Vai trò của đương sự là cá nhân trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tồ án

Một phần của tài liệu Đương sự là cá nhân trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án nhân dân (Trang 26 - 30)

đồng tín dụng tại tồ án

ự phát triển kinh tế ở các cường quốc tiên tiến trên thế giới đã chỉ ra rằng, sự ổn định và phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng là một trong những điều kiện cơ bản của sự phát triển đó. Để bảo đảm thiết lập hệ thống TCTD an tồn và hiệu quả, phát huy tích cực đối với nền kinh tế và các mối quan hệ trong đời sống xã hội đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó có pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tín dụng. Ngược lại, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình thì các TCTD cũng ln phải tn thủ các chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ phát triển của Nhà nước, tuân thủ các quy định của pháp luật để giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động tín dụng nói chung và giảm thiếu các tranh chấp phát sinh từ HĐTD nói riêng.

Cùng với sự phát triển và ổn định chính sách tiền tệ tại các TCTD thì các tranh chấp phát sinh từ HĐTD cũng đang gia tăng đột biến, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế nước nhà trên đà suy thoái. Các tranh chấp phát sinh từ HĐTD nếu không được giải quyết triệt để, kịp thời sẽ dẫn tới nguy cơ mất vốn của các TCTD, nợ xấu trong hệ thống TCTD tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường tài chính tiền tệ. Tùy thuộc vào tính chất của các tranh chấp, mức độ tranh chấp phát sinh từ HĐTD mà các bên chủ thể có thể

21

lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào phù hợp nhất trên cơ sở pháp luật cho phép và cùng có lợi. Với vai trị là hệ thống cơ quan xét xử và được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, Toà án được xem là một giải pháp rất tối ưu và có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình giải quyết các tranh chấp nói chung và các tranh chấp phát sinh từ hoạt động tín dụng nói riêng.

Pháp luật là phương diện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống của xã hội. Pháp luật còn là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi cơng dân [30]. Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HĐTD của Tịa án đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ gìn an tồn xã hội và đặc biệt là giải pháp góp phần đưa đất nước phát triển đi lên như mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đề ra. Tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm cũng là nơi Tòa án thực hiện việc giáo dục pháp luật. Thông qua hoạt động xét thẩm của Tòa án, những người tham dự phiên tòa biết rõ hơn các quy định của pháp luật được Tòa án áp dụng giải quyết vụ án từ để nâng cao được ý thức pháp luật của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Hiện nay, nước ta trong giải đoạn phát triển kinh tế nên các giao dịch hàng hóa, tiền tệ trong xã hội diễn ra hàng ngày rất đa dạng, phong phú, đặc biệt trong các tổ chức tín dụng - nơi cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Để bảo đảm an toàn về mặt pháp lý, các bên trong giao dịch chọn hình thức giao dịch thơng qua hợp đồng tín dụng để ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, là cơ sở để pháp luật bảo về quyền lợi của các bên khi có tranh chấp. Trong thực tiễn ta nhận thấy HĐTD có nhiều vấn đề phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nên rất dễ dẫn đến tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng. Khi lợi ích giữa các bên khơng đạt được, không thể cùng nhau thỏa thuận thì thơng thường bên bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp sẽ làm thủ tục khởi kiện ra Tòa án để được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

22

Trong TTD , có nhiều chủ thể tham gia và mỗi chủ thể đóng vai trị khác nhau. Tuy nhiên, có thể nói đương sự là cá nhân có vai trị đặc biệt quan trọng bởi lợi ích của họ vừa là nguyên nhân, vừa là mục đích của q trình tố tụng.

Thứ nhất, đương sự là cá nhân có quyền quyết định làm phát sinh, thay

đổi hoặc chấm dứt hoạt động TTD . Trong một quan hệ pháp luật dân sự mà các bên không thống nhất được vấn đề thực hiện quyền và nghĩa vụ, họ yêu cầu Tịa án giải quyết, khi đó phát sinh tư cách mới là đương sự, và đồng thời, phát sinh các quyền và nghĩa vụ mới được điều chỉnh bởi Luật TTD .

Thứ hai, yêu cầu của đương sự cá nhân là cơ sở quan trọng cho việc

tham gia tham gia của các chủ thể khác của quá trình TTD . Khi đương sự yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản,… mà được Tịa án chấp nhận thì vụ việc dân sự đó sẽ có sự tham gia của người làm chứng, người giám định, người định giá,…

Thứ ba, đương sự là cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

cũng là cơ sở để làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khác như Tòa án, Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng khác. Chẳng hạn, về nguyên tắc, đương sự là chủ thể có nghĩa vụ chính trong việc cung cấp chứng cứ, chứng minh yêu cầu của họ là hợp pháp và có căn cứ, Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong một số trường hợp pháp luật quy định (khi đương sự không tự thu thập được…).

Tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm cũng là nơi Tòa án thực hiện việc giáo dục pháp luật. Thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, những người tham dự phiên tòa biết rõ hơn các quy định của pháp luật được Tòa án áp dụng giải quyết vụ án từ đó nâng cao được ý thức pháp luật của họ. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay các giao dịch dân sự, đặc biệt là các giao dịch thông qua HĐTD ngân hàng diễn ra càng ngày càng nhiều trên phạm vi rộng, gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp này ở Tịa án.

23

Trước tình hình đó cần hồn thiện hơn hệ thống pháp luật về đương sự là cá nhân liên quan đến việc giải quyết tranh chấp HĐTD và nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp HĐTD dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn để có nhận thức toàn diện về cơ chế giải quyết tranh chấp này tại Tòa án là rất cần thiết.

Kết luận Chương 1

Trong Chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề cơ bản về đương sự là cá nhân trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng như khái niệm, đặc điểm cũng như những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án cũng và nêu ra các yếu tố tác động đến việc giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tòa án và vai trò của việc xác định tư cách đương sự trong vụ án tranh chấp HĐTD. Từ đó, là cơ sở lý luận cần thiết trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật về đương sự là cá nhân trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Toà án để làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng ở Chương 2 và đề ra giải pháp ở Chương 3.

24

Một phần của tài liệu Đương sự là cá nhân trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án nhân dân (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)