho cuộc hôn nhân không hạnh phúc của bố mẹ họ, đây có thể coi là một điểm khác biệt so với pháp luật Việt Nam. Tiếp theo, trong bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan còn đề cập đến một vấn đề quy định tại điều 1598/41, quyển V của bộ luật này đó là “Quyền được ni dưỡng khơng thể bị từ chối, ràng buộc, chuyển nhượng và không chịu sự cưỡng chế thi hành”. Đây chính là
sự ưu tiên đảm bảo quyền lợi của con.
Về vấn đề cấp dưỡng nuôi con, nếu hai vợ chồng thỏa thuận được sẽ được ghi vào văn bản thỏa thuận ly hơn, cịn trong trường hợp khơng có bản thỏa thuận thì Tịa án sẽ quyết định vấn đề này. Trong q trình xét xử, tịa án nhận thấy rằng cần tước quyền bố mẹ của người vợ hoặc người chồng thì tịa án có thể ra quyết định và đồng thời chỉ định người thứ ba làm người giám hộ, có tính đến hạnh phúc và quyền lợi của đứa trẻ (theo điều 1520, Điều 1582, quyển V, Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan). Khi bố mẹ bị tước một phần hoặc tồn bộ quyền thì cũng khơng vì lí do đó mà được miễn trách nhiệm ni dưỡng trẻ vị thành niên theo quy định. Khi việc trợ cấp nuôi con bị khiếu nại tranh chấp, việc cấp dưỡng không đáp ứng đầy đủ điều kiện sinh sống thì lúc này tịa án sẽ
31
quyết định mức, phạm vi trợ cấp nuôi dưỡng hoặc sửa đổi việc nuôi dưỡng căn cứ điều kiện thực tế cụ thể của mỗi bên nếu xét thấy thích hợp